Công Phượng tặng siêu phẩm cho anh trai quá cố
Phượng không cầm được nước mắt sau pha khi bàn không tưởng và nghĩ đến những ngày chơi bóng thích thú trên khoảng đất trống trước căn nhà lá cùng anh trai.
Khi còn sống, anh trai Nguyễn Công Khoa và cậu em Phượng đã tập với nhau rất nhiều những pha qua người như thế và điều đó được Phượng thực hiện một cách hoàn hảo, ở ngay “sân khấu” Mỹ Đình.
Công Phượng đã có màn trình diễn xuất sắc trước U19 Australia và muốn dành tặng bàn thắng cho anh trai quá cố. Ảnh: Minh Hoàng.
Tiếc thương người anh trai
Nỗi tiếc thương mà trải qua hơn chục năm, vẫn chưa nguôi ngoai đối với ông Bảy, bà Hoa đó là việc, người anh của Phượng là Nguyễn Công Khoa qua đời quá sớm. Đó là một buổi trưa hè, Khoa đi tắm khe và chết đuối. Với Công Phượng, đó là cú sốc lớn, vì với một cậu bé vốn trầm tính, ít tiếp xúc với bên ngoài, Khoa vừa là anh, vừa là bạn và quan trọng nữa, là đồng đội, đối thủ trên “sân bóng” của gia đình.
Trong ký ức của bà Hoa, hình ảnh Nguyễn Công Khoa thực sự đậm nét. “Nó đẹp trai, to cao hơn Phượng nhiều. Nó ham bóng đá từ nhỏ, cả ngày hầu như lúc nào cũng ôm lấy quả bóng. Thằng Phượng lớn lên, thấy anh trai như thế nên cũng mê bóng đá theo. Thế nhưng, đá hay và điêu luyện, thì Phượng vẫn không theo được thằng Khoa”, bà Hoa nhớ lại.
Bà Hoa nói rằng nếu còn sống thì anh trai Công Khoa đá bóng còn hay hơn Công Phượng. Ảnh: Vĩnh Yên.
Ngày ấy ở trước hiên nhà, nói là sân cũng không đúng vì chỗ cao, chỗ thấp. Khó khăn nên gia đình không thể san đất phẳng rồi ghép gạch như bây giờ. Thế nhưng, đó lại là sân đấu lý tưởng mà Khoa và Phượng luôn muốn thi thố tài đá bóng của mình. “Chúng dàn gạch thành hàng dọc rồi thi nhau dẫn bóng, xem ai qua được những viên đá trong thời gian sớm nhất. Bài đó chán, hai anh em lại thi nhau xem ai đá trúng cây cau trước nhà nhiều nhất. Rất nhiều bài thi thố nhưng hầu như bài nào, Phượng cũng thua. Thế nhưng, Phượng là người biết học hỏi, thua nhưng không nản. Nhiều hôm, Khoa mệt nghỉ không chơi nữa, một mình nó tự tập luyện để hôm sau thách đấu lại với anh trai…”, bà Hoa nhớ lại.
Đam mê và nghị lực, Phượng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ người anh trai. Thời đó, cả hai chơi bóng và cùng mơ có một ngày được khoác áo đội Sông Lam Nghệ An. Thế nhưng, giấc mơ chỉ mới bắt đầu thì Khoa ra đi. Đau thương, mất mát biến thành hành động và Phượng đã không bao giờ đầu hàng trước thử thách.
Video đang HOT
Không được vào “lò” Sông Lam nhưng cái cách Phượng thực hiện “di chúc” của người anh trai chắc chắn cũng thuyết phục rất nhiều người.
Nước mắt hạnh phúc
Tuổi thơ ghi trong Phượng rất nhiều dấu ấn. Kể cả pha solo đẹp mắt vừa mới thực hiện, Phượng cũng bảo rằng, nó được khơi nguồn từ những đam mê thời trẻ con, khi cùng anh trai một buổi chiều có thể tập đến cả trăm lần các bài qua người.
