Công tác dự báo kém nên luật phải sửa suốt!
Nhìn lại 6 năm thi hành luật giao thông đường bộ năm 2008, Bộ trường Đinh La Thăng cho rằng, công tác dự báo giao thông còn kém chính là lý do khiến luật giao thông đường bộ hiện đang có quá nhiều bất cập và cần phải chỉnh sửa.
Đánh giá về 6 năm thi hành luật giao thông đường bộ (GTĐB), Bộ GTVT nhận định, luật GTĐB đã đạt được những kết quả nhất định, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng, luật cũng đang có những bất cập và hạn chế.
Đây là bộ luật quan trọng gắn liền với người dân với phạm vi điều chỉnh rất rộng. Do đó, những tồn tại bộc lộ trong quá trình thi hành đã dẫn tới việc quản lý hiệu lực hiệu quả chưa cao. Luật bị đánh giá là chưa lường hết sự phát triển thực tế của đất nước và thế giới nên một số điều quy định trong luật không thực hiện được. Luật đã không lường được sự phát triển chóng mặt của các phương tiện vận tải trong đó có xe cá nhân. Theo thống kê của Bộ GTVT, hiện Việt Nam có tới 45 triệu xe máy và hàng năm, lượng ôtô cá nhân tăng thêm hơn 200.000 xe.
Cùng với sự phát triển của các phương tiện vận tải, hệ thống đường cao tốc cũng đang “bùng nổ”. Tuy nhiên, việc quản lý đường cao tốc hiện chưa có hành lang pháp lý nên chưa có thể chế để đầu tư, xây dựng cũng như quản lý đường cao tốc. Việc quản lý các dịch vụ hỗ trợ vận tải như Uber hay Grab hay các phương tiện như xe điện, xe đạp điện đang có nhiều lỗ hổng pháp lý.
Với thực tế này, người đứng đầu Bộ GTVT vừa giao nhiệm vụ cho Cục pháp chế tiếp tục tiếp thu ý kiến của các sở GTVT, của doanh nghiệp và người dân đồng thời từ thực tế quản lý tổng kết ra những bất cập và đề xuất sửa đổi, bổ sung thể chế, hành lang pháp lý để đẩy mạnh công tác quản lý giao thông dựa trên tinh thần hiến pháp 2013.
Video đang HOT
Việc luật hoá quá trình cải cách hành chính, giảm cơ chế xin cho, tạo thị trường vận tải đường bộ phát triển lành mạnh là những yêu cầu được đặt ra.
“Công tác dự báo còn kém, mà đúng là kém thật nên phải sửa luật suốt”, tư lệnh ngành giao thông nhận xét và đưa ra ví dụ về việc sửa luật hàng không. Theo bộ trưởng Thăng, do dự đoán kém nên sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện bị vỡ trận, ban đầu quy hoạch là đến năm 2020 sẽ đón lượng khách 25 triệu/năm nhưng hiện tại con số thực tế đã là 26 triệu khách.
Bên cạnh yêu cầu cải tiến công tác tác dự đoán, bộ trường Bộ GTVT cũng đặt ra vấn đề hoàn thiện luật GTĐB để chấm dứt vĩnh viễn xe quá tải.
Theo Laodong
Đề xuất cấm đặt tên người vượt quá 25 chữ cái
Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Ảnh Dũng Nguyễn.
Không đặt tên nửa tây nửa ta
Làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/5 về Bộ luật dân sự sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, sau khi lấy ý kiến nhân dân, nhiều ý kiến đã đề nghị bổ sung nội dung: "Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái".
Việc đặt họ, tên và chữ đệm với các quy định mới được lý giải, tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này. Bên cạnh đó, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục của Việt Nam, ví dụ quá dài, không thuần Việt mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối. Đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam cũng phải có tên gọi Việt Nam.
Đồng tình với việc đặt tên không quá 25 chữ cái, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, thực tế thời gian qua một số phụ huynh đặt tên cho con quá dài, tới 30 - 40 chữ cái, gây ảnh hưởng đến việc làm hồ sơ sau này. Tuy nhiên, ông Hiển cũng đề nghị không nên quy định việc đặt tên với người không quốc tịch. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn văn Giàu thì thể hiện băn khoăn, khi xem các chương trình truyền hình thực tế, nhiều ca sĩ tên tây nhưng lại hoàn toàn là người Việt, cha mẹ người Việt. Theo ông Giàu, thực trạng này do quy định còn thiếu chặt chẽ, nên phải được khắc phục trong luật này.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, luật không cần phải quy định tên đệm, vì từ xưa tới nay khi ghi họ và tên thì đã được hiểu bao gồm cả chữ đệm, không cần phải sửa. Đồng tình với việc đặt tên theo tiếng Việt, nhưng theo bà Mai, không nên quy định quá cụ thể, cũng không nên quá áp đặt người dân phải đặt tên như thế nào để không trái Hiến pháp. Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, không nên thêm quy định chữ đệm khi đặt tên. Nếu thêm vào sẽ phải thay đổi căn cước, thay đổi toàn bộ dữ liệu quốc gia về dân cư và không đồng bộ trong hệ thống pháp luật...
Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, việc quy định chữ đệm cả thế giới đang áp dụng chứ không riêng gì Việt Nam. Một số nước thậm chí còn bắt buộc phải lấy tên bố làm tên đệm. Bộ trưởng Cường mong muốn cần thiết phải có quy định này trong luật. Liên quan đến người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam, theo Bộ trưởng Cường, những trường hợp này được coi là người không thuộc công dân nước nào, lại sống ở Việt Nam nên phải đưa vào để quản lý theo luật của Việt Nam.
Chuyển giới: Nên để Quốc hội cho ý kiến
Bộ luật dân sự hiện hành và dự thảo Bộ luật lấy ý kiến Nhân dân chỉ quy định việc xác định lại giới tính mà không có quy định về chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Cường, qua tổng hợp ý kiến Nhân dân thì có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, dự thảo Bộ luật cần bổ sung quy định thể hiện chính sách chung của Nhà nước ta đối với việc chuyển đổi giới tính để làm cơ sở cho luật khác. Loại ý kiến thứ hai đề nghị, Nhà nước ta không thừa nhận quyền này vì đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có thể làm phát sinh nhiều hệ lụy chưa thể lường trước được.
Trên cơ sở ý kiến Nhân dân, Chính phủ đã chỉ đạo bổ sung khoản 3 vào Điều 36 dự thảo Bộ luật với hai phương án: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của Luật và phương án hai - Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính.
Trước 2 loại ý kiến này, Bà Trương Thị Mai đề nghị tách ra thành hai vấn đề khác nhau thành quyền được xác định lại giới tính và quyền được chuyển đổi giới tính để tránh gây hiểu lầm. Theo bà Mai, việc chuyển đổi giới tính thường có hai loại: Thứ nhất là rối loạn định dạng giới (đàn ông nhưng lại cứ nghĩ là đàn bà và ngược lại) nên phải chuyển giới lại. Loại chuyển giới thứ hai là do ý thích. Trước khi quyết định việc này, bà Mai đề nghị cần đưa ra để Quốc hội thảo luận, cho ý kiến.
Theo Dũng Nguyễn/ Tiền Phong
Cần tinh gọn bộ máy công chức khi sửa luật Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hà Nội vừa có Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong Hội nghị chuyên đề "Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật" gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận...