Công nương Monaco mang song thai
Công nương Charlene, người vợ gốc Nam Phi của ông hoàng Monaco Albert II, đang mang song thai và sẽ sinh con vào cuối năm nay.
Ông hoàng Monaco và nương Charlene.
Cung điện hoàng gia Monaco hôm nay đã ra tuyên bố xác nhận thông tin được đăng tải trước đó trên tạp chí Hello.
“Ông hoàng và bà hoàng của Monaco rất vui mừng xác nhận rằng họ sẽ đón cặp song sinh vào cuối năm nay”, tuyên bố cho hay.
Công nương Charlene, 36 tuổi, là một cựu vận động viên bơi lội Nam Phi. Cô kết hôn với ông hoàng Albert II, 56 tuổi, vào năm 2011.
Video đang HOT
Cặp song sinh sẽ là con đầu lòng của cặp đôi và cháu của cựu minh tinh màn bạc Hollywood Grace Kelly. Cặp song sinh sẽ thế chân người chị gái Caroline của ông hoàng Albert để trở thành người kế vị ngai vàng của Công quốc Monaco.
Ông hoàng Albert đã có 2 con ngoài giá thú từ các mối quan hệ trước đó. Theo luật thừa kế của Monaco, không ai trong số 2 người con này có bất kỳ tước hiệu hoàng gia nào và cũng không được xem là người thừa kế ngai vàng.
Tuy nhiên, chúng có các quyền lợi hợp pháp đối với một phần trong khoản tài sản cá nhân kích xù của ông hoàng Albert mà tạp chí Forlesước tính lên tới trên 1 tỷ USD.
An Bình
Theo AFP
Trung Quốc đòi Mỹ và Ấn Độ đứng ngoài Biển Đông
Trung Quốc ngày 8/10 đã cảnh báo Ấn Độ và Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông, sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm Washington vừa qua đã cùng Tổng thống Mỹ Obama bày tỏ sự quan ngại về căng thẳng biển đảo trong khu vực.
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Obama đều đã bày tỏ sự quan ngại về căng thẳng tại Biển Đông
Trong chuyến thăm Washington vừa qua, Thủ tướng Modi và Tổng thống Obama đã ra thông cáo chung, khẳng định hai nhà lãnh đạo "bày tỏ quan ngại trước những căng thẳng gia tăng liên quan đến chủ quyền lãnh hải". Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo "tự do hàng hải và các chuyến bay qua khu vực, đặc biệt tại Biển Đông".
Đây là lần đầu tiên một thông cáo chung của Mỹ và Ấn Độ dẫn chiếu cụ thể tới tình hình Biển Đông. Trước đây, Ấn Độ không đề cập cụ thể tranh chấp này do e ngại sự nhạy cảm của Trung Quốc.
Cả hai nhà lãnh đạo cũng kêu gọi "tất cả các bên tránh sử dụng, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để thúc đẩy những tuyên bố chủ quyền của mình", trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực khiếu nại về sự quyết liệt của Trung Quốc trong thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, trong ngày 8/10, Bắc Kinh đã cảnh báo hai nước trên không can thiệp vào tranh chấp trong khu vực.
"Lập trường của chúng tôi đó là tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bởi các nước có liên quan trực tiếp, thông qua đối thoại và tham vấn. Và bất kỳ bên thứ ba nào không nên tham gia vào tranh chấp này", người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố.
Trung Quốc khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hầu hết vùng nước và các hòn đảo trên Biển Đông - khu vực vốn có nhiều nước tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh cáo buộc Washington đang thổi bùng căng thẳng trong khu vực khi tăng cường quan hệ với các bên liên quan như Philippines.
Ấn Độ trong khi khẳng định sẽ không can dự vào những tranh chấp này, vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải tại Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải quan trọng mà hầu hết hàng hóa thương mại của Ấn Độ với khu vực Đông Á đi qua.
Thanh Tùng
Tổng hợp
"Ông Kim Jong-un vẫn nắm quyền, bị thương ở chân khi thị sát tập trận" Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn điều hành chính phủ nhưng bị thương ở chân trong khi thị sát các cuộc tập trận quân sự, một nguồn tin thân cận với ban lãnh đạo Triều Tiên cho biết, giảm nhẹ những đồn đoán về sức khỏe và việc nắm quyền của nhà lãnh đạo 31 tuổi. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un...