Công Phượng và giây phút thật lòng
Trải lòng với AFC News, Công Phượng cho thấy anh không chỉ “bén” trên sân mà còn “bén” cả khi đối thoại với truyền thông châu Á.
Ngày còn thi đấu cho HA Gia Lai cùng với những đồng đội nổi tiếng như Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Minh Vương…, Công Phượng vẫn nỗ lực cùng toàn đội để… trụ hạng hơn là tìm đến ngôi vô địch như thời đàn anh Kiatisak. Vì thế mà giây phút thật lòng của Công Phượng khi đối thoại với AFC News lại cho thấy một khát khao khác…
Trong số thế hệ trẻ tài năng của HA Gia Lai, có lẽ Minh Vương là người “thích đùa” trên trang cá nhân của mình. Mùa 2019, khi HA Gia Lai trụ hạng thành công, Minh Vương tếu táo bằng dòng trạng thái “Dành cả tuổi thanh xuân để trụ hạng”. Dòng trạng thái này lập tức “gây bão” dù bản thân Minh Vương sau này thừa nhận mình không nghĩ sâu như các anh, các chị “bình loạn” và “nâng quan điểm”.
Những lời tâm sự của Công Phượng với truyền thông châu Á lại cho thấy lứa cầu thủ HA Gia Lai rất khát khao, khác với điều toàn đội vẫn đang đi theo lối mòn trụ hạng.
Công Phượng đã chia sẻ với AFC News về quãng thời gian dài hơn một năm mới ghi bàn trở lại: “Tôi cứ nghĩ những năm tháng ít được ra sân khi ở Hàn Quốc và Bỉ, khả năng săn bàn của tôi bị ảnh hưởng. Nhưng rồi bàn thắng trước Yangon ở AFC Cup cho thấy tôi vẫn còn bén nhọn trước cơ hội và tận dụng rất nhanh. Tôi tin rằng dù thời gian tôi thi đấu ở Nhật, Hàn Quốc, Bỉ phải thường xuyên ngồi ghế dự bị nhưng đó cũng giúp tôi có được nhiều kinh nghiệm khi trở lại. Bàn thắng đấy như một sự đánh dấu tôi đã quay lại cũng không đến nỗi nào sau thời gian không thành công ở Hàn Quốc và Bỉ”.
Công Phượng trong trận ghi bàn vào lưới Yangon ở AFC Cup. Ảnh: AFC NEWS
Cũng AFC News viết: “Là một trong những gương mặt nổi trội trong thế hệ thành công của bóng đá Việt Nam nhưng Công Phượng vẫn trắng tay ở cấp CLB, ra nước ngoài anh phải khổ sở đi tìm chính mình và bất thành thật là một nghịch lý cho số ít gương mặt đại diện của một thế hệ thành công của bóng đá Việt Nam. Bây giờ đây, trở lại bóng đá Việt Nam khoác áo CLB TP.HCM lần đầu tham dự cúp châu Á, Phượng nuôi những ước mơ lớn cùng CLB mới chinh phục những mục tiêu mà đội tham dự, trong đó có AFC Cup”.
Chia sẻ với báo chí châu Á, Công Phượng cũng đặt ra cho mình mục tiêu cao ở mùa giải 2020 này. Đó là năm 2020 TP.HCM tham dự nhiều giải, bản thân Công Phượng khát khao chinh phục tất cả mục tiêu cao. Có lẽ giấc mơ này của Công Phượng trong màu áo TP.HCM dưới dự dẫn dắt của HLV Chung Hae-seong cũng là giấc mơ chung và toàn đội sẽ hành động thật lòng dẫu có nhiều thách thức và thậm chí sự hoài nghi về các mục tiêu.
Video đang HOT
“Dành cả tuổi thanh xuân để trụ hạng” – câu nói vui nửa đùa nửa thật của Minh Vương, đồng đội cũ của Công Phượng, bây giờ về đội bóng mới sau vài năm bon chen nước ngoài để đi tìm chính mình. Đây cũng là lúc Công Phượng đặt ra ước mơ với một CLB, trong đó có chưa vô địch quốc gia.
Nổi tiếng chẳng thua kém Quang Hải, Đoàn Văn Hậu… thậm chí còn “hot” trước và vẫn còn là nhân vật thu hút truyền thông, thu hút mạng xã hội nhưng các bạn ấy đã có thành tích rất dày ở CLB, còn với Công Phượng thì vẫn trắng tay mà bây giờ mới bắt đầu giấc mơ.
