Công nhân Trung Quốc bỏ thuốc độc vào bánh bán sang Nhật
Một công nhân nhà máy thực phẩm của Trung Quốc thú nhận trước một tòa án của tỉnh Hà Bắc là đã bỏ thuốc độc vào sủi cảo đông lạnh bán sang Nhật, làm 10 người ở Nhật trúng độc vào năm 2008.
Lư Duyệt ình bị xét xử tại tòa án Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, 30/7/2013
Vụ này đã khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng vào thời điểm Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Olympic năm đó.
Tân Hoa Xã nói rằng vụ xử người công nhân tên Lư Duyệt Đình, 39 tuổi, hôm 30/7 có sự chứng kiến của một số quan chức Nhật Bản.
Theo tờ China Daily phiên bản tiếng Anh của Trung Quốc, bị can có thể bị kêu án ít nhất là 10 năm tù.
Video đang HOT
Công nhân này cho biết anh đã bơm thuốc trừ sâu vào các hộp sủi cảo đông lạnh để gây chú ý cho người chủ của anh trước đồng lương mà anh cho là kém cỏi.
Sau khi có số người Nhật bị trúng độc, chính phủ Nhật Bản đã cho thu hồi hàng triệu hộp bánh xếp trong các siêu thị, vào lúc sắp sửa có Olympic Bắc Kinh 2008.
Theo Dantri
Phó thủ tướng Nhật bị chỉ trích vì phát biểu gây tranh cãi
Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso hôm nay đã rút lại các bình luận cho rằng Nhật Bản nên học phát xít Đức trong việc cải cách hiến pháp.
Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso.
Hôm 29/7, ông Aso nói trong một bài phát biểu rằng Nhật Bản "có thể học kỹ thuật" mà Đức quốc xã sử dụng để thay đổi hiến pháp Đế chế.
"Hiến pháp Đế chế của Đức đã thay đổi sang hiến pháp Đức quốc xã mà không cần không báo. Tại sao chúng ta không học cách làm này?", ông Aso nói.
Những bình luận của ông Aso diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang tranh luận về hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của nước này, vốn quy định rằng quân đội chỉ có nhiệm vụ tự vệ.
"Tôi rút lại các bình luận trong đó tôi đã lấy Đức quốc xã làm ví dụ, vì nó dẫn tới những hiểu lầm", ông Aso, người cũng là bộ trưởng tài chính và một cựu thủ tướng, phát biểu trước báo giới ngày 1/8.
Còn Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thì cho hay: "Tôi muốn làm rõ rằng nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ không bao giờ xem xét chính phủ Đức quốc xã với quan điểm tích cực".
Các phát biểu gây tranh cãi của Phó thủ tướng Nhật đã vấp phải các chỉ trích từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hồng Lỗi cho hay các bình luận của ông Aso khiến các quốc gia láng giềng của Nhật lo ngại, hãng tin Xinhua đưa tin.
"Chúng tôi yêu cầu phía Nhật Bản tôn trọng lịch sử, hoàn thành cam kết về các vấn đề lịch sử và tạo lập lòng tin với các láng giềng Nhật Bản và cộng đồng quốc tế thông qua các hành động cụ thể", ông Hồng Lỗi nói.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young cũng nói rằng các bình luận của ông Aso "chắc chắn làm tổn thương nhiều người".
Cải cách hiến pháp là một vấn đề phức tạp tại Nhật Bản. Theo điều 9 của hiến pháp hậu chiến tranh, Nhật bị cấm sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp, ngoại trừ trường hợp phòng vệ.
Nhưng Thủ tướng Abe - hiện đang kiểm soát cả 2 viện của quốc hội sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại thượng viện hồi tháng trước - đã ám chỉ rằng ông muốn xem xét lại vai trò của quân đội Nhật Bản để phù hợp với môi trường an ninh đang thay đổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Taro Aso đã vài lần bị "lỡ miệng" trong quá khứ. Hồi còn làm thủ tướng, ông đã cáo buộc các bác sĩ thiếu lương tri và gọi người già là một nhóm "yếu đuối", mặc dù đảng của ông phụ thuộc nhiều vào các cử tri cao tuổi để giữ quyền lực.
Theo Dantri
Báo Trung Quốc: "Không có chuyện Trung Nhật họp thượng đỉnh" Trung Quốc đã phủ nhận thông tin