Công Phượng cùng đồng đội trước áp lực vô địch V-League 2020
AFC Cup đã huỷ, mục tiêu vào chung kết cúp quốc gia cũng thất bại, CLB TP.HCM hiện chỉ còn hi vọng gặt hái thành tích ở V-League, nơi chông gai đón đợi nhà đương kim á quân.
Trước thềm mùa giải, TP.HCM đã cho kích hoạt nhiều “bom tấn” trên thị trường chuyển nhượng khi đưa về nhiều cầu thủ tên tuổi, trong đó nổi bật hơn cả là thủ môn Bùi Tiến Dũng và tiền đạo Nguyễn Công Phượng.
Công Phượng (áo đỏ) cùng đồng đội đang phải gánh tham vọng vô địch V-League 2020
Và tới giữa mùa, thời điểm nhiều CLB than phải “chạy ăn từng bữa” vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì TP.HCM tiếp tục chi tiền mua 2 tiền đạo người Costa Rica có tổng giá trị chuyển nhượng lên tới 1 triệu USD.
Sự sốt sắng trên thị trường chuyển nhượng phần nào phản ánh tham vọng của đội chủ sân Thống Nhất trong mùa giải mà họ tham dự cùng lúc 3 sân chơi là AFC Cup, Cúp quốc gia và V-League.
Video đang HOT
Thế nhưng thời điểm này, AFC Cup đã huỷ, mục tiêu vào chung kết cúp quốc gia cũng tan theo trận thua muối mặt 1-5 trước Hà Nội thì thầy trò HLV Chung Hae-soung chỉ còn trông chờ vớt vát thành tích ở V-League 2020, dù trước mắt là hành trình rất chông gai.
Sau 11 vòng đấu, Công Phượng cùng đồng đội chỉ xếp thứ 5, kém đội đầu bảng là Sài Gòn 6 điểm.
Muốn vô địch V-League 2020, trước tiên TP.HCM phải thi đấu tốt ở hai lượt trận cuối giai đoạn 1 (gặp Nam Định và HAGL) để có một vị trí trong top 8 – điều kiện đủ để vào vòng tranh vô địch giai đoạn 2.
Ở giai đoạn 2, nơi mỗi trận đấu là một trận chung kết, thầy trò HLV Chung Hae-soung sẽ lần lượt đấu với 7 ứng viên khác.
Dù có trong tay nhiều ngôi sao từ nội binh tới ngoại binh nhưng TP.HCM lại thiếu sự ổn định và đội hình thiếu chiều sâu. Điều đó lý giải tại sao họ dễ dàng thua những đội bóng cửa dưới như Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, hay thảm bại trước Hà Nội thiếu vắng nhiều trụ cột.
Với TP.HCM, nếu không tái lặp được thành tích á quân 2019 sẽ là một mùa giải “thất bại toàn tập”.
Ông Park lo tuyển thủ 'hắt hơi, sổ mũi'...
Bóng đá Việt Nam đã trở lại hậu dịch COVID-19 lần thứ hai với sự mong ngóng những giải đấu về đích an toàn, đồng thời đảm bảo sức khỏe của học trò ông Park Hang-seo để phục vụ nhiều mặt trận lớn.
Ai thay các trung vệ Duy Mạnh, Đình Trọng chấn thương, Quang Hải chưa ghi bàn ở V-League, Công Phượng có phong độ chưa tốt, thủ môn Văn Lâm chật vật tại Thái Lan, hai chân sút Tiến Linh, Hà Đức Chinh tịt ngòi... đó là những mối nghi ngại thường xuyên gửi đến ông Park. Các học trò quen thuộc của ông thầy người Hàn gần như mặc định có suất chơi ở tuyển quốc gia và mỗi cái "hắt hơi, sổ mũi" của họ đều ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của cả một tập thể.