Công Phượng lại “nhả đạn”, TP.HCM thắng ở Singapore
Lượt trận thứ hai bảng F, AFC Cup tối 25-2 trên sân Jalan Besar (Singapore), TP.HCM làm khách trước Hougang Utd, nếu tận dụng tốt hơn cơ hội do đồng đội tạo ra và tự thân đột phá, Công Phượng có thể hoàn thành cú hat trick. Tuy nhiên, trong ba cơ hội rõ ăn, Công Phượng chỉ có một bàn thắng.
Hai bàn thắng còn lại của Balde ở phút 45 2 và phút 59. Trước bàn thắng thứ ba thì chính Công Phượng có pha đột phá rất dũng mãnh qua ba hậu vệ đối phương rồi dứt điểm bật cột. Bóng văng ra, Phi Sơn có mặt kịp thời rồi chuyền vào cho Balde hoàn thành cú đúp.
Dẫn sâu, TP.HCM chủ quan để trong vòng 3 phút (từ phút 77 đến phút 79), Hougang Utd có hai bàn rút ngắn do công Plazibat, cả hai đều do hàng phòng ngự TP.HCM chủ quan dâng cao, trong đó bàn 1-3 do thủ môn Bùi Tiến Dũng phải lao ra phạm lỗi dẫn đến phạt đền.
Rất may, hơn 11 phút còn lại TP.HCM bảo vệ thành công kết quả thắng 3-2. Sau hai lượt trận, TP.HCM và Yangon Utd chia nhau ngôi đầu bảng F với 4 điểm, Yangon Utd đánh bại Lao Toyota 3-2 cũng có 4 điểm, hai đội cùng hiệu số bàn thắng/bại 5-4 và đối đầu hòa 2-2. Lượt trận thứ ba, TP.HCM tiếp Lao Toyota trên sân Thống Nhất ngày 10-3.
Trên sân Rizal Memorial ở Manila, Than Quảng Ninh hòa Ceres Negros 2-2. Hai bàn thắng của Than Quảng Ninh do công của Jermie Lynch và Hải Huy (phút 26 và 70), Maranon và Porteria ghi cho Ceres Negros phút 48 và 62.
Theo PLO
Vì sao cầu thủ HA Gia Lai toả sáng ở đội tuyển, nhưng lại chật vật tại CLB?
5 cầu thủ HA Gia Lai tập trung đội tuyển quốc gia ở đợt trận mới nhất vòng loại World Cup 2022, 3 người trong số đó đá chính, và đề thể hiện tầm quan trọng của mình ở cấp độ đội tuyển. Nhưng khi quay về CLB HA Gia Lai, họ lại chật vật tại V-League.
5 cầu thủ thuộc CLB HA Gia Lai có tên trong đợt tập trung xung quanh trận đấu với Thái Lan, tại vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á, gồm Vũ Văn Thanh, Nguyễn Phong Hồng Duy, Lương Xuân Trường, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Văn Toàn.
Nếu tính luôn Công Phượng vốn cũng là người của HA Gia Lai cho Sint Truidense (Bỉ) mượn, quân của bầu Đức ở đội tuyển quốc gia có 6 người.
Ba người trong số này được đá chính ở trận gặp Thái Lan, gồm Hồng Duy, Tuấn Anh và Văn Toàn. Sau đó, Vũ Văn Thanh và Nguyễn Công Phượng được tung vào sân trong hiệp 2, để rồi từ thời điểm họ vào sân, quân của bầu Đức chiếm gần nửa đội hình của đội tuyển Việt Nam.
Cầu thủ HA Gia Lai chơi rất hay khi lên đội tuyển quốc gia, nhưng lại chật vật khi về CLB (ảnh: Giang Hoàng)
Điều đáng chú ý ở chỗ họ vẫn chơi hay khi lên tuyển. Tuấn Anh là cầu thủ được đánh giá là thi đấu tốt nhất của đội tuyển Việt Nam, trước Thái Lan. Văn Toàn nếu có thêm bàn thắng, có lẽ cũng khỏi chê. Còn Hồng Duy tuy lên công về thủ chưa nhịp nhàng như Đoàn Văn Hậu, nhưng cũng không mắc lỗi nặng ở trận đấu thuộc vòng loại World Cup.
Trong khi đó, Công Phượng và Xuân Trường đều là những "quân bài trong tay áo" của HLV Park Hang Seo, là những nhân tố mà từ đó ông Park có thể đi tìm sự đột biến.
