Công Phượng, Minh Vương tập đánh đầu
Chiều cao khiêm tốn khiến Công Phượng, Minh Vương gặp khó trong những bài tập đánh đầu của HLV Kiatisuk Senamuang.
Công Phượng tham gia các bài tập bóng bổng của HAGL vào chiều ngày 12/3. Các cầu thủ tấn công của đội bóng phố núi đều tham gia, bao gồm cả Trần Minh Vương và Nguyễn Công Phượng. Đây là hai cầu thủ có chiều cao thấp nhất đội.
Công Phượng ít khi ghi bàn bằng đầu nên cần cố gắng cải thiện khả năng này trong tập luyện. Ngay phía sau anh là tiền đạo Washington Brandao, người sẽ lót cho Công Phượng nếu bóng có vượt ngoài tầm với của tiền đạo số 10.
Minh Vương là cầu thủ thấp nhất đội nhưng vẫn phải tham gia bài tập này. Nhiều pha bóng quá thấp hoặc quá cao, anh phải nhả lại phía sau cho đồng đội dứt điểm.
Ngoài tiền đạo Brandao, hai trung vệ ngoại của HAGL là phương án nguy hiểm của đội bóng phố núi trong các pha bóng bổng. Kim Dong-su (trước) có chiều cao 1,88 m, trong khi người phía sau là Damir Memovic cao đến 1,96 m.
Tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh (số 11) cũng nhiều lần xin bóng để có thể ghi bàn bằng đầu. Anh chưa có trận nào ở mùa giải V.League 2021 vì nhiều lý do khác nhau. Tuấn Anh chăm chỉ và tỏ ra rất thoải mái trước trận gặp Bình Định.
Video đang HOT
HLV Kiatisuk chia sẻ: “Tuấn Anh và các cầu thủ trẻ khác đều đã sẵn sàng”. Cầu thủ sinh năm 1995 tươi rói khi dứt điểm bằng đầu hạ thủ môn trong khung gỗ.
Cả ba thủ môn HAGL đều có một buổi tập tốt trước các pha dứt điểm từ ngoài và trong vùng cấm. Huỳnh Tuấn Linh (ảnh) có thể tiếp tục bắt chính ở trận đấu diễn ra tối ngày 14/3. Anh đã ra sân cả hai trận đầu của HAGL.
HAGL sẽ có một buổi tập kín nữa ở Trung tâm Hàm Rồng vào chiều ngày 13/3. Đội bóng không tập trên sân Pleiku nữa vì đã chơi hai trận giao hữu với Công An Nhân Dân cũng ở sân này.
HLV Kiatisuk dè chừng tân binh Bình Định vì họ được dẫn dắt bởi Nguyễn Đức Thắng. “Zico Thái” cho rằng đối thủ mạnh, đoàn kết và không dễ bị đánh bại.
Chuyện bầu Đức, Kiatisuk và tâm sự của thế hệ Công Phượng
Trong những ngày V-League 2021 chuẩn bị trở lại, câu chuyện về HAGL của bầu Đức thêm phần gia vị sau những tuyên bố mạnh mẽ của HLV Kiatisuk Senamuang, bên cạnh tâm sự chưa bao giờ cũ của thế hệ Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh.
Chuyện của bầu Đức
Cách đây gần 20 năm, HAGL của bầu Đức cùng Gạch Đồng Tâm Long An trở thành hiện tượng của V-League. Từ các giải hạng thấp, hai đội bóng này thay nhau thống trị giải đấu cao nhất Việt Nam nhờ chiến lược đầu tư bài bản, "mạnh vì gạo, bạo vì tiền".
Tuy nhiên, bóng đá mỗi năm một khác. Sau hai chức vô địch liên tiếp vào các năm 2003, 2004, HAGL bắt đầu đi xuống. Họ chỉ có thêm hai lần vào top 3 V-League trong suốt 15 năm qua và góp mặt ở cuộc đua trụ hạng nhiều hơn.
Cũng từ đây, cách làm bóng đá của bầu Đức thay đổi. Thay vì theo đuổi một đội hình toàn ngôi sao đắt giá, ông bầu của HAGL quay sang đào tạo trẻ, kết hợp cùng Arsenal xây dựng học viện HAGL-JMG.
Khóa một của HAGL-JMG trở thành hiện tượng với những Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh hay Văn Toàn. Họ xuất hiện như luồng gió tươi mới vào năm 2014 trong màu áo U19 Việt Nam. Đó là giai đoạn bóng đá Việt Nam khủng hoảng sâu rộng, từ V-League cho đến các đội tuyển quốc gia. HAGL vì thế cũng nhận được kỳ vọng cực lớn.
Tuy nhiên, thay vì cố gắng đi đến cuối con đường, bầu Đức hài lòng với những gì ông đang được tận hưởng. HAGL đào tạo cầu thủ bài bản, sản xuất nhiều ngôi sao nhưng chỉ... đá cho vui ở V-League. Chính vì thế, lần cuối cùng HAGL đạt hạng 3 V-League là năm 2013. Sau đó, họ liên tục nằm ở nhóm cuối bảng. Thê thảm nhất là mùa giải 2015, HAGL suýt xuống hạng khi bầu Đức quyết định sử dụng ngay khóa một của HAGL-JMG.
