Công nhân Trung Quốc đang hoảng loạn tại Iraq
Tình hình Iraq lúc này rất bất ổn. Quân chính phủ và quân nổi dậy đang giao tranh ác liệt khiến cho Trung Quốc đứng ngồi không yên. Hàng ngàn công nhân Trung Quốc đang bị kẹt lại Iraq. Họ không chỉ lo ngại bị ăn đạn mà còn có thể bị chết đói vì không còn nguồn cung cấp lương thực.
Mất liên lạc và lo chết đói
Một doanh nhân Trung Quốc tại Baghdad nói với phóng viên hôm 17.6, rằng hơn 1.000 công nhân Trung Quốc từ Nhà máy chế tạo thiết bị Trung Quốc (CMEC) đang làm việc trên một dự án nhà máy điện ở Samarra, tỉnh Salaheddin, bị mắc kẹt trong cuộc chiến giữa lực lượng chính phủ và phiến quân. Dự án này đã được ký kết vào cuối năm 2012 và có giá trị hơn 1,85 tỷ nhân dân tệ (292, triệu USD).
1.000 công nhân Trung Quốc bị mắc kẹt giữa hai làn đạn
Đại diện văn phòng tại Baghdad của CMEC đã cố gắng gửi một máy bay trực thăng để sơ tán các công nhân nhưng đã bị nhân viên quân sự Iraq tại sân bay Baghdad chặn lại vì lý do an ninh.
Vợ của một trong những công nhân bị mắc kẹt đã viết trên tài khoản Sina Weibo rằng cô đã mất liên lạc với chồng kể từ thứ Sáu (13.6) và kêu gọi sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông. “Các phiên dịch và cảnh sát địa phương đều bỏ chạy. Các công nhân Trung Quốc bị bỏ mặc với một chút thức ăn và nước uống. Họ cũng không biết tiếng địa phương”, người vợ đã viết một cách tuyệt vọng trên mạng.
Video đang HOT
Cho đến giờ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Iraq vẫn chưa xác nhận vụ việc như báo chí nước này nêu trong thời gian qua.
Những tấm ảnh đẫm máu khiến người Trung Quốc lo lắng cho người thân của họ
Có bao nhiêu công nhân Trung Quốc tại Iraq?
Trong năm gần đây, Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào Iraq. Lợi ích của Trung Quốc ở Iraq không chỉ ở ngành công nghiệp dầu mỏ. Các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào một loạt các dự án cơ sở hạ tầng tại Iraq. Tờ China Youth Daily ước tính có 15.000 công dân Trung Quốc làm việc tại Iraq.
Công ty xây dựng và nhà thầu phụ Trung Quốc thường số lượng lớn người lao động Trung Quốc đến các vùng nước ngoài để làm việc. Một số có đăng ký nhưng còn một số lớn có thể không. Do đó, rất khó xác định con số thật sự là có bao nhiêu công nhân Trung Quốc tại Iraq và bao nhiêu người bị mắc kẹt lúc này.
Giờ các quan chức Trung Quốc phải xem xét phương án tổ chức sơ tán hàng loạt công nhân nếu cuộc khủng hoảng tại Iraq trở nên nguy hiểm hơn. Khi Libya rơi vào nội chiến năm 2011, giới chức Trung Quốc bố trí sơ tán 35.000 công dân nước họ, chủ yếu là bằng đường biển. Tuy nhiên, lần này tại Iraq thì mọi thứ có thể nguy hiểm hơn rất nhiều khi các thành phố phía Bắc Iraq, nơi giao tranh lại cách khá xa vịnh Ba Tư.
Theo Một Thế Giới
Mỹ lộ chia rẽ trong quyết định không kích khủng bố ISIS tại Iraq
Những khoảng trống tình báo đã khiến Nhà Trắng cảm thấy không chắc chắn về việc tấn công các phần tử khủng bố.
Các quan chức Mỹ xác nhận hôm 18/6 rằng chính phủ Iraq đã yêu cầu Lầu Năm Góc tiến hành các cuộc không kích chống lại lực lượng khủng bố ISIS giúp đất nước của họ thoát khỏi các mối đe dọa hiện nay, nhưng Washingon chưa sẵn sàng để đưa ra một sự hỗ trợ như vậy.
Những khoảng trống tình báo đã khiến Nhà Trắng cảm thấy không chắc chắn về việc tấn công các phần tử khủng bố khi nào hoặc ở đâu và lo ngại nó sẽ làm giảm khả năng thành công của các cuộc không kích, thông tấn AP cho biết.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey.
"Chúng tôi đã nhận được yêu cầu từ chính phủ Iraq về việc hỗ trợ không kích", Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, nói với các nhà lập pháp Mỹ trong một buổi điều trần tại Thượng viện hôm 18/6.
Tuy nhiên, tướng Dempsey nói thêm rằng Lầu Năm Góc chưa chắc chắn về kết quả của các cuộc không kích cho đến khi thu thập được đầy đủ thông tin tình báo cho hoạt động này ở Iraq.
Trong ngày gần đây, ISIS đã tấn công đánh chiếm hai thành phố lớn của Iraq và đe dọa tới cả thủ đô Baghdad.
Việc từ chối hỗ trợ Iraq chiến đấu chống lại ISIS đã chứng minh sự chia rẽ trong giới chính trị Mỹ, trong đó một bên yêu cầu quân đội phải khẳng định vai trò của mình trong cuộc khủng hoảng ở Iraq hiện nay, còn một bên không muốn nước Mỹ dấn thân vào một cuộc chiến tranh mới.
"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải có hành động trực tiếp chống lại ISIS, đưa quân tới Baghdad và ngăn chặn chúng thâm nhập thành phố này", Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein nói với phóng viên trong tuần này.
"Đây là thời điểm để người Iraq tự giải quyết các rắc rối của chính mình. Những người công kích quyết định rút quân của Tổng thống Obama là sai và có lỗi với người dân Mỹ. Sau một thập kỷ chiến tranh, người Mỹ đã có đủ rồi", Thượng nghị sĩ Nevada, Harry Reid, nói với AP.
Tuy nhiên, nếu Mỹ quyết định hỗ trợ Iraq không kích các phiến quân, thì cũng không dễ dàng giành được thành công, các chuyên gia quân sự cho biết.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, tướng Dempsey nói rằng Mỹ đã huy động rất nhiều máy bay có người lái và không người lái tới khu vực để thu thập tin tình báo, giám sát và trinh sát.
Theo Giáo Dục
Mỹ thẳng tay từ chối lời thỉnh cầu giúp đỡ từ Iraq Tờ New York Times đưa tin, chính phủ Mỹ đã từ chối lời thỉnh cầu từ phía Iraq về việc tiến hành một cuộc không kích vào các căn cứ của phiến quân. Trước đó, Tổng thống Mỹ Obama đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng giúp đỡ chính quyền Baghdad trong cuộc đấu chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi...