Công nhân ‘vây’ nhà máy phản đối bán máy móc
Hơn 100 công nhân là cổ đông của Công ty CP xi măng và vật liệu xây dựng Cầu Đước đóng tại phường Cửa Nam, TP.Vinh, Nghệ An, đã “vây” nhà máy sản xuất xi măng để phản đối việc chủ tịch hội đồng quản trị công ty này bán máy móc của nhà máy.
Các công nhân ngăn cản xe chở máy móc ra khỏi cổng nhà máy – Ảnh: K.Hoan
Trưa nay 25.3, sau khi hay tin hội đồng quản trị quyết định bán máy móc của nhà máy, các công nhân là cổ đông của Công ty CP xi măng và vật liệu xây dựng Cầu Đước đã kéo đến ngăn cản xe tải chở máy móc khỏi nhà máy.
Tình hình khá phức tạp, lãnh đạo nhà máy đã phải báo công an đến giữ gìn trật tự. Các cổ đông yêu cầu gặp chủ tịch hội đồng quản trị công ty trên là ông Phan Huy Lệ nhưng được thông báo là ông Lệ đang đi công tác.
Chiều cùng ngày, các công nhân vẫn không cho xe vận chuyển 3 máy ép gạch rời khỏi nhà máy và yêu cầu được chất vấn hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của công ty.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Thực (nguyên là công nhân của công ty, đồng thời là một cổ đông) cho biết từ năm 2012 đến nay, các cổ đông không được công ty chi trả cổ tức và cũng không được thông báo về tình hình sản xuất kinh doanh.
Theo ông Thực, vốn điều lệ của công ty từ 10 tỉ đồng đã được ông Phan Huy Lệ tự ý nâng lên 150 tỉ đồng trong khi 2 năm nay, công ty làm ăn rất kém.
“Mục đích của việc tăng vốn điều lệ trong khi công ty đang nằm trên bờ vực phá sản là nhằm khống chế phần vốn của cổ đông công nhân nắm giữ để hội đồng quản trị tự ý quyết mọi việc chứ không phải để phục vụ cho sản xuất kinh doanh”, ông Thực nói.
Tối cùng ngày, hàng chục cổ đông công nhân vẫn “vây” trụ sở làm việc của nhà máy yêu cầu gặp hội đồng quản trị để chất vấn.
K.Hoan
Theo Thanhnien
Những "làng liều", thôn "liều mạng"
Chiến tranh đã lùi xa 40 năm nhưng hậu quả vẫn còn để lại dưới mỗi nếp nhà ở Quảng Trị: Bom vẫn nổ, tác hại chất độc da cam vẫn hiện hữu... Làm gì để mảnh đất này thôi không còn những nỗi đau ấy? Đó là câu hỏi dai dẳng mà những người làm chính sách hậu chiến đang phải giải quyết.
Một số người cho rằng đặc sản Quảng Trị là... bom đạn. Đó là cách nói cường điệu hóa. Tuy nhiên, ở đây có những nơi được coi là "làng liều", thôn "liều mạng" cưa bom kiếm sống. Hậu quả để lại là những ngôi nhà tang thương.
Ký ức kinh hoàng
Cách đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử chừng 500m có con đường đất đỏ dẫn vào nhà ông Nguyễn Văn Bình, 54 tuổi, ở thôn 6 (xã Hải Thái, Gio Linh).
Hiện nay, tại Quảng Trị nhiều người dân (trong đó có phụ nữ) vẫn đi rà tìm phế liệu chiến tranh để mưu sinh, bất chấp cái chết rình rập
Năm 1975, đất nước hòa bình, ông Bình theo chân cha mẹ hòa vào dòng người lên vùng kinh tế mới Hải Thái sinh cơ lập nghiệp. Nhà có 5 anh em thì cả 5 đều theo nghiệp tìm phế liệu chiến tranh. "Hồi đó nếu không đi tìm bom đạn thì lấy gì bỏ vào mồm, lấy gì nuôi sống gia đình. Biết chết đó nhưng đành nhắm mắt làm liều, chỉ biết cầu trời phật phù hộ" - ông Bình chua xót.
Ông Bình vẫn nhớ như in cái ngày cả 3 em trai cùng 2 thanh niên thôn 6 tử nạn ở đồi Máu. Đó là một buổi trưa tháng 2.1991, khi cả 5 nạn nhân xấu số cùng nhau đào được quả pháo 175 ly ở độ sâu 7m rồi đem lên tháo lấy thuốc nổ. Khi cả 5 đang hì hục, người cầm ve, kẻ dùng búa tạ đập mạnh vào quả pháo để tháo kíp thì bỗng một tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên giữa chốn thâm sâu. Cả 5 thanh niên ngã gục, mình găm đầy mảnh đạn pháo. Dân thôn 6 vội bỏ bữa trưa, lao vào rừng cáng thi thể cả 5 nạn nhân ra, nước mưa hòa nước mắt. Cả làng gánh đại tang.
Kế bên nhà ông Bình là gia đình ông Nguyễn Sảo (80 tuổi) có 3 người con trai chết vì bom đạn. Đứa con đầu đi tìm phế liệu, đêm đốt lửa sưởi ấm để ngủ lại trong rừng. Không ngờ, khi lửa vừa nhóm lên, một quả bom nằm cạn trên mặt đất bị đốt nóng phát nổ, cắt đôi người. Người con thứ 2 chết khi đang xem một nhóm thanh niên tháo quả đạn pháo và đạn phát nổ. Còn người thứ 3 chết vì giẫm phải mìn khi đang đốn củi. Một năm 3 lần, ông Sảo nuốt nước mắt làm đám giỗ cho con.
Ông Đào Duy Hải - Trưởng thôn 6, Hải Thái cho biết, từ sau năm 1975 đến năm 2002, xã có 53 người chết, 35 người bị thương thì riêng thôn 6 đã chiếm 70%.
Cách đây chưa lâu, người dân huyện Hướng Hóa, Quảng Trị ngậm ngùi nước mắt trước cái chết thê thảm của hai anh em ruột dân tộc Vân Kiều Hồ Li Va (21 tuổi) và Hồ Văn Na (18 tuổi, trú thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa). Ngày 28.7.2013, hai thanh niên này sang bản May, huyện Sepone, tỉnh Savannakhet (Lào) tìm thấy một quả bom. Hôm sau, họ cùng hai người Lào ở bản May, bắt tay tháo bom để lấy kim loại. Bom nổ, hai anh em chết ngay tại chỗ, hai người Lào bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu. Gia đình nhận con em mình chỉ còn là những mảnh ghép thịt xương sau vụ nổ.
Theo Khampha
Khói đám cháy bao vây nhà cao tầng Đám cháy tổ hợp garage, nhà hàng ăn uống ở khu vực giáp ranh Cầu Giấy - Nam Từ Liêm, Hà Nội tạo thành cột khói đen che mờ các toà nhà cao tầng. Một số nhân chứng cho rằng ngọn lửa bắt đầu từ địa điểm này. Cảnh sát PCCC điều động lực lượng khá đông, với hơn chục xe cứu hỏa...