Công Phượng thua ở cuộc đua danh hiệu cá nhân
Tiền đạo trẻ không được đánh giá cao trong cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu của thể thao Việt Nam 2014.
Trong cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu của thể thao Việt Nam năm 2014, kình ngư Ánh Viên vượt qua hàng loạt ứng viên sáng giá khác để “lên ngôi”. Công Phượng thậm chí không có tên trong top 10 của cuộc bình chọn lần này. Bóng đá không có người nào lọt vào danh sách 10 VĐV tiêu biểu, dù có 5 đại diện là Thành Lương, Bùi Thị Như, Nguyễn Công Phượng, Văn Quyết và Tuyết Dung. Năm 2014, U19 với Công Phượng là thủ lĩnh giành ngôi á quân Đông Nam Á, tuyển Việt Nam với Thành Lương giành hạng ba AFF Cup, còn đội tuyển nữ Việt Nam vào bán kết Asiad.
Công Phượng chưa được đánh giá cao ở cuộc bầu chọn VĐV tiêu biểu toàn quốc năm 2014. Ảnh:KL.
Đáng tiếc cho lực sĩ cử tạ Thạch Kim Tuấn khi anh chỉ về thứ ba trong cuộc đua tranh danh hiệu cá nhân cuối cùng trong năm. Kình ngư 18 tuổi Nguyễn Thị Ánh Viên chiến thắng trong cuộc đua đến ngôi vị VĐV số một của thể thao Việt Nam năm 2014 với 1.077 điểm. Người đứng thứ hai là xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (975 điểm). Lực sĩ Thạch Kim Tuấn đứng vị trí thứ ba với 944 điểm.
Năm 2014, Thạch Kim Tuấn là một trong những cái tên tỏa sáng ở những đấu trường anh tham dự. Thành tích của Tuấn chạm ngưỡng thế giới và anh đang là niềm hy vọng cho kỳ Olympic sắp tới đây. Thành quả của Tuấn là quá trình anh vượt qua nhiều khó khăn, áp lực, đặc biệt giai đoạn 2012, để dần lấy lại cân bằng tâm lý, nâng cao thành tích và tỏa sáng. 2014 là năm Tuấn đứng đầu danh sách VĐV ngoài bóng đá có thu nhập cao nhất, khoảng 1,5 tỷ đồng.
Thạch Kim Tuấn không thể thành VĐV số một nhưng thầy của anh là HLV Huỳnh Hữu Chí giành danh hiệu HLV xuất sắc với 439 điểm. Ông vượt qua cả HLV Đặng Anh Tuấn, thầy của Ánh Viên.
Ở hạng mục VĐV người khuyết tật tiêu biểu nhất, kình ngư Võ Thanh Tùng – người giành 5 HC vàng Para Games được bầu là VĐV xuất sắc. HLV Đổng Quốc Cường -thầy của Thanh Tùng – cũng về nhất trong cuộc bầu chọn HLV khuyết tật tiêu biểu.
Danh sách VĐV tiêu biểu toàn quốc 2014
1. Nguyễn Thị Ánh Viên (môn bơi lội, đoàn quân đội) 1.077 điểm
Video đang HOT
2. Hoàng Xuân Vinh (bắn súng, quân đội) 975
3. Thạch Kim Tuấn(cử tạ, TP HCM) 944
4. Dương Thúy Vi (wushu, Hà Nội) 678
5. Phan Thị Hà Thanh (thể dục dụng cụ, Hải Phòng) 677
6. Quách Thị Lan (điền kinh, Thanh Hóa) 381
7. Nguyễn Hoàng Ngân (karate, Hà Nội) 228
8. Nguyễn Thị Thật ( xe đạp, An Giang) 223
9. Nguyễn Tiến Minh (cầu lông, TP HCM) 194
10. Bùi Thị Thu Thảo (điền kinh, Hà Nội) 150
Theo VNE
Thực đơn dành cho người khổng lồ của Ánh Viên
Hàng ngày Ánh Viên có 4 bữa ăn chính, chưa kể các bữa phụ. Trong đó bữa chính có ít nhất 1 kg thịt bò, 50 con tôm, 1 đĩa mỳ to, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa tươi...
Thêm một lần nữa, kình ngư người Cần Thơ lại tạo nên một cột mốc lịch sử cho bơi Việt Nam. Tại SEA Games 27, cũng chính Ánh Viên là vận động viên nữ đầu tiên của Việt Nam giành HCV sau 54 năm. Tại giải đấu đó, cô giành 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ và phá 2 kỷ lục SEA Games.
Kình ngư sợ nước
Tung hoành trên đường đua xanh nhưng Ánh Viên từ lúc nhỏ rất nhút nhát và sợ nước. Cô sinh ra ở Cần Thơ, nhà bao quanh là kênh rạch, sông hồ nên gia đình đã dạy cô bơi từ lúc 3-4 tuổi để phòng tránh chuyện bất trắc. Người thầy đầu tiên của Ánh Viên chính là ông nội của cô - ông Nguyễn Văn Tới. Với 1 cái cây để làm ranh giới, Ánh Viên bập bõm học bơi cùng em trai rồi thành thục lúc nào không biết.
Đến năm 11 tuổi, Ánh Viên lọt vào mắt xanh của những tuyển trạch viên phụ trách đội bơi Quân khu 9 sau khi đã nổi đình nổi đàm trong đội tuyển bơi của trường tiểu học địa phương. Ngay từ khi gặp Ánh Viên, những chuyên gia bơi của Quân khu 9 đã rất ấn tượng với sải tay dài, cơ thon, độ lướt nước và độ nổi rất tốt của vận động viên sinh năm 1996 này.
