Công Phượng và thanh xuân mang tên nghịch lý tình yêu
Hôm nay, CLB Incheon United sẽ có trận mở màn K-League 2019 và Nguyễn Công Phượng là cầu thủ được hàng triệu người hâm mộ Việt Nam chờ dõi theo.
Đi đến đâu cũng được yêu
CLB Incheon United có con số khán giả đến sân cao nhất 1 trận đấu hồi năm là 7 nghìn khán giả. Nhưng trận mở màn K-League 2019 đã có hơn 14 nghìn vé được bán – con số kỷ lục trong suốt 7 năm qua của CLB Incheon United. Nguyên nhân đến từ sức hút của Công Phượng.
Khán giả tại Hàn Quốc cũng nhanh tay mua hết sạch áo đấu của Công Phượng. CLB Incheon United có lẽ cần phải thêm áo đấu của Công Phượng để bán cho người hâm mộ. Điều này cho thấy rất đông khán giả yêu mến Công Phượng.
Ba năm trước, Công Phượng cũng trở thành “phao cứu sinh” của CLB Mito Hollyhock về hình ảnh. Công Phượng giúp cho đội bóng Nhật Bản thêm khán giả rất đáng kể nhờ được yêu mến. Từ lượng khán giả trung bình hơn 4 nghìn người/trận thì Mito có 12 nghìn khán giả đến sân. Một sự đột phá ngoạn mục vì có Công Phượng thi đấu.
Một cầu thủ Việt Nam có thể đón nhận được tình yêu lớn từ J-League đến K-League là một điều hết sức đặc biệt. Điều này chứng tỏ cầu thủ đó phải giỏi về chuyên môn, hình ảnh đẹp, văn hóa tốt để đi đến đâu cũng được người hâm mộ yêu mến.
Công Phượng là cầu thủ được yêu mến ở mọi nơi.
Thực tế, Công Phượng đến với bóng đá là một hiện tượng kỳ lạ. Công Phượng được yêu mến từ tuổi 18 cho đến tận hôm nay. Dù trong tình yêu đó đôi khi khiến cho Công Phượng có thời điểm hụt hẫng vì bị quay lưng theo kiểu đòi hỏi quá lớn, kỳ vọng quá nhiều ở tuổi đang cần sự động viên để vượt qua khó khăn.
Tuổi 18, Công Phượng trình làng người hâm mộ ở U19 Đông Nam Á. Công Phượng chơi thứ bóng thêu hoa dệt gấm, đi bóng kỹ thuật và tốc độ qua những màn solo như Messi. Người hâm mộ Việt Nam trong bối cảnh thiếu thốn thần tượng nên nhanh chóng chọn yêu Công Phượng. Hàng triệu người như được giải cơn khát sau một gian dài sống trong thời điểm bóng đá Việt Nam nhạt nhòa, thiếu cảm cảm xúc.
Video đang HOT
Thứ bóng đá có thể chạm đến trái tim người hâm mộ của Công Phượng giúp cho HAGL trở thành hiện tượng đặc biệt. Bóng đá Việt Nam được thổi một luồng sinh khí mới. Công Phượng và lứa U19 Học viện Bóng đá HAGL đi đến đâu đều lấp đầy khán đài. Từ Mỹ Đình (hơn 40 nghìn chỗ ngồi) đến Cần Thơ (gần 50 nghìn chỗ nghìn) đều trở nên nhỏ bé trước dòng người đổ về xem Công Phượng thi đấu.
Sức hút Công Phượng lớn đến mức những người yêu mến sẵn sàng đến trước trận đấu vài ngày để nằm chờ trước cổng, với một mong ước duy nhất là có được tấm vé vào sân. Thậm chí, nơi đóng quân của HAGL luôn ồn ào vì người hâm mộ tìm đến những Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh… để xin chữ ký, chụp hình. Có những người được Công Phượng cho chữ ký phải bật khóc trong sung sướng.
Từ U19 Việt Nam đến tuyển Việt Nam, Công Phượng kể từ ngày góp mặt cũng giúp “lột xác” về hình ảnh và tình yêu của người hâm mộ. Sân Thống Nhất hay Mỹ Đình luôn đầy ắp khán giả, thậm chí có những trận đấu ở TP.HCM thì 20 nghìn chỗ nghìn đã chật cứng nhưng người sân có đến 10 nghìn người vây kín vì không thể vào sân.
