Công Phượng nghỉ tập vì chấn thương
Sáng 17/8, thầy trò HLV Chung Hae-seong tập luyện trên sân Thống Nhất, nhưng tiền đạo Nguyễn Công Phượng vắng mặt.
Các thành viên CLB TP.HCM tập trung trở lại sau 2 ngày nghỉ cuối tuần. Buổi tập được đẩy lên lúc 8h30 do ban huấn luyện lo ngại thời tiết có mưa vào buổi chiều. Công Phượng là một trong 2 người vắng mặt.
Trưởng đoàn CLB TP.HCM Nguyễn Cao Trí cho biết: “Công Phượng xin nghỉ tập vì chấn thương gót chân. Cậu ấy phải đi khám vào buổi chiều”. Tiền đạo mang áo số 21 chưa tập buổi nào từ khi HLV Chung Hae-seong trở lại.
HLV Chung Hae-seong chỉ đạo các cầu thủ trong một bài tập sáng 17/8. Ảnh: Quang Thịnh.
Công Phượng nhổ răng khôn hôm 6/8. Anh chủ yếu tập trị liệu cùng bác sĩ của đội bóng trong 2 buổi trước. Người thứ 2 vắng mặt là Tiêu Ê Xal với lý do tập trung tuyển U22 Việt Nam.
Sáng 17/8, CLB TP.HCM đặt được lịch trên sân Thống Nhất sau nhiều ngày tập ở Quân khu 7. Ông Chung và cộng sự chủ yếu cho cầu thủ lấy cảm giác bóng và các bài nâng cao thể lực. Đội chưa bước vào giai đoạn tập chiến thuật.
Nhà cầm quân người Hàn Quốc cho biết đây là giai đoạn ông muốn làm bầu không khí trong đội tốt hơn. Trước đó, ông Chung bị cho thôi chức HLV, nhưng CLB TP.HCM mời lại. Sau đó, ông tiến hành một số sự thay đổi như vị trí trưởng đoàn, đội trưởng và phó.
Video đang HOT
Công Phượng chưa tập buổi nào sau khi ông Chung trở lại. Anh đã có 7 bàn thắng ở mùa này. Trong khi đó, hai tuyển thủ Costa Rica dần làm quen với môi trường mới. Jose Ortiz và Ariel Rodriguez đã có buổi tập thứ 3 ngoài sân cỏ.
Bóng đá Việt Nam tạm dừng vì dịch Covid-19. VFF và VPF dự kiến kế hoạch trở lại sớm nhất với các trận ở cúp quốc gia vào ngày 5/9, và V.League có thể diễn ra vào ngày 12/9.
Sáu cầu thủ Việt Nam thất bại 10 lần sau 11 thương vụ xuất ngoại
11 thương vụ xuất ngoại khác nhau của 6 tuyển thủ Việt Nam đã được thực hiện trong thập niên qua, chỉ duy nhất Đặng Văn Lâm đạt thành công.
Lê Công Vinh (Leixoes, Consadole): Cựu đội trưởng tuyển Việt Nam tới Leixoes năm 2009 nhờ sự giới thiệu của HLV Henrique Calisto. Anh là cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng tại châu Âu. Công Vinh gây được ấn tượng tốt tại đây, có 2 trận ra sân tại giải vô địch quốc gia Bồ Đào Nha. Ảnh: Leixoes.
Thương vụ thứ hai của Công Vinh tới Consadole diễn ra ở lượt về mùa giải 2013. Tại đây, Công Vinh đá 10 trận cho Consadole, trong đó có 9 trận ở J.League 2. Anh là cầu thủ Việt Nam xuất ngoại thành công nhất cho tới khi Đặng Văn Lâm xuất hiện. Ảnh: Consadole.
Lương Xuân Trường (Incheon United, Gangwon, Buriram): Xuân Trường lần đầu ra nước ngoài khi chơi cho Incheon United ở K.League 2016. Khi đó, anh là cầu thủ Việt Nam đầu tiên có mặt tại hạng đấu cao nhất Hàn Quốc. Giai đoạn cuối mùa ở Incheon, Xuân Trường liên tục vào sân và tạo được ấn tượng tốt. Ảnh: Incheon.