Cái hiên trước nhà, nay đã được lát gạch chứ không còn sân đất như cái thời Phượng và anh trai hay chơi bóng với nhau. Ảnh: Vĩnh Yên.
Khi thử việc ở “lò” Sông Lam, Công Phượng cũng rất nổi bật ở khả năng chuyên môn. Theo lời bà Hoa thì ở các bài kiểm tra, Phượng luôn đứng đầu lớp. Công Phượng bị loại sau 1 tháng thử việc, có thể là do thể hình, cân nặng hoặc 1 lý do gì đó mà đến nay, gia đình cũng chưa thể hiểu hết.
Tại “lò” Gia Lai, không chỉ chỉ số chuyên môn mà kết quả học văn hóa, Phượng cũng nổi bật. Được nhận xét là người có tố chất và đúng là ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Phượng cũng thể hiện sự vượt trội của mình. Tạo được rất nhiều dấu ấn nhưng có lẽ, cảm giác ghi được một bàn thắng để đời như trận đấu vừa rồi thì là lần đầu tiên. Chẳng thế mà Phượng đã khóc và liền sau đó là hoài niệm.
Bất chợt, những bài tập cùng người anh trai năm nào lại hiện về. Đó có thể là nguồn cảm hứng bất tận để Phượng thể hiện khả năng thiên tài của mình.
Theo Zing
Những chiến binh quả cảm U19 Việt Nam
Lối chơi cống hiến cùng tinh thần fairplay giúp các cầu thủ trẻ giành trọn niềm tin yêu của CĐV nhà.
U19 Việt Nam có trận ra quân dự báo rất khó khăn gặp U19 Australia ở giải Đông Nam Á tranh Cup Nutifood 2014 trên sân Mỹ Đình tối nay.
Từng hạ đối thủ 5-1, U19 Việt Nam tỏ ra khá tự tin. Tuy vậy, đội bóng xứ kangaroo chơi rất kỷ luật, tranh chấp bóng quyết liệt nhằm hạn chế lối chơi kỹ thuật của chủ nhà.
Đầu hiệp hai, thủ môn Lê Văn Trường bị đau sau nỗ lực bắt bóng ngay trong chân tiền đạo Mauk.
Các nhân viên y tế và bác sĩ phải giúp thủ môn U19 Việt Nam cởi găng tay để xem xét tình trạng chấn thương.
Rất may, Văn Trường trở lại thi đấu sau đó. Thủ môn họ Lê có tốc độ tốt, ra vào hợp lý, nhiều lần vá lỗ hổng của hàng phòng ngự chơi dâng cao của U19 Việt Nam.
Trung vệ Trần Hữu Đông Triều chơi tốt trước khi phải rời sân vì chấn thương. Anh bắt chết các tiền đạo có tốc độ và chiều cao của Australia.
Chơi lăn xả cả trận, Đông Triều gặp chấn thương và phải rời sân bằng cáng nhường chỗ cho Trần Anh Thi ở phút 69.
Hậu vệ phải Lê Văn Sơn có ngày làm việc vất vả khi phải đối mặt với tiền vệ Mabil có tốc độ và kỹ thuật.
Lê Văn Sơn bị đau nhưng vẫn nỗ lực chơi hết trận bởi U19 Việt Nam khi đó đã hết quyền thay người.
U19 Việt Nam có chiến thắng 1-0 nhờ bàn thắng duy nhất của Công Phượng ở phút 88.
Theo Ngoisao
VFF xoa dịu bức xúc của CĐV mua vé xem U19 Việt Nam Kể từ thời điểm bắt đầu bán vé giải U19 ĐNA vào sáng ngày 30/8, VFF đã phải nhận rất nhiều chỉ trích từ đông đảo cổ động viên có nhu cầu xem trực tiếp U19 Việt Nam thi đấu. Rất đông cổ động viên phải chầu trực, xếp hàng trong khi VFF chỉ bố trí một nhân viên bán vé tại sân...