Công Phượng không thể có cú đúp vì trọng tài
Công Phượng hai lần đưa bóng vào lưới nhưng trọng tài chỉ công nhận một bàn trong thắng lợi 2-1 của HAGL trước Thanh Hóa tại vòng 11 V.League chiều tối 28/4.
Đối đầu CLB Thanh Hóa trên sân khách, Công Phượng tiếp tục xuất phát trong đội hình HAGL dưới tư cách một tiền vệ trung tâm. Anh chơi lùi sâu, chịu khó tranh chấp, có nhiều không gian xử lý.
Tuy nhiên, Thanh Hóa phong tỏa Phượng rất tốt. Cơ hội đáng kể nhất của Phượng trong 2/3 thời gian đầu trận là một cú đá phạt dội xà ngang ở phút 47.
Tiền đạo tuyển Việt Nam bị hạn chế không gian rất nhiều bởi tuyến giữa được tổ chức tốt của chủ nhà. Anh gần như không có cơ hội thể hiện sở trường đi bóng. Mãi tới phút 67, cơ hội tiếp theo của Phượng mới xuất hiện khi Washington Brandao (áo trắng) bị phạm lỗi trong vòng cấm.
Từ chấm 11 m, Công Phượng không phạm sai lầm nào. Anh ghi bàn thứ 6 từ đầu mùa, qua đó vươn lên đứng thứ hai trong danh sách ghi bàn.
Video đang HOT
Pha lập công của Phượng cũng là bàn quyết định chiến thắng cho HAGL. Cuối trận, chủ nhà Thanh Hóa ghi một bàn để khép lại trận đấu với tỷ số 2-1 nghiêng về phía HAGL.
Công Phượng lẽ ra đã lập cú đúp nếu anh không bị trọng tài từ chối bàn thắng ở phút 69. Trọng tài biên căng cờ báo Phượng việt vị nhưng băng quay chậm cho thấy đó là một tình huống chưa việt vị.
Phượng tỏ ra tiếc nuối nhưng không phản ứng với trọng tài. Anh có lẽ đã tạm hài lòng với thắng lợi của đội bóng.
Cuối hiệp hai, khi Thanh Hóa buộc phải dồn lên, Phượng có nhiều cơ hội hơn. Anh tung ra thêm một cú dứt điểm nguy hiểm nhưng không có bàn thắng.
Công Phượng, Văn Toàn đều đã có 6 bàn. Họ là cặp tấn công nguy hiểm nhất V.League mùa này. Cả hai chỉ kém người dẫn đầu danh sách Vua phá lưới Oussou Konan một lần lập công.
Lại dậy sóng chuyện trọng tài
Trong hai trận đấu muộn vòng 9 V-League, những quyết định của trọng tài gây ảnh hưởng lớn tới kết quả chung cuộc, khiến những đội trong cuộc bức xúc.
Trợ lý trọng tài Nguyên Thành trước trận đấu giữa Thanh Hóa và TP.HCM. Ảnh: VPF.
Cao trào của vấn đề trọng tài ở vòng 9 V-League diễn ra tại sân Thanh Hóa. Do không phục quả đá phạt mà trọng tài chính Nguyễn Viết Duẩn trao cho đội chủ nhà, dẫn đến bàn gỡ hòa 1-1, các cầu thủ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bao vây tổ trọng tài, khiến những ông vua sân cỏ phải nhờ tới cảnh sát cơ động mới có thể rút khỏi sân.
Dù có thể rút lui, họ vẫn không lành lặn. Trợ lý Nguyễn Lê Nguyên Thành là người phất cờ, báo cầu thủ TP.HCM phạm lỗi, dẫn đến tình huống gây xô xát.
Trước khi rời sân, thủ môn Thanh Thắng của đội khách lao đến, hằm hè ông Nguyên Thành, chửi thể, rồi dùng đầu húc vào mặt. Sáng 13/4, ông Nguyên Thành đi khám và biết răng lung lay, có thể phải nhổ hoặc bắt vít.
"Tôi muốn Ủy ban kỷ luật vào cuộc và xử lý vụ việc", trợ lý Nguyên Thành nói.
Từ đầu mùa 2021, V-League làm rất chặt việc cầu thủ phản ứng trọng tài. Điển hình là việc trung vệ Kelly của Hà Tĩnh nhận thẻ vàng thứ hai, chỉ ít phút sau khi bị cảnh cáo trước đó.
Mấu chốt của việc nặng tay này nằm ở chỗ, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) muốn ngăn ngừa tình trạng bạo lực bùng phát. Cũng bởi đặt trọng tài ở thế cửa trên, trong mối quan hệ với cầu thủ, các nhà làm luật muốn ngăn ngừa từ trong trứng nước các vấn đề trọng tài có thể dính vào.
Nếu quả phạt trong trận Thanh Hóa - TP.HCM vẫn ở thế 50-50, nghĩa là trọng tài chưa chắc sai ở pha thổi, thì ở pha bóng trên sân Pleiku, rõ là trọng tài chính Trần Đình Thịnh chưa làm tròn nhiệm vụ.
Khi Công Phượng tiến đến chấm 11m, để đá phạt đền, một cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) khác là Dụng Quang Nho đã tiến vào vòng cấm địa. Anh bước qua hình vành khuyên, vốn để định cự ly 9m15 tính từ điểm đá phạt. Theo luật, đội chủ nhà phải thực hiện lại tình huống.
Tuy nhiên, vấn đề trọng tài từ phía ông Thịnh, là quá để tâm theo dõi Công Phượng chạy đà rồi sút tung lưới, và bỏ qua Quang Nho.
Các trợ lý khác của ông trên sân cũng vậy, dù đây là một pha bóng ở phút bù giờ cuối cùng, có thể mang lại 3 điểm trọn vẹn cho HAGL, hoặc giúp Nam Định có thêm một điểm trong cuộc đua top 6. Tất cả đều bỏ qua lỗi sai, dù họ không nhất thiết phải tập trung 100% vào tình huống chính.
Từ lâu, câu chuyện sử dụng VAR tại V-League đã được đặt ra, nhằm hạn chế những sai sót. Nhưng vì lý do tài chính, việc này bị lần lữa hết năm này qua năm khác. Nó khiến những đội đang phải đua trụ hạng, như Thanh Hóa, TP.HCM, luôn có suy nghĩ rằng lúc nào cũng có thể có còi méo.
Nam Định, nạn nhân ở Pleiku, cũng hiểu nỗi niềm ấy hơn ai hết. Mùa trước, có ít nhất 3 lần, những phán quyết của trọng tài khiến thầy trò Văn Sỹ nhận trái đắng.
VAR hay mời trọng tài ngoại, vốn dĩ cũng chỉ là giải pháp ngoài chuyên môn. Vấn đề chính, vẫn cứ là trọng tài, bởi trên sân, không ai có thể thay các ông vua áo đen đưa ra quyết định.
V-League và rủi ro từ mật độ thi đấu V-League 2021 dự kiến tạm nghỉ sau vòng 10, thay vì đá hết 13 vòng giai đoạn I, nhưng kiểu đá đồn dập hiện nay ẩn chứa nhiều rủi ro. 15 phút cuối trận Đà Nẵng - SLNA trên sân Hòa Xuân hôm 23/3, các cầu thủ chủ nhà hầu như không chạy nổi theo trái bóng, dù khi đó họ đang phải...