Những tưởng bầu Đức đã thay đổi suy nghĩ khi chi tiền mời HLV Kiatisuk Senamuang trở lại vào cuối năm ngoái, nhưng không. Ngay trong lần đầu tiên tiết lộ về thỏa thuận với "Zico Thái", bầu Đức đã phủ đầu truyền thông bằng cách nhắc lại quan điểm... đá cho vui.
Đến khi HLV Kiatisuk mạnh miệng tuyên bố mục tiêu của ông là giúp HAGL vô địch V-League, bầu Đức vẫn chối đây đẩy. Ông nói thẳng đó là... mục tiêu của HLV Kiatisuk, còn ông không quan tâm, không đặt nặng thành tích.
Dù vậy, lật lại các câu chuyện cũ để đoán rằng bầu Đức có thể nói vậy mà không phải vậy. Ông từng nói mời HLV Kiatisuk về HAGL vì thương bọn nhỏ. Rõ ràng, với danh tiếng mà dàn ngôi sao HAGL đang có, họ không thể cứ đá cho vui năm này qua năm khác và ăn mừng khi trụ hạng vào cuối mùa giải.
Bầu Đức không muốn tạo áp lực với HLV Kiatisuk.
Chuyện của Kiatisuk
Nói cách khác, bầu Đức có lẽ đã và đang chuyển sang phương châm bóng đá "nói ít, làm nhiều". Không ai mời một HLV tầm cỡ như Kiatisuk về chỉ để thỏa mãn đam mê cá nhân, hay chỉ để làm vừa lòng quân. Trước khi trở lại Việt Nam, Kiatisuk từng giúp tuyển Thái Lan tung hoành khắp nơi, thống trị khu vực Đông Nam Á và dần vươn ra biển lớn. Chính ông là người giúp "Voi chiến" lần đầu tiên lọt vào giai đoạn cuối cùng của vòng loại World Cup khu vực châu Á (2018).
Kiatisuk là người sinh ra để chiến thắng, từ khi thi đấu cho đến lúc cầm quân. Bảng vàng của ông có lẽ đồ sộ hơn bất cứ huyền thoại nào ở Đông Nam Á với 4 lần vô địch AFF Cup, 4 lần giành HCV SEA Games, 2 lần lọt vào top 4 Asian Games với tư cách cầu thủ. Chưa kể danh hiệu ở các CLB, đặc biệt ở HAGL. Không ai khác, chính Kiatisuk là biểu tượng cho cách làm bóng đá thời đầu của bầu Đức.
Một người như Kiatisuk chắc chắn sẽ không nhận lời trở lại với công việc HLV chỉ để... đá cho vui. Ông cũng hơn một lần tuyên bố tham vọng đưa HAGL vô địch V-League.
Trong phát biểu mới nhất, HLV Kiatisuk giải thích: "Bầu Đức không muốn gây áp lực cho tôi sau thời gian dài nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bản thân tôi không cho phép điều đó. Từ khi làm cầu thủ, tôi luôn đặt quyết tâm chiến thắng khi ra sân. Những mục tiêu như thế là cái đích, là động lực cho tôi phát triển trong công việc".
Đó chính xác là cá tính của Kiatisuk, một huyền thoại thực thụ, một tay săn bàn khét tiếng trước đây. Và tham vọng của ông, mục tiêu của ông chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ các cầu thủ HAGL.
Tâm sự của thế hệ Công Phượng
Cách đây gần 2 năm, Minh Vương đã thốt lên một câu nói vừa hài hước, vừa cay đắng khi HAGL chính thức an toàn ở V-League 2019: "Dành cả thanh xuân để trụ hạng". Cho dù ai cũng biết Minh Vương nói đùa, nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là sự chua chát của một thế hệ tài năng do HAGL phát hiện và đào tạo.
Không ai biết lứa cầu thủ này có thể tiến xa đến đâu ở V-League, bởi lẽ họ thậm chí chưa một lần được thử với tới các mục tiêu cao của giải đấu. Phải ra đời quá sớm và mau chóng nản chí, trụ hạng thành công cũng trở thành "vùng an toàn" của thế hệ Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh.
Tuy nhiên, cái gì cũng sẽ đến điểm tới hạn của nó. Các ngôi sao lớn không thể mãi hài lòng với giấc mơ con. Bầu Đức và HAGL sẽ không còn nhiều thời gian để "đá cho vui" nữa. Lứa cầu thủ năm nào giờ đã 26, 27 tuổi, không còn sự ngây thơ để cảm thấy vui khi "cố gắng hết mình mà vẫn thua trận". Họ đã trưởng thành và giàu tham vọng hơn.
Sự xuất hiện của HLV Kiatisuk vì thế giống như chất xúc tác có thể thổi bùng lên khát khao khẳng định của thế hệ Công Phượng với HAGL một lần nữa.
Câu nói của Minh Vương vẫn ám ảnh lứa Công Phượng Nỗi niềm của các cầu thủ lứa 1 Học viện HAGL-JMG được bày tỏ sau khi họ được dẫn dắt bởi HLV Kiatisuk Senamuang từ mùa giải 2021. Năm 2015, bầu Đức trình làng lứa cầu thủ được ăn tập, đào tạo từ 2007 lên sân chơi V.League. Điều đó đã tạo ra một cú hích lớn với bóng đá Việt Nam bằng...