Ấy vậy mà cũng chính những cầu thủ đấy, khi về lại CLB, khoác áo chính đội bóng của bầu Đức, đội bóng này phải vất vả trụ hạng tại V-League, không chỉ mới 1 lần, mà liên tục 4 - 5 lần trong các mùa giải liên tiếp đã và đang diễn ra.
Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ đến từ việc mục đích đào và thực tế sử dụng của cầu thủ xuất thân từ học viện HA Gia Lai JMG không giống nhau.
Hồng Duy dù mang tiếng là hậu vệ, nhưng khả năng hỗ trợ tấn công lại tốt hơn khả năng hỗ trợ phòng ngự, vì ban đầu anh được đào tạo cho mục đích trở thành cầu thủ tấn công (ảnh: Giang Hoàng)
Học viện bóng đá HA Gia Lai JMG ban đầu khi đào tạo cầu thủ, là đào tạo ra từng sản phẩm riêng biệt để chuyển nhượng.
Nhưng khi các cầu thủ này trưởng thành, bầu Đức lại gom họ lại thi đấu chung với tính chất là một đội bóng chuyên nghiệp, trong khi những cầu thủ từ khoá 1 của học viện HA Gia Lai JMG, thuộc lứa Công Phượng, không đủ người để lấp đầy mọi vị trí trên sân, theo tính chất của một đội bóng đúng nghĩa.
Vì đào tạo cầu thủ theo tính chất cho ra lò từng sản phẩm để chuyển nhượng, nên có vị trí học viện HA Gia Lai JMG dư người, như vị trí của Tuấn Anh và Xuân Trường, nhưng có chỗ họ lại thiếu nhân sự trầm trọng: Ví dụ trước đây một sản phẩm của học viện này là Đông Triều buộc phải thi đấu trung vệ vốn đã là trái sở trường, vì học viện HA Gia Lai JMG từ đầu không đào tạo hậu vệ, hoặc cầu thủ chơi thiên về phòng ngự.
Để rồi sau này thực tế chứng minh, buộc Tuấn Anh đá chung với Xuân Trường, đội bóng ngay lập tức suy yếu vì 2 người đá quá giống nhau (ngoài các HLV ở CLB HA Gia Lai, cựu HLV Nguyễn Hữu Thắng ở đội tuyển U23 Việt Nam từng là nạn nhân của việc cố "nhét" Tuấn Anh và Xuân Trường đứng cạnh nhau), nhưng tách riêng từng người thì người nào cũng hay: HLV Park Hang Seo hầu như chưa bao giờ để Tuấn Anh và Xuân Trường xuất hiện trên sân cùng lúc.
Hoặc Hồng Duy dù mang tiếng là hậu vệ, nhưng anh lại tấn công hay hơn phòng ngự, vì như đã nói, ban đầu anh được đào tạo để đá tấn công, việc kiêm luôn nhiệm vụ phòng ngự là khiêng cưỡng đối với các cầu thủ xuất thân từ học viện HA Gia Lai JMG, do CLB của họ hiện tại buộc phải làm thế để cố lắp ghép từng sản phẩm riêng biệt thành một đội bóng, dẫn đến chuyện đội bóng này chưa bao giờ hoàn chỉnh trong suốt 4 - 5 năm qua.
Và cũng thành ra, người ta đã và đang chứng kiến thực tế, cầu thủ HA Gia Lai khi khoác áo đội tuyển quốc gia và khi trở lại CLB của chính họ, thể hiện 2 bộ mặt trái ngược nhau.
Ở đội tuyển quốc gia, họ được sử dụng theo tính chất của từng sản phẩm riêng biệt, được lắp ghép với các cầu thủ khác và được những cầu thủ này hỗ trợ, nên chơi rất hay. Trong khi đó, khi trở về CLB, họ thiếu sự hỗ trợ này, phải quay lại với sở đoản của mình, đó là cố trở thành một đội bóng, trong khi họ được đào tạo với mục đích ban đầu không giống như thế, nên đội bóng của họ thi đấu chật vật!
Theo Kim Điền (Dantri)
Văn Hậu và cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu: Từ hiện tượng đến xu thế Sau khi Đoàn Văn Hậu sang châu Âu khoác áo đội bóng Hà Lan SC Heerenveen, việc cầu thủ Việt Nam xuất ngoại, thậm chí xuất ngoại để gia nhập các khu vực có bóng đá phát triển hơn hẳn bóng đá nội không còn là hiện tượng đơn lẻ nữa, mà việc này đang dần thành xu thế! Khi các cầu thủ...