Cũng chỉ có Công Phượng mới được chào đón giống như ngôi sao khi đặt chân đến bất kỳ sân cỏ nào trên cả nước. Sân Đồng Nai năm 2015 lập kỷ lục 25 nghìn vé được bán sạch. Sân Tân An (CLB Long An) lần đầu tiên có hiện tượng phải lắp thêm màn hình phục vụ khán giả, vì bốn khán đài chật cứng, trong khi ngoài sân có quá nhiều CĐV đánh đu trên các cổng để mong được xem Công Phượng thi đấu. Nhiều CĐV la hét là đến nằm chờ mấy ngày vẫn không mua được vé.
Lịch sử bóng đá Việt Nam chỉ có lứa Công Phượng của HAGL mới có thể tạo nên những câu chuyện kỳ lạ ở V.League như hiện tượng vé chợ đen. Khán giả nhiều địa phương rủ nhau tụ hội về xem bóng đá. Một sức hút kinh ngạc của “đám trẻ nhà bầu Đức” và Nguyễn Công Phượng luôn là tâm điểm trong tình yêu người hâm mộ.
Nghịch lý tình yêu và điều chờ đợi
Tháng 7 năm 2016, Nguyễn Công Phượng bất ngờ đi phát tờ rơi trong trang phục CLB Mito Hollyhock. Một điều quá mới mẻ với bóng đá Việt Nam nên nhiều người hâm mộ, thậm chí truyền thông thêu dệt câu chuyện sang một hướng khác.
Thực tế, câu chuyện phát tờ rơi chỉ là một trong những hoạt động bên lề sân cỏ của các đội bóng ở Nhật Bản. Họ muốn cầu thủ gần gũi với người hâm mộ, qua đó tăng thêm giá trị hình ảnh. Điều này cũng giống như những ngày đầu tiên Xuân Trường đến Thai League với việc tham gia các hoạt động bên lề cùng toàn đội. Xuân Trường phải đi bắt cá, cua… để lo cho bữa ăn.
Nhưng thưng thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo. Câu chuyện của Công Phượng nhanh chóng bị đẩy sang cách nghĩ thiếu tích cực với quan điểm “từ triệu người mê ở Việt Nam đến chàng trai đi phát tờ rơi”. Mọi thứ bị đẩy lên đến mức Công Phượng phải chịu nhiều cay đắng, dù chẳng ai để ý là Công Phượng ngày đó mới 21 tuổi. Lẽ ra, Phượng cần được động viên, ủng hộ và nhìn vào những giá trị tích cực thay vì đòi hỏi phải tỏa sáng ở J-League.
Một hoạt động bên lề của Công Phượng bị đẩy sang hướng rẽ khác.
Đó là nghịch lý về tình yêu của người hâm mộ Việt Nam. Có những người bảo rằng dành cả thanh xuân yêu mến Công Phượng, trải qua những kỷ niệm ngọt ngào, cảm xúc thăng hoa, nồng cháy, hay rung động trái tim khi thần tượng solo ghi bàn. Nhưng đối lúc bỗng dưng thay đổi, chuyển sang trách cứ Công Phượng với những đòi hỏi phải ghi bàn. Trận nào cũng phải tỏa sáng.
Bóng đá không thể đòi hỏi cầu thủ vào sân là ghi bàn hay chơi thăng hoa. Bất kỳ ngôi sao nào cũng có thời điểm chơi không được như ý muốn. Vì nhân vô thập toàn. Không thể có một cầu thủ hoàn hảo. Công Phượng cũng thế. Chàng trai xứ Nghệ sinh ra để tạo nên những siêu phẩm, những khoảnh khắc xuất thần nhưng có lúc phải nhạt nhòa.
Công Phượng trong lòng khán giả có thể nói là một nghịch lý về tình yêu. Tin rằng có rất nhiều người đã từng trao trọn tình cảm cho Phượng – một thần tượng trong bóng đá. Có những người không chịu được những thất vọng đã khép trái tim lại, rồi sau đó lại mở trái tim ra để tiếp tục yêu mến Công Phượng.
Nhưng chắc chắn những người từng chê Công Phượng chỉ là số ít, còn phần lớn luôn yêu mến và dành những kỳ vọng lớn lao cho chàng tiền đạo xứ Nghệ. Vì nhiều người đã đi một hành trình rất dài cùng Công Phượng, từ tuổi 17 đến tận ngày hôm nay. Họ dõi theo từng bước chân của Công Phượng, trải qua nhiều cột mốc cùng thần tượng nên luôn có những kỷ niệm, cảm xúc riêng cho chính mình.
