Công tác cán bộ nữ cần được quan tâm thực chất
Ngay 22/9, tai Ha Nôi, Vu Binh đăng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “ Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị”.
Thành tựu sau 10 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới
Muc đich cua Hôi thao nhăm tham vân rông rai cac bô, nganh, đoan thê Trung ương va đia phương vê cac chi tiêu va giai phap nhăm thuc đây binh đăng giơi trong linh vưc chinh tri trong dư thao Chiên lươc quôc gia vê binh đăng giơi giai đoan 2021-2030.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Bích Loan – Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới
Tại hội thảo, bà Trần Thị Bích Loan – Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới – nhấn mạnh, chính phủ đã cụ thể hóa mục tiêu bình đẳng giới bằng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, trong đó có các chỉ tiêu về tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Nhìn lại 10 năm triển khai thực hiện Luật bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới cho thấy đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong các lĩnh vực.
Đối với lĩnh vực chính trị đã có những điểm sáng mới: Lần đầu tiên có 3 nữ ủy viên Bộ Chính trị (chiếm tỷ lệ 15,78%). Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV đạt 27,31%, tăng 3,11% so với khóa XIII và lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ.Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam xếp thứ 71/193 quốc gia, cao hơn mức trung bình của thế giới là 25%. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 cũng tăng hơn so với nhiệm kỳ 2010 – 2015 ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã. Lần đầu tiên có nữ tham gia Ủy viên thường trực của Ủy ban quốc phòng an ninh của Quốc hội; tới thời điểm này có 9/63 nữ Bí thư tỉnh, thành ủy…
Bà Trần Thị Bích Loan – Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới – trao đổi với TS. Phạm Quang Tú – Phó Giám đốc Quốc gia, tổ chức Oxfam tại Việt Nam – về vấn đề phụ nữ tham chính
Còn theo TS. Phạm Quang Tú – Phó Giám đốc Quốc gia, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020. Đặc biệt, năm 2020 cũng là năm bản lề diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, chuẩn bị cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Vì thế, đây chính là thời điểm quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc đúc rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chiến lược vừa qua và xây dựng chính sách về bình đẳng giới cho giai đoạn tiếp theo của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, tham chính. Việc nghiên cứu xây dựng và tham vấn ý kiến cho các đề xuất của Mục tiêu về tăng cường bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công tác cán bộ nữ cần được quan tâm thực chất
Măc du công tac can bô nư đa co nhưng chuyên biên tich cưc hơn so vơi giai đoan trươc, song nhin chung vân con khoang cach giơi kha lơn trong linh vưc chinh tri. Tỷ lệ nữ lãnh đạo còn thấp so với lực lượng lao động nữ và chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ nữ đứng đầu ngành, địa phương còn rất khiêm tốn. Công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm thực chất, tại nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện quy hoạch nhưng chưa thực hiện đào tạo và bố trí cán bộ nữ. Khác biệt trong độ tuổi nghỉ hưu cũng tạo ra rào cản trong quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữ. Chưa co nhưng quy đinh cu thê trach nhiêm cua câp uy, chinh quyên, đăc biêt la vai tro cua ngươi đưng đâu trong viêc thưc hiên cac nhiêm vu, chi tiêu vê công tac can bô nư trong cac Nghi quyêt, Chi thi cua Đang, phap luât cua nha nươc.
Tại Hội thảo, bàn về các giải pháp, TS. Lương Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – nhấn mạnh, cần mở rộng đối tượng từ các cấp “hoạch định chính sách” sang “tham mưu, hoạch định, thực thi và giám sát chính sách” để mở rộng đối tượng nữ giới được tham gia bình đẳng vào các vị trí lãnh đạo, quản lý không chỉ trong các cơ quan hoạch dịnh mà còn ở cả những cơ quan tham mưu, thực thi và giám sát chính sách trong khu vực công.
TS. Lương Thu Hiền – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ
Còn theo bà Lê Thị Thu Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ V, Ban Tổ chức Trung ương, cần cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ nữ; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các điều khoản pháp luật và chế độ chính sách đối với cán bộ nữ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo trong các cấp chính quyền. Cần đề xuất việc ban hành và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quốc chế độ trợ cấp tài chính và hỗ trợ cán bộ nữ trong đào tạo. Mặt khác, thực hiện lồng ghép giới trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong công tác cán bộ; xây dựng cơ cấu cán bộ nữ ở các ngành chủ chốt cho tương xứng với điều kiện và đặc thù của cán bộ nữ.
Đặc biệt, cần phải đổi mới công tác đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn đối với cán bộ nữ. Đối với cán bộ nữ, khi đánh giá cần có tầm nhìn xa, theo hướng phát triển, tránh định kiến, hẹp hòi. Trong đội ngũ cán bộ nói chung, nhóm đối tượng cán bộ này thường bị thiệt thòi bởi quan điểm, nhận thức chưa đúng về giới tính. Cán bộ nữ cần được đánh giá, nhìn nhận trước hết về ý chí khát khao cống hiến, vươn lên trong học tập, công tác, chiều hướng phát triển của cán bộ. Qua đó để làm cơ sở nhận xét, đánh giá và có chính kiến rõ ràng khi giới thiệu cán bộ vào quy hoạch cũng như trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng.
Chế độ khi nghỉ việc để cách ly
Đối với trường hợp người lao động bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thuộc đối tượng có đủ điều kiện để hưởng 1 trong 5 chế độ theo quy định của pháp luật sẽ không được hưởng chế độ BHXH .
Ông Nguyễn Văn Quang Quân (TP Hà Nội) hỏi: "Mới đây, khi tôi thông báo phải thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày do dịch Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế, công ty yêu cầu tôi phải làm đơn xin nghỉ phép hoặc nghỉ không hưởng lương. Xin hỏi yêu cầu của công ty có phù hợp với quy định hiện hành. Những ngày tôi thực hiện cách ly thì có được hưởng BHXH không?".
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) trả lời: Theo quy định tại khoản 1 điều 3 và khoản 1 điều 4 Luật BHXH năm 2014, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Chính sách BHXH được thực hiện với 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Đối với trường hợp NLĐ bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thuộc đối tượng có đủ điều kiện để hưởng 1 trong 5 chế độ nêu trên theo quy định của pháp luật sẽ không được hưởng chế độ BHXH. Việc trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch Covid-19 được thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 98 của Bộ Luật Lao động 2012, hướng dẫn tại Văn bản số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25-3-2020 của Bộ LĐ-TB-XH. Đề nghị ông căn cứ vào quy định trên để thực hiện hoặc liên hệ sở LĐ-TB-XH tỉnh, TP nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.
Hậu Giang: Chủ động ứng phó kịp thời các loại hình thiên tai Ngày 27/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang. Lực lượng dân quân tự vệ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả giông lốc tại khu vực 3,...