Công tác an toàn còn lơi lỏng!
Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều dự án xây dựng tại TP Hà Nội đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động?
Câu hỏi này không phải bây giờ mới được nhắc đến khi liên tiếp những vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra trong thời gian vừa qua, làm gì để đảm bảo trong tương lai không còn xảy ra những vụ tương tự, khi tình trạng coi thường tính mạng người dân, coi thường an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng vẫn đang tiếp tục tiếp diễn?
Đi dọc theo nhiều tuyến phố của Hà Nội, có thể dễ dàng nhận thấy các công trình xây dựng nhà cao tầng, giao thông đang “làm ngơ” trước tính mạng của người dân khi không đảm bảo đủ giới hạn an toàn của công trình.Thậm chí, nhiều công trình giao thông đang thi công tại những tuyến đường có mật độ phương tiện rất cao, nhưng vẫn thản nhiên thi công mặc cho dòng người đông đúc qua lại ngay dưới chính những khối bê-tông, vật liệu xây dựng treo lơ lửng.
Liên tục tái diễn
Đã có quá nhiều sự cố từ thi công mất an toàn tại các công trình xây dựng trong đó điển hình như vụ việc xảy ra vào chiều ngày 28/9 vừa qua trên đường Lê Văn Lương khiến một người đi đường thiệt mạng, hai người khác bị thương.Trước đó, một vụ việc nghiêm trọng khác cũng đã xẩy ra trên địa bàn thành phố, hậu quả làm 3 người chết và 3 người bị thương. Đó là vụ tai nạn lao động sập giàn giáo công trình xây dựng khi đang thi công đổ mái tầng 1 (Công trình xây dựng Khu vực cây xanh kết hợp bãi đỗ xe và dịch vụ dành cho ô tô) trên đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội, xảy ra vào khoảng 2 giờ 30 phút ngày 17/01/2018.
Chiếc cần trục Gondola tuột khỏi bộ phận đối trọng rơi từ tầng 16 xuống mặt đường Lê Văn Lương khiến 1 người chết, 1 người bị thương.
Mặc dù sau những sự cố đó, đã có nhiều bản tường trình, kiểm điểm, kỷ luật, cam kết sẽ siết chặt công tác bảo đảm an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông khi đi qua các công trình xây dựng, thế nhưng khi ý thức của người lao động còn kém, cùng sự cẩu thả của nhà thầu thi công, tư vấn giám sát lơ là, buông lỏng, không ai dám chắc được những sơ suất, những tai nạn như trên sẽ không tiếp tục xảy ra.
Theo báo cáo của Cục An toàn Lao động (Bộ LĐTBXH) chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 3.988 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 4.102 người bị nạn. Trong đó, lĩnh vực xây dựng chiếm 21,8% tổng số vụ tai nạn và 20,2% tổng số người chết; số lượng các vụ do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 23,94 % tổng số vụ. Đặc biệt, trong tổng số 62/63 địa phương đã có báo cáo, Thủ đô Hà Nội có số vụ tai nạn lao động chết người nhiều nhất, với 11 vụ làm 11 người chết và đa phần đều trong lĩnh vực xây dựng.
Theo báo cáo của Cục An toàn Lao động (Bộ LĐTBXH) chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 3.988 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 4.102 người bị nạn. Trong đó, lĩnh vực xây dựng chiếm 21,8% tổng số vụ tai nạn và 20,2 % tổng số người chết; số lượng các vụ do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 23,94 % tổng số vụ. Đặc biệt, trong tổng số 62/63 địa phương đã có báo cáo, Thủ đô Hà Nội có số vụ tai nạn lao động chết người nhiều nhất, với 11 vụ làm 11 người chết và đa phần đều trong lĩnh vực xây dựng.
Cần tạo chuyển biến rõ nét hơn
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, sau khi UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 125, UBND các quận, huyện, thị xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị và giao nhiệm vụ cụ thể đến các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn. Nhờ đó, công tác quản lý trật tự xây dựng trong năm 2017 và 8 tháng qua đã có chuyển biến tích cực.100% các công trình xây dựng được kiểm tra, kiểm soát.
