Công tác đối ngoại địa phương: Thích nghi kịp thời trên tất cả ‘mặt trận’
Cục trưởng Cục Ngoại vụ Nguyễn Hoàng Long cho rằng, sự chủ động luôn được đánh giá cao, để những đối tác lớn như Nhật Bản khẳng định Việt Nam là đối tác hiếm hoi không bị gián đoạn hợp tác trong thời kỳ Covid-19, mong muốn tiếp tục cùng thúc đẩy, đồng hành với các địa phương trong tương lai.
Lễ ký kết MOU giữa Cục Ngoại vụ và Vietinbank nhằm tăng cường công tác hỗ trợ địa phương. (Ảnh: Tuấn Anh)
Chúc mừng Cục trưởng về những kết quả nổi bật trong công tác đối ngoại địa phương trong một năm đặc biệt khó khăn như 2020!
Có thể nói, đại dịch Covid-19 cùng với thiên tai nghiêm trọng trong nước đã và đang ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của của đời sống xã hội các địa phương.
Với vai trò là cơ quan đầu mối đôn đốc thúc đẩy và điều phối chung về công tác đối ngoại địa phương của Bộ Ngoại giao, Cục Ngoại vụ đã chủ động cùng các đơn vị trong Bộ và các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài trao đổi, phối hợp với các địa phương bám sát và xây dựng mục tiêu đối với các nhiệm vụ đối ngoại quan trọng, nhanh chóng xây dựng phương án giải quyết các tình huống phát sinh, tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” mà Thủ tướng Chính phủ đề ra, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.
Trong bối cảnh việc trao đổi đoàn, gặp gỡ, tiếp xúc quốc tế bị gián đoạn do đại dịch Covid-19, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương đổi mới phương thức kết nối, quảng bá địa phương và xúc tiến đầu tư, du lịch, lao động. Hàng trăm hội nghị, hội thảo, tọa đàm trực tuyến với sự tham dự của đông đảo đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức, doanh nghiệp, đối tác nước ngoài thường trú tại Việt Nam và ở ngoài nước đã khẳng định sự nhanh nhạy của các địa phương trong việc thích ứng với hoàn cảnh mới.
Trong năm 2020, các địa phương đã đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận quốc tế với 119 thỏa thuận được ký mới (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019). Kết quả này đóng góp tích cực vào việc tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị, quảng bá hình ảnh và tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Video đang HOT
Chuỗi sự kiện “Gặp gỡ Đại sứ” do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức, như Hội nghị “Gặp gỡ Ấn Độ” (1/2020), “Gặp gỡ Hàn Quốc” (6/2020) và “Gặp gỡ Nhật Bản” (11/2020) đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần thiết thực mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại địa phương, là điểm sáng trong hỗ trợ địa phương kết nối, quảng bá với các đối tác nước ngoài, mang lại những kết quả thiết thực.
Đặc biệt, dưới sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Ngoại giao, các địa phương đã tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và biện pháp phòng chống dịch bệnh, cũng như các hình thức hợp tác hiệu quả trong cung ứng trang thiết bị y tế, phối hợp trong các hình thức viện trợ nhân đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hồi phục kinh tế hậu Covid-19. Gần 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Việt Nam đã hỗ trợ cho gần 50 địa phương của 21 nước trên thế giới hàng triệu khẩu trang, đồ dùng bảo hộ, diệt khuẩn… được các đối tác nước ngoài trân trọng và đánh giá cao. Việc làm này vừa thể hiện tinh thần tương trợ lẫn nhau trong thời kỳ khó khăn, lại góp phần củng cố quan hệ với các đối tác.
Có thể nói, sự thích nghi kịp thời trên tất cả các “mặt trận” để ứng phó với những khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại, chúng ta đã “dĩ vạn biến để ứng vạn biến” thành công.
Công tác đối ngoại địa phương đổi mới như thế nào để phù hợp với đường lối đối ngoại chung của đất nước trong bối cảnh mới?
Để đạt được những kết quả khích lệ nêu trên, trước tiên phải khẳng định đó là nhờ quyết tâm chính trị, sự đổi mới sáng tạo của lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các địa phương. Công tác quảng bá trực tuyến được triển khai một cách thuần thục đã mang lại những kết quả đáng mừng. Điển hình như trong công tác quảng bá đưa vải thiều Bắc Giang sang thị trường Nhật Bản, tưởng lỡ hẹn vì Covid-19, nhưng cuối cùng đã “tới đích”, đảm bảo được nguồn thu và đầu ra cho người dân trồng vải địa phương.
Tại các sự kiện trực tuyến và trực tiếp do Bộ Ngoại giao tổ chức, Cục Ngoại vụ đã hướng dẫn các địa phương chủ động đề xuất mời Đại sứ và lãnh đạo các tổ chức quốc tế về địa phương mình để cùng phối hợp tổ chức các sự kiện địa phương, hoạt động xúc tiến, quảng bá đầu tư – du lịch; ký kết biên bản ghi nhớ và kết nghĩa hợp tác địa phương để cụ thể hóa các nội dung hợp tác; mở thêm các website giới thiệu về tỉnh bằng nhiều thứ tiếng và thiết lập các bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài để chủ động tiếp cận với các đối tác nước ngoài.
