Công Phượng: Sau trời Âu là ngôi sao đáng xem nhất Việt Nam
Một ngôi sao của bóng đá Việt Nam từng nhận định Công Phượng là mẫu cầu thủ phải mất vài chục năm thì bóng đá Việt Nam mới sản sinh ra…
Lý do để nói Công Phượng là cầu thủ phải mất vài chục năm để bóng đá Việt Nam sản sinh ra thì bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau.
Đầu tiên, bóng đá Việt Nam chưa có cầu thủ nào có thể chơi thứ bóng tốc độ và kỹ thuật như Công Phượng, tức có thể lừa bóng qua 2-3 cầu thủ, thậm chí là một mình dẫn bắt từ giữa sân xuống tới khung thành của đối thủ để ghi bàn (trận U23 Việt Nam gặp U23 Myanmar thời HLV Miura).
Hình ảnh Công Phượng tả sung hữu đột đến 5 – 6 cầu thủ UAE phải vây ráp ở sân Mỹ Đình là bằng chứng thiết thực nhất. Trước đó, Công Phượng là cầu thủ duy nhất có thể khiến cho hàng thủ của tuyển Nhật Bản phải toát mồ hôi theo đuổi anh trong cả trận đấu ở tứ kết ASIAN Cup 2019.
Công Phượng ghi bàn 2 trận liên tiếp ở AFC Cup 2020.
Video đang HOT
Rất nhiều những ví dụ điển hình khác để nói về tài năng dị biệt của Công Phượng. Đó là những bàn thắng vào lưới U18 Australia hay pha lập công vào lưới U23 Hàn Quốc ở vòng loại U23 châu Á 2018 trên sân Thống Nhất.
Theo HLV Lê Thụy Hải đánh giá, Công Phượng là mẫu cầu thủ lớn chỉ cần một khoảnh khắc có thể tạo nên sự khác biệt. Công Phượng đặc biệt nguy hiểm khi thi đấu gần khung thành đối thủ, một pha đảo người có thể mang đến những quả phạt trực tiếp hay phạt đền. Bàn thắng của U23 Việt Nam ở chung kết U23 châu Á 2018 cũng đến từ pha bóng mà đối thủ phải phạm lỗi với Công Phượng.
Trong bóng đá hiện đại, những cầu thủ chạy khỏe, tốc độ không hề hiếm nhưng sở hữu cả hai yếu tố trên và có khả năng qua nhiều cầu thủ thì rất hiếm. Đó là những ngôi sao phải tầm cỡ như Messi, Robben, Ribery, Ronaldo…
Thế mới thấy rằng, Công Phượng có thể sa sút trong một khoản thời gian nhất định nhưng đẳng cấp luôn khác biệt. Mỗi pha chạm bóng của Công Phượng luôn trở thành cảm hứng bất tận cho hàng triệu khán giả dõi theo.
Công Phượng là cầu thủ Việt Nam duy nhất mỗi lần chạm bóng luôn phải có đến 3-4 cầu thủ đối phương phải vây ráp.
Một cá tính đáng quý của Công Phượng chính là sự khiêm tốn. Ví dụ trong cuộc trả lời phỏng vấn gần nhất trên Fox Sports Asia, Công Phượng nói: “Tôi học được rất nhiều mặc dù ít được thi đấu ở Bỉ. Bóng đá luôn cần những sự trải nghiệm để phát triển chính mình.
Tôi sẽ không xem bản thân là cầu thủ từng đến Châu Âu. Tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Bây giờ mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều với tôi khi mọi người giúp đỡ tôi. Thế nên, điều quan trọng còn lại là chính tôi phải chứng minh bản thân. Tôi phải làm việc chăm chỉ hơn, phải chứng minh bản thân một lần nữa và qua thời gian, tôi tin sẽ cải thiện khả năng”.
Sự khiêm tốn, cầu tiến và luôn biết vươn lên trong mọi nghịch cảnh, đó là sự hun đúc theo năm tháng của Công Phượng. Tin rằng, mùa bóng 2020 sẽ rất đáng xem với hình ảnh Công Phượng khát khao trong hành trình chứng tỏ giá trị của một ngôi sao tài hoa nhất bóng đá Việt Nam ở hiện tại.
Theo SaoStar
Bóng đá Việt Nam khó xuất khẩu cầu thủ trong năm 2020
Thất bại tại giải U23 châu Á khiến bóng đá Việt Nam mất đi cơ hội xuất khẩu thêm cầu thủ ra nước ngoài.
U23 Việt Nam chơi thất vọng ở giải U23 châu Á 2020
Sau giải U23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam trở thành điểm đến của các tuyển trạch viên quốc tế. Rất nhiều cái tên trong đội hình về nhì năm đó được liên hệ chuyển ra nước ngoài thi đấu. Có thể kể ra như Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Văn Toàn, Công Phượng, Xuân Trường, Văn Đức...
Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau, chỉ Công Phượng, Xuân Trường ra nước ngoài chơi bóng. Thương vụ Văn Hậu sang Thái Lan theo tiết lộ của một lãnh đạo Heerenveen cũng bắt nguồn từ phong độ của anh hồi giải U23 châu Á 2018.
Tuy nhiên, tại giải U23 châu Á 2020, thầy trò HLV Park Hang-seo thi đấu không thành công, bị loại từ vòng bảng. Điều này cho thấy năng lực lứa cầu thủ không bằng lứa trước, ngoại trừ một vài cái tên cũ.
Không có thêm các trận đấu tại giải U23 châu Á, cũng đồng nghĩa cầu thủ Việt Nam không có cơ hội ghi điểm với các tuyển trạch viên quốc tế. Đây mới là điều mấu chốt của vấn đề.
Bên cạnh đó, việc cả ba cầu thủ thuộc lứa U23 làm nên kỳ tích tại Thường Châu không thành công khi ra nước ngoài cũng khiến các CLB, các cầu thủ trở nên dè dặt hơn trong việc xuất ngoại. Bởi vậy, nhiều khả năng sẽ không có làn sóng xuất khẩu cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài. Những thương vụ nhỏ lẻ hẳn cũng ít xuất hiện trong năm 2020.
Theo Baogiaothong.vn
U23 Việt Nam thất bại: Tập sống với thực tế Bóng đá Việt Nam đã có 2 năm thành công ngoài mong đợi với HLV Park Hang Seo, và bây giờ là thời điểm thích hợp để tất cả ngồi lại, đánh giá thực tế của các đội tuyển. HLV Park Hang Seo nhận lời dẫn dắt đội U23 và tuyển quốc gia Việt Nam vào tháng 10 năm 2017. Hơn 2 tháng...