Ánh Viên từng đứng trong Top 10 thế giới nội dung 400 m hỗn hợp cá nhân nữ, nên tấm HCĐ ASIAD năm nay phản ánh phần nào trình độ của nữ vận động viên này.
Vào được Trung tâm 3 tháng, Ánh Viên ngay lập tức đoạt HCV tại giải bơi Đồng Tháp mở rộng. Khoảnh khắc đầu tiên đáng tự hào ấy khiến Ánh Viên càng tự tin đi theo con đường của một vận động viên chuyên nghiệp. Đến năm 2011, Ánh Viên gây được tiếng vang khi giành 10 HCV ở 10 cự ly đăng ký tại giải bơi các nhóm tuổi toàn quốc rồi sau đó là 6 HCV, 4 HCB va 1 HCĐ tại giải bơi toàn quốc.
Bắt đầu từ năm 2011, Ánh Viên được tập trung ĐTQG và liên tục tập huấn xa nhà (nhiều nhất tại Mỹ). Kinh phí chi cho Ánh Viên hàng năm chừng 4 tỷ đồng, nhưng đã thu được thành công mỹ mãn khi cô liên tục lập nên những chiến tích cho bơi Việt Nam. Trong 2 năm qua, Ánh Viên là VĐV nổi bật nhất của TTVN với những thành tích nổi bật như 3 HCV SEA Games 27, 3 HCV giải trẻ toàn nước Mỹ 2014, 9 HCV giải vô địch Đông Nam Á 2014, và đặc biệt là tấm HCV Olympic trẻ thế giới ở nội dung 200 m hỗn hợp cá nhân.
Với 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ tại SEA Games 27, Ánh Viên trở thành vận động viên được thưởng nhiều nhất của đoàn TTVN với số tiền lên đến 363 triệu đồng.
Sợ... ăn
Với 1 vận động viên bơi ở đẳng cấp cao như Ánh Viên, năng lượng mà cô phải dùng là rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn tập nặng hoặc thi đấu. Chính vì thế khẩu phần ăn của cô rất khác người thường, khiến Ánh Viên nhiều lúc "khóc thét" khi thấy đồ ăn.
Trong thời gian tập huấn tại Mỹ, thực đơn của cô do những chuyên gia dinh dưỡng thể thao tại đây thiết kế. Theo đó, hàng ngày cô có 4 bữa ăn chính, chưa kể các bữa phụ. Trong đó bữa chính có ít nhất 1 kg thịt bò, 50 con tôm, 1 đĩa mỳ to, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa tươi... đảm bảo cung cấp ít nhất 7.000 - 8.000 calo mỗi ngày. Những bữa ăn phụ còn lại có khi được thiết kế trong lúc Ánh Viênđang tập bơi. Ngay khi nhà bếp gọi, cô phải lên bờ ăn ngay, mà thức ăn không phải lúc nào cũng dễ nuốt khi có thêm những thuốc bổ trợ có vị đắng ngắt.
Tháng 8 năm ngoái, Ánh Viên đã được Bô tư lệnh Quân khu 9 đặc cách phong quân hàm Thượng úy nhờ những thành tích đặc biệt xuất sắc trong môn bơi.
"Một ngày tập bơi cả chục km em cũng chẳng ngán nhưng em sợ nhất khi phải ngồi vô bàn ăn với hàng đống thịt, tôm... trước mắt", Ánh Viên từng tâm sự như thế khi nhắc về chế độ ăn đặc biệt của mình. Trong khi đó, HLV của cô - Đặng Anh Tuấn - cũng rất thông cảm với học trò: "Nhiều lúc thấy con bé ăn nhiều đến nỗi ói, phát khóc thương tâm lắm. Nhưng tôi và các chuyên gia vẫn phải bắt Ánh Viên ăn mới có đủ năng lượng để tập luyện, thi đấu".
Thường xuyên tập luyện dài hạn tại Mỹ, nên từ 3 năm nay Ánh Viên và HLV Đặng Anh Tuấn không được ăn Tết tại Việt Nam. Vẫn biết làm vận động viên chuyên nghiệp phải chịu muôn vàn khắc nghiệt nhưng khi nghĩ cảnh đoàn viên tại quê nhà, không ít lần Ánh Viên phải nuốt nước mắt lặng thầm để hướng đến những đỉnh cao mới trong sự nghiệp.
Đồng hành cùng Ánh Viên trong suốt 7 năm qua là những sự cô đơn, nỗi nhớ nhà. Cô hầu như không có bạn thân, chẳng biết đến điện thoại hay mạng xã hội. Mọi liên lạc đều phải thông qua HLV Đặng Anh Tuấn. Tâm trí của cô dồn cả vào làn đua xanh, nơi Ánh viên vẫn đang từng ngày tạo nên những dấu mốc lịch sử cho bơi Việt Nam.
Theo Zing
10 bí mật của ngôi sao bơi lội Ánh Viên Ông nội là người đầu tiên dạy bơi cho kình ngư họ Nguyễn. Cô cũng có hình thể đặc biệt rất phù hợp với môn bơi. Kình ngư sinh năm 1996 Nguyễn Thị Ánh Viên giành tấm huy chương lịch sử cho bơi lội Việt Nam ở đấu trường Asiad. Tuy chỉ giành HC đồng ở nội dung 400m hỗn hợp, thành tích...