Công phu “tuyệt đỉnh” đặc công 198
Để có bản lĩnh, sức khỏe hơn người, mỗi chiến đấu viên của Lữ đoàn Đặc công 198 (Binh chủng Đặc công) phải trải qua quá trình khổ luyện khắt khe.
Nhờ thường xuyên luyện rèn ở mọi lúc, mọi nơi mà các chiến đấu viên của Lữ đoàn Đặc công 198 đã tiếp tục tô thắm 16 chữ vàng truyền thống vẻ vang của bộ đội đặc công: “Đặc biệt tinh nhuệ; Anh dũng tuyệt vời; Mưu trí táo bạo; Đánh hiểm thắng lớn”.
Dưới đây là một số hình ảnh thể hiện bản lĩnh, “mình đồng da sắt” của các chiến đấu viên Lữ đoàn Đặc công 198, xin giới thiệu cùng bạn đọc…
Luyện tập đánh đối kháng.
Đoạt dao, quật địch.
Luyện tập bắn súng.
Bay qua vòng lửa.
Video đang HOT
Tay cứng hơn gạch.
Để thực hiện thành công nội dung này, các chiến đấu viên phải luyện khí công ít nhất từ 5 năm trở lên.
Một màn trình diễn ngoạn mục của các chiến đấu viên khẳng định bản lĩnh và mình đồng da sắt.
Theo Dantri
Đặc công Việt Nam ngụy trang như thế nào?
Ngụy trang đặc công là một phương pháp vô cùng đặc biệt, là nhân tố cho sự thành bại trong mọi nhiệm vụ.
Một người lính đặc công được ngụy trang bằng bùn đất đang lặng lẽ áp sát mục tiêu
Với người lính đặc công, ngoài những vũ khí như súng, dao găm, lựu đạn, võ nghệ, một thứ vũ khí khác còn quan trọng hơn đó là vũ khí ngụy trang. Để có thể tấn công mục tiêu một cách bất ngờ, táo bạo thì ngụy trang là phương pháp quan trọng nhất.
Ngụy trang là phương pháp khá phổ biến trong các hoạt động quân sự để che giấu đội hình chiến đấu trước các phương tiện trinh sát bằng mắt thường, khí tài, quân khuyển.. của đối phương.
Người lính đặc công hòa mình vào môi trường xung quanh, lặng lẽ tiếp cận mục tiêu mà kẻ thù không hề hay biết. Tùy thuộc vào địa hình tác chiến sẽ có phương pháp ngụy trang khác nhau để tương thích với môi trường xung quanh.
Ngụy trang bằng bùn đất
Đây là phương pháp ngụy trang được sử dụng khi tấn công các mục tiêu được bố trí gần các khu vực gần đồng ruộng, sông ngòi, đầm lầy, bờ biển... Người lính đặc công đánh trần, chỉ mặc một chiếc quần lót và được trét bùn lên khắp người để ngụy trang, có thể là bùn trắng, bùn đen tùy theo điều kiện thổ nhưỡng.
Ngụy trang bằng cây cỏ
Đây là phương pháp được sử dụng khi tấn công các mục tiêu gần các khu vực đồi núi nhiều cây cỏ, những người lính đặc công được ngụy trang kỹ đến mức nếu họ không động đậy rất khó để nhận ra họ. Những kỹ thuật ngụy trang trên được vận dụng tới mức điêu luyện đến mức "tàng hình" trước mắt đối phương.
Ngụy trang bằng cây cỏ để tiếp cận mục tiêu
Đối với các kỹ thuật ngụy trang thì biết vận dụng vào địa hình, địa vật để che dấu khỏi tầm quan sát của đối phương. Lợi dụng sự phản xạ của mắt đối với ánh sáng và bóng tối để nằm im hay vận động.
Trị thú dữ
Ngoài những phương pháp ngụy trang hòa lẫn với môi trường xung quanh, người lính đặc công còn phải đánh trần nằm phơi sương nhiều giờ đồng hồ cho bay hết hơi người trước khi đột nhập mục tiêu hoặc bôi một loại thuốc khử mùi. Nhiều khi đặc công ém mình ngụy trang, chó Berger đến ngửi từ đầu đến chân rồi bỏ đi.