Sự quan tâm của nhiều giới về thầy trò Park Hang-seo nói thay cho kỳ vọng lớn vào đội tuyển quốc gia ở một thời điểm mới, sau những thành công ngoài mong đợi suốt hơn hai năm qua. Nhưng chặng đường sắp tới với ông Park sẽ không còn dễ dàng khi các đối thủ hiểu rõ các gương mặt cũ của bóng đá Việt Nam hơn và đang nỗ lực làm mới mình. Ông Park gánh vác nhiệm vụ nặng nề vượt qua vòng loại thứ hai World Cup 2022, vô địch AFF Cup 2020 (dời sang tháng 4-2021) trong bối cảnh tre ngày càng già mà măng mọc chậm.
Quang Hải mới ghi bàn lại ở Cúp Quốc gia và thầy Park mong anh ghi bàn nhiều hơn tại V-League nữa. Ảnh: NGỌC DUNG
Đợt tổng duyệt lực lượng kế thừa đội tuyển với gần 50 cầu thủ trẻ dưới 22 tuổi của HLV Park Hang-seo cho thấy ông quá lo lắng bởi sự hụt hẫng và sốt sắng tìm nhân tài trong thế cấp bách. Tuy nhiên, dễ thấy đó chỉ là phương án cuối cùng của ông thầy Hàn, vì gần nửa thành phần lên tuyển ở đội hạng Nhất, hạng Nhì mà ông chưa từng xem hoặc rất hiếm hoi để mắt đến. Nó không phải là giải pháp căn cơ của các đội tuyển quốc gia thông thường có lực lượng ưu tú nhất đều tập trung cho V-League.
Nghiệt nỗi các tuyển thủ khoác áo tuyển ở V-League trở về CLB không phải ai cũng có diễm phúc ra sân đều đặn, đặc biệt là những gương mặt trẻ, do phải nhường suất cho ngoại binh và đàn anh kỳ cựu hơn. Chưa thể tìm một CLB nào khác HA Gia Lai tung ra rất nhiều cầu thủ trẻ hoặc thường khoác áo tuyển để rèn luyện và cái giá phải trả là mùa nào cũng vật vã chạy trốn rớt hạng.
Cái khó của thầy Hàn là nhân tài trẻ ở làng bóng Việt như lá mùa thu và thời gian, sự trải nghiệm của họ không đủ thay thế cho lứa đàn anh cũ bão hòa về mặt chuyên môn lẫn khát khao đã vơi đi ít nhiều. Cho nên mỗi động tĩnh của các trụ cột trên tuyển luôn là nỗi lo của ông Park trong quá trình chuẩn bị những giải đấu quốc tế lớn.
Thầy Park đã dõi theo Cúp Quốc gia tái khởi động tròn trịa sau vòng bán kết và mong cho V-League cùng giải hạng Nhất tiếp tục suôn sẻ giúp cho cuộc chơi của các đội tuyển quốc gia đỡ nhọc nhằn hơn.
Giảm tải cho lực lượng tuyển thủ hai trong một
Sở dĩ HLV Park Hang-seo ráo riết săn lùng nhân tài cho đội trẻ U-23 Việt Nam là bởi lực lượng này rất cần thiết tăng cường cho đội hình cũ lẫn chia lửa với tuyển quốc gia. Thầy Park thời gian qua gần như chỉ sử dụng một nhóm cầu thủ nòng cốt cho cả hai đội tuyển khiến cho nội tình xảy ra tình trạng quá tải và quá oải khi phải căng sức trên nhiều mặt trận. Hơn nữa, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tất cả giải đấu trong năm 2020 bị dồn sang năm 2021 nên ông Park và các cộng sự phải chạy đua cật lực cho thành tích của hai đội tuyển. Mục tiêu của đội U-23 Việt Nam gay go không kém tuyển quốc gia với sự bắt buộc vô địch SEA Games 31 vào cuối năm 2021 và trước đó phải thắng ở vòng loại U-23 châu Á.
CLB Hà Nội có lợi thế để vượt qua CLB TPHCM CLB TPHCM đầy quyết tâm, nhưng CLB Hà Nội đồng đều hơn. Trong khi đó, ở cặp bán kết còn lại, Viettel nhiều ngôi sao hơn, nhưng Than Quảng Ninh vẫn có nét đặc trưng riêng. Trận đấu được chờ đợi nhất chắc chắn là cuộc đối đầu trên sân Hàng Đẫy giữa CLB Hà Nội và CLB TPHCM. Từ 2 năm qua,...