Hôm nay sẽ thêm một cột mốc mới cho Công Phượng và người hâm mộ. Đó là CLB Incheon United đá trận mở màn K-League 2019 và Công Phượng rất có thể sẽ đá chính ngay từ đầu, hoặc ít nhất vào sân trong hiệp hai, dù thế nào cũng là cột mốc mới.
Hy vọng rằng Công Phượng sẽ tỏa sáng rực rỡ ở K-League. Đó cũng là mong ước của hàng triệu người hâm mộ Việt Nam dành tình yêu cho Nguyễn Công Phượng.
Theo saostar
Vụ chuyển nhượng kỷ lục của Công Phượng: Lương gần 3 tỷ, tổng phí 8 tỷ
Chi phí bản hợp đồng của Công Phượng cuối cùng cũng được hé lộ một cách ngỡ ngàng cho người hâm mộ Việt Nam.
Mới đây, truyền thông nước ngoài tiết lộ về số tiền khủng của Công Phượng khi chấp nhận chơi cho CLB Incheon United trong thời hạn 1 năm. Đội bóng xứ Kim Chi phải mất hơn 3,5 tỷ đồng để trả cho CLB HAGL. Công Phượng nhận lương gần 3 tỷ/năm khi mỗi tháng được CLB Incheon United trả hơn 230 triệu đồng.
Con số kể trên cũng được nguồn tin của Saostar xác nhận. Công Phượng xứng đáng với mức phí và số tiền lương thuộc diện "khủng" khi HLV Park Hang Seo gọi Công Phượng đang là chân sút hay nhất Việt Nam.
Ngoài ra, Công Phượng sẽ nhận tiền thưởng theo thành tích thi đấu cùng toàn đội. Công Phượng được cấp nhà, xe ô tô trong 1 năm thi đấu ở Hàn Quốc. Đây là sự đãi ngộ cực tốt dành cho tiền đạo người xứ Nghệ.
Theo đó, tổng mức phí của Công Phượng thì CLB Incheon United mất tầm 8 tỷ đồng để có chân sút của CLB HAGL trong vòng 1 năm. 8 tỷ đồng thực sự là con số quá khủng với một chân sút Việt Nam. Có thể nói là kỷ lục của cầu thủ Việt Nam về chuyển nhượng trong nhiều năm qua. Cựu tiền đạo Lê Công Vinh từng nhận 14 tỷ đồng/3 năm được xem là con số "khủng" nhưng kém xa nếu so với Công Phượng.
Cần nhắc, đây là số tiền mà CLB Incheon United trả để mượn Công Phượng chứ không phải mua đứt như thủ môn Đặng Văn Lâm sang Thai League. Mức phí để mua đứt Công Phượng có lẽ gấp nhiều lần con số 8 tỷ đồng. Dĩ nhiên, bầu Đức cũng khó gật đầu để bán Công Phượng.
Chia sẻ với truyền thông nước ngoài, Công Phượng hạ quyết tâm sẽ chơi thật tốt cho CLB Incheon United. Tiền đạo tuyển Việt Nam muốn đưa tên tuổi bóng đá Việt Nam ra châu lục, với hy vọng góp phần phát triền bóng đá nước nhà.
Trong khi đó, lãnh đạo CLB Incheon United đang rất trọng thị Công Phượng với việc liên tục tạo điều kiện thuận lợi trong việc hòa nhập cùng toàn đội. Công Phượng cũng sớm cho thấy được đẳng cấp với 1 bàn thắng và 1 đường kiến tạo trong hai trận đấu tập cùng CLB Incheon United.
Trong ngày làm lễ xuất quân, nhiều CĐV CLB Incheon United vỗ tay tán dương Công Phượng khi chứng kiến tiền đạo này tái hiện màn ăn mừng ở ASIAN Cup 2019.
Vào đầu tháng 3 tới, K-League 2019 sẽ khởi tranh. Công Phượng hứa hẹn sẽ tỏa sáng cùng CLB Incheon United.
Theo saostar
Công Phượng chờ đợi trước trận đấu chính thức ở sân chơi K-League vào ngày mai Tiền đạo Công Phượng sắp bước vào trận đấu chính thức đầu tiên dưới màu áo CLB Incheon United vào 12h ngày 2/3 trong cuộc chạm trán với CLB Jeju. Sau một khoảng thời gian chờ đợi, cuối cùng, các CĐV bóng đá Việt Nam sắp được chứng kiến màn ra mắt từ tiền đạo Công Phượng. Vào lúc 12h ngày 2/3 (giờ...