Nhưng đôi lúc cũng phải chạm trán với lũ quân khuyển hung dữ này, một người lính đặc công từng tâm sự: "Một con Berger còn đáng sợ hơn một tiểu đội lính Mỹ". Khi chạm trán với loại quân khuyển được huấn luyện bài bản này thì dao găm là vũ khí chủ lực để tiêu diệt nó mà không gây nhiều tiếng động.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong chiến tranh tại Việt Nam, Mỹ còn sử dụng cả ngỗng thành những lính canh đáng sợ. Ngỗng có khả năng đánh hơi và phát hiện tiếng động dù rất nhẹ. Phản ứng của chúng là kêu toáng lên báo động và kéo cả đàn cùng tấn công. Bị vây giữa đám giặc có mỏ và có cánh này kể như phiền phức to. Tuy nhiên, ngỗng lại rất sợ rắn, người lính đặc công chỉ cần bứt những cọng môn (dọc mùng) hay những sợi dây dài giả làm rắn. Gặp phải thứ rắn giả này, ngỗng chỉ còn biết co cổ, nằm im.
Báo đen rình mồi
Lính Mỹ sợ nhất đặc công Việt Nam
Trong cuốn hồi ký "Chân trần chí thép" của tác giả Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ James G.Zumwalt, con trai của Đô đốc Elmo Zumwalt, chỉ huy Hải quân Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam, đã bày tỏ sự thán phục của ông đối với những người lính dặc công ở miền Bắc Việt Nam. Cuốn hồi ký của ông cho ta một cái nhìn xuyên suốt về tinh thần của người Việt Nam, về việc sử dụng lòng kiên trì như một thứ vũ khí chống lại kẻ thù cũng như họ làm thế nào để phát huy tính kiên nhẫn cho thành công của các trận đánh.
Không một nhóm đơn lẻ nào khiến lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hòa lo ngại bằng đặc công Bắc Việt. Các chiến sĩ đặc công đã được đối thủ của họ trên chiến trường nể phục. Chiến sĩ đặc công Bắc Việt luôn tạo ra nhiều mối đe dọa đột kích nhằm vào quân Mỹ, trong đó đặc biệt đáng chú ý là khả năng "siêu việt" trong việc âm thầm đột nhập vào những nơi được canh gác cẩn mật nhất.
Trong vài trường hợp, lính đặc công mất cả ngày để đột nhập và thoát ra khỏi căn cứ mà kẻ thù không hề hay biết. Họ luôn làm việc theo nhóm với số thành viên tùy thuộc vào nhiệm vụ. Nếu đem ra cân đo đong đếm, đặc công là lực lượng gây ra nhiều tổn thất cho các nỗ lực chiến tranh của người Mỹ hơn bất kỳ một đơn vị chiến đấu đơn lẻ nào khác tại chiến trường Việt Nam.
Mặc dù chiến tranh đã đi qua nhiều thập kỷ nhưng người lính đặc công thời bình vẫn miệt mài tập luyện trên thao trường gian khổ. Không một đơn vị quân đội nào phải trải qua những đợt huấn luyện gian khổ và ác liệt như lính đặc công.
Những người lính đặc công hôm nay vẫn ngày đêm hăng say luyện tập để xứng danh truyền thống hào hùng của dân tộc và truyền thống "Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí, táo bạo, đánh hiểm thắng lớn" của binh chủng đặc công.
Theo xahoi
Quảng Ninh xót xa hậu bão Bão số 14 (Haiyan) sau khi tàn phá san bằng nhiều thành phố làng mạc và làm chết hơn 10.000 dân Philippines đã đi vào Biển Đông với sức gió kinh hoàng. Mặc dù đã đổi hướng nhiều lần nhưng siêu bão vẫn giữ sức tàn phá khủng khiếp khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề. Tiên Yên:...