Sự chủ động này nhận được ghi nhận và đánh giá rất cao từ các nước đối tác, là cơ sở để đối tác lớn như Nhật Bản khẳng định, Việt Nam là đối tác hiếm hoi không bị gián đoạn hợp tác trong thời kỳ Covid-19, mong muốn tiếp tục cùng thúc đẩy, đồng hành với các địa phương Việt Nam trong tương lai.
Vải thiều đã đến được với thị trường Nhật Bản nhờ sự chủ động trong công tác xúc tiến, quảng bá. (Nguồn: TTXVN)
Cục trưởng có thể chia sẻ một số trọng tâm sắp tới của công tác đối ngoại địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao, cũng như “mục tiêu kép” của Chính phủ?
Thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại địa phương là triển khai tốt các nhiệm vụ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế – xã hội theo đúng tinh thần của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các địa phương, trong đó, nhiệm vụ trước mắt là tập trung vào một số trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để kiện toàn, đơn giản hóa các quy trình thủ tục quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại, tăng cường cơ chế phối hợp giữa địa phương và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Bộ Ngoại giao, mà cụ thể là Cục Ngoại vụ sẽ chủ động phối hợp với các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các phương án để triển khai mạnh mẽ hơn nữa công tác đối ngoại địa phương khi đại dịch được khống chế.
Thứ hai, tích cực đẩy mạnh triển khai các hoạt động đối ngoại cấp địa phương theo chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”; triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động đối ngoại, trọng tâm là hợp tác kinh tế đối ngoại. Cục Ngoại vụ sẽ phối hợp với các đơn vị trong Bộ triển khai nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các kết quả của Hội nghị Ngoại giao 31 và Ngoại vụ 20 để đảm bảo các hoạt động đối ngoại địa phương được diễn ra an toàn và thông suốt.
Đại dịch Covid-19 có thể kéo dài và diễn biến phức tạp trong năm 2021, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục cùng các địa phương triển khai hiệu quả “đối ngoại trực tuyến”, “ngoại giao y tế”, vừa củng cố quan hệ với các đối tác nước ngoài, vừa quảng bá những thành tựu chống dịch và phục hồi kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ hồi phục và phát triển kinh tế trong và sau dịch Covid-19.
Thứ ba, tập trung khai thác hiệu quả hợp tác với các đối tác, doanh nghiệp đã có; chủ động tìm kiếm, đàm phán, ký kết các thỏa thuận mới xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương, trú trọng các dự án hợp tác cụ thể, thiết thực, qua đó mở rộng thị trường, tranh thủ các nguồn lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý… từ các đối tác nước ngoài.
Thứ tư, tiếp tục kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn và chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cục Ngoại vụ tự hào đã đóng vai trò tích cực, hiệu quả trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại địa phương. Chính hiệu quả và chất lượng của chương trình này 10 năm qua đã là cơ sở để Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Đề án tiếp tục công tác này trong giai đoạn 2021-2025.
Đại sứ Brazil tại Việt Nam: Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Brazil là rất lớn
Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải vật lộn chống lại suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra thì Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính đạt 2,8%.
Đồng thời, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động trong các diễn đàn khu vực và toàn cầu, với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đại sứ Brazil tại Việt Nam Fernando Apparicio da Silva cho rằng tiềm năng hợp tác giữa Brazil và Việt Nam là rất lớn (Ảnh: TTXVN)
Đó là nhận định của Đại sứ Brazil tại Việt Nam Fernando Apparicio da Silva về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và mối quan hệ giữa Brazil và Việt Nam trong năm 2020 vừa qua.
Theo Đại sứ Brazil Fernando Apparicio da Silva, bất chấp những khó khăn, năm 2020 là một năm tốt đẹp đối với quan hệ song phương giữa Brazil và Việt Nam. Hai nước đã tổ chức tham khảo chính trị lần thứ bảy theo hình thức trực tuyến, thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm, qua đó giúp hai bên xác định các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.
Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch thương mại song phương đã tăng lên khoảng 5 tỷ USD trong năm qua và đang sẵn sàng tiếp tục tăng trưởng khi Brazil và Việt Nam đàm phán đối ứng về mở cửa thị trường nông sản. Vào tháng 10/2020, Đại sứ quán Brazil đã tổ chức sự kiện Kết nối doanh nghiệp (Business Match) nhằm gắn kết các công ty Brazil và Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.
Brazil hy vọng sẽ mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam trong khuôn khổ Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR). Cuộc đối thoại thăm dò nhằm khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Mercosur và Việt Nam đã diễn ra thành công trong năm qua.
Đại sứ Brazil Fernando Apparicio da Silva nhận định rằng, năm 2021, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Brazil là rất lớn. Trong những năm qua, hai bên đã ký kết một số văn kiện song phương trong các lĩnh vực như y tế, nghiên cứu khoa học và công nghệ và văn hóa, tạo cơ sở vững chắc cho các sáng kiến chung. Brazil cũng rất mong đợi việc ký kết các thỏa thuận mới trong các lĩnh vực hợp tác phát triển và giáo dục.
Các cơ hội thương mại và đầu tư cũng đã chín muồi và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các lĩnh vực như bông và dệt may, thức ăn gia súc, thực phẩm và đồ uống, thủy sản, máy móc và y tế.
Đại sứ Việt Nam trình bản sao Uỷ nhiệm thư tới Bộ Ngoại giao Ukraine Ngày 16/12/2020, Đại sứ được bổ nhiệm của Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch đã trình bản sao Ủy nhiệm thư cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Yevheniy Yenin. Tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Yenin đánh giá cao quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Ukraine và Việt Nam thời gian qua,...