Video đang HOT
Các vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng được phát hiện, ngăn chặn kịp thời ngay từ khi mới phát sinh. Các vụ việc phức tạp, nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận được hạn chế. Các vi phạm tồn đọng cũng được rà soát, phân loại, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý, giải quyết. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng từng bước được nâng cao. Tỷ lệ số công trình có vi phạm giảm mạnh. Nếu năm 2016, tỷ lệ công trình vi phạm là 13,5%; năm 2017 còn 10,99% và 8 tháng năm nay giảm còn 5,39%.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cũng cho biết, trong 8 tháng năm 2018, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra toàn bộ gần 15.300 công trình xây dựng, trong đó, số công trình vi phạm là 824 trường hợp, chiếm 5,39%. Sau kiểm tra, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 1.086 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, với tổng số tiền xử phạt là hơn 6,78 tỷ đồng; xử lý, giải quyết 680 trường hợp vi phạm.
Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý trật tự xây dựng vẫn còn không ít hạn chế. Vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn phát sinh vi phạm mới điển hình là mất an toàn trong thi công, trong khi đó vai trò của chính quyền địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn còn mờ nhạt, chưa thực thi đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước chưa đạt yêu cầu.
Điều đáng nói hơn nữa đó là mỗi khi có sự cố tai nạn lao động, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công đền bù thiệt hại về vật chất, tinh thần là coi như xong, rất ít vụ khởi tố hình sự để điều tra, xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị liên quan. Chính việc này dẫn đến nhận thức và hành động về bảo đảm an toàn trong lao động ở nhiều công trường xây dựng còn lơ là, từ đó tiếp tục xảy ra nhiều vụ việc thương tâm.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cũng cho biết, “trong 8 tháng năm 2018, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra toàn bộ gần 15.300 công trình xây dựng, trong đó, số công trình vi phạm là 824 trường hợp, chiếm 5,39%. Sau kiểm tra, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 1.086 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, với tổng số tiền xử phạt là hơn 6,78 tỷ đồng; xử lý, giải quyết 680 trường hợp vi phạm”.
Tuy nhiên trên thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý trật tự xây dựng vẫn còn không ít hạn chế. Vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn phát sinh vi phạm mới điển hình là mất an toàn trong thi công, trong khi đó vai trò của chính quyền địa phương, nhất là các xã, phường, thị trấn còn mờ nhạt, chưa thực thi đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước chưa đạt yêu cầu.
Điều đáng nói hơn nữa đó là mỗi khi có sự cố tai nạn lao động, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công đền bù thiệt hại về vật chất, tinh thần là coi như xong, rất ít vụ khởi tố hình sự để điều tra, xử lý nghiêm những cá nhân, đơn vị liên quan. Chính việc này dẫn đến nhận thức và hành động về bảo đảm an toàn trong lao động ở nhiều công trường xây dựng còn lơ là, từ đó tiếp tục xảy ra nhiều vụ việc thương tâm
Tuấn Dũng
Theo laodongthudo
Dự án Công ty Sao Mai rơi thanh sắt làm chết người từng dính lùm xùm gì?
Trước khi xảy ra vụ việc rơi thanh sắt làm chết người, dự án "Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê" Công ty Sao Mai làm chủ đầu tư trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) từng dính nhiều lùm xùm.
Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ thanh sắt tại công trình "Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê" do Công ty Sao Mai làm chủ đầu tư (tên đầy đủ Công ty TNHH xuất nhập khẩu và đầu tư Sao Mai, địa chỉ: số 7/10/16 Kim Mã Thượng, phường Cống Vị, quận Ba Đình, TP Hà Nội) rơi thanh sắt xuống đường Lê Văn Lương làm 1 bà mẹ đơn thân chết tại chỗ và 1 người khác bị thương.
Dự án "Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê" trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) với quy mô 16 tầng 02 tầng hầm. Hiện công trình đã thi công xong phần thô và đang trong quá trình thi công hoàn thiện, lắp kính mặt ngoài tòa nhà.
Tiến hành điều tra, cơ quan chức năng bước đầu xác định, tối ngày 27/9, một số công nhân được phân công lắp kính mặt ngoài tầng 5,6,7 của tòa nhà dự án Công ty Sao Mai sử dụng hệ thống Gondola (sàn làm việc chuyên dụng trên cao) từ tầng 16 để di chuyển phía ngoài tòa nhà.
Đến khoảng 18h cùng ngày, khi lắp kính đến tầng 7 thấy đến giờ nghỉ nên công nhân điều khiển để sàn thao tác xuống tầng 6 cho mọi người xuống thì cần trục bên trái của Gondola tuột ra khỏi bộ phận đối trọng, rơi từ tầng 16 xuống mặt đường Lê Văn Lương trúng chị Dương Thị Hằng (SN 1987, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) làm chị này tử vong tại chỗ và ông Nguyễn Hùng Cường đi xe máy bị thương.
Trao đổi với PV, người dân khu vực quanh dự án của công ty Sao Mai cho biết đây không phải sự cố duy nhất của dự án, trước đó dự án còn có nhiều lùm xùm xung quanh.
Hình ảnh hàng rào tôn của dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê "nuốt" đường đi của người dân trước đó. Ảnh: Hà Nội Mới.
Cụ thể, năm 2014, khi Công ty CP Phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng còn làm chủ đầu tư dự án mà chưa chuyển giao cho công ty Sao Mai. Các hộ dân ngách 72/125 Hoàng Ngân (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) từng đấu tranh vì bị dự án này bỗng dưng rào tôn chiếm mất con đường dân sinh nội bộ.
Do qua bức xúc vì bị dự án "nuốt" đường vô cớ, người dân ra ghi lại hình ảnh và clip thì bị các đối tượng côn đồ, lạ mặt hành hung trắng trợn. Sau đó, người dân đã khiếu kiện đến các cơ quan chức năng trong thời gian dài.
Không chỉ vậy, tại dự án này ban đầu được phê duyệt cao 7,5 tầng nhưng sau đó xin "nâng" lên 16 tầng nổi 2 tầng hầm và được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép khiến người dân thêm lo ngại.
Những thông tin về dự án ở phối cảnh bị xé bỏ.
Một người bán nước gần công trình cho biết, đầu năm 2018, tại công trình này từng xảy ra vụ việc rơi thanh sắt giàn giáo trúng tay người đi đường, may mắn người này chỉ bị thương nhẹ.
"Vụ rơi thanh sắt hôm 27/9, không phải là lần đầu tiên, tại dự án đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động" - người phụ nữ gần công trình nói.
Tất nhiên, những sự việc mà người dân phản ánh không phải tất cả đều có thể kiểm chứng đúng - sai. Cũng như người cung cấp thông tin cho biết, hầu hết các vụ tai nạn đều được nhà thầu, chủ đầu tư giải quyết êm thấm với người bị nạn, bị hại.
Không lạm bàn về những sự việc không thể kiểm chứng, quay trở lại với vụ việc rơi thanh sắt khiến 1 phụ nữ tử vong, ghi nhận thực tế của PV tại hiện trường cho thấy công trình tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn.
Giàn giáo, sắt thép bủa vây công trình sát ngay mặt đường Lê Văn Lương nhưng không có lưới, bạt bao phủ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.
Đơn cử như việc phía ngoài công trình có rất nhiều giàn giáo, sắt thép đang thi công nhưng không hề có lưới, bạt che chắn. Đặc biệt, công trình sát ngay đường Lê Văn Lương, bất cứ thứ gì rơi từ trên tầng cao của dự án đều sẽ rơi thẳng xuống đường, có thể cướp đi tính mạng người phía dưới bất kỳ lúc nào.
Hơn nữa, tuyến đường Lê Văn Lương lại là tuyến huyết mạch dẫn vào trung tâm Thủ đô, trên trục đường có rất nhiều chung cư, tòa nhà văn phòng. Giờ cao điểm, tuyến đường tập trung đông phương tiện, người và thường xuyên ùn tắc.
"Phải chăng chủ đầu tư - công ty Sao Mai, nhà thầu - Công ty CP thương mại phát triển công nghệ Hà Nội mới DHP quá coi thường các quy định về an toàn lao động và tính mạng con người?.
Ít nhất công trình cũng phải dùng lưới giăng hay quây lại phần giàn giáo ở phía dưới trong khi thi công lắp kính làm việc phía trên. Đi qua đây nhìn thấy khung giàn giáo chỏng chơ, tôn quây tạm bợ như vậy chúng tôi cũng sợ chết khiếp rồi", - anh Nguyễn Thế Hưng (Thanh Xuân, Hà Nội) nói.
Khởi tố vụ án
Chiều 28/9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội), ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 295 Bộ luật hình sự) để điều tra vụ khung sắt rơi từ công trình đè chết người phụ nữ đi xe máy trên đường Lê Văn Lương.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự được cơ quan điều tra ban hành căn cứ dấu hiệu tội phạm được phát hiện trong quá trình điều tra vụ việc.
Bảo Ngân
Theo khoeplus24h
Rơi giàn giáo ở Lê Văn Lương: Vi phạm an toàn lao động trong thi công xây dựng bị xử phạt thế nào? Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường Lê Văn Lương ngày 27-9 khiến 1 phụ nữ đi đường thiệt mạng tại chỗ đã ngay lập tức gây xôn xao trong dư luận. Sự việc làm tăng thêm nỗi lo của người dân về tình trạng mất an toàn lao động trong thi công các công trình xây dựng cao tầng ở...