Chuyển tới Gangwon ở mùa bóng kế tiếp, Xuân Trường không còn cơ hội khi Gangwon đặt tham vọng lớn và đầu tư mạnh về nhân sự. Anh có 3 trận cho Gangwon, chơi chưa đầy 200 phút và trở lại Việt Nam không kèn không trống. Ảnh: Minh Chiến.
Kỳ vọng vào Xuân Trường lớn hơn khi anh gia nhập đội bóng mạnh nhất Thái Lan Buriram United. Cầu thủ thuộc biên chế HAGL tạo được vài ấn tượng tốt, có những khoảnh khắc thăng hoa nhưng nhìn chung, anh không cạnh tranh được vị trí và về nước sau nửa mùa giải. Ba mùa bóng ở nước ngoài, Xuân Trường đều thất bại. Ảnh: Buriram.
Nguyễn Công Phượng (Mito Hollyhock, Incheon United, Sint-Truidense): Công Phượng tới Mito ở mùa giải 2016 trong chiến lược xuất khẩu cầu thủ hàng loạt của HAGL. Tuy nhiên, anh được trao rất ít cơ hội. Phượng cũng thừa nhận thời điểm năm 2016, anh còn rất "non". Ảnh: Mito.
Giai đoạn ở Incheon là thời gian thành công nhất của Phượng tại nước ngoài khi anh được vào sân 8 trận, ghi bàn ở một số trận đấu tập và được xem xét là một phương án nghiêm túc ở hàng công. Tuy nhiên, hàng loạt biến động thượng tầng nơi đội bóng cùng phong độ thiếu ổn định của Phượng là nguyên nhân dẫn tới thất bại. Ảnh: Incheon.
Sint-Truidense ở giải Bỉ là CLB nước ngoài gần nhất mà Phượng khoác áo. Ấn tượng lớn nhất của anh ở đội bóng này là màn ra mắt hoành tráng tại TP.HCM, một màn ra mắt tương phản với những gì Phượng thể hiện tại đây. Ảnh: Sint-Truidense.
Nguyễn Tuấn Anh (Yokohama): Tuấn Anh (phải) tới Yokohama khi chấn thương chưa bình phục. Anh gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống tại đây, vật lộn với chấn thương và rời đội sau một mùa giải.
Đặng Văn Lâm (Muangthong United): Cầu thủ Việt Nam duy nhất thành công ngoài biên giới là thủ môn Đặng Văn Lâm. Anh gia nhập đội bóng Thái Lan với phí chuyển nhượng hơn 16 triệu baht, mức lương 340.000 baht/tháng. Anh ngay lập tức giành suất bắt chính trong giai đoạn khó khăn của Muangthong hồi năm ngoái, đưa đội bóng về đích an toàn và đang là trụ cột quan trọng của CLB. Ảnh: Quang Thịnh.
Đoàn Văn Hậu (Heerenveen): Văn Hậu là cầu thủ Việt Nam được kỳ vọng nhiều nhất khi xuất ngoại. Anh chỉ được thi đấu 4 phút tại Heerenveen trước khi phải trở về Việt Nam. Dù vậy, nhiều ý kiến tin chuyến đi của Văn Hậu không phải thất bại khi anh học hỏi được nhiều điều từ môi trường bóng đá đỉnh cao của Hà Lan. Ảnh: Heerenveen.
Thầy Quang Hải tiết lộ "bí kíp" để CLB Hà Nội vùi dập đội Công Phượng HLV Chu Đình Nghiêm có những chia sẻ sau chiến thắng "3 sao" của CLB Hà Nội trước TP.HCM ngay tại sân vận động Thống Nhất ở vòng 11 V-League 2020. Không được đánh giá cao so với chủ nhà TP.HCM do nhiều trụ cột dính chấn thương, nhưng CLB Hà Nội đã giành chiến thắng 3-0 trước đội bóng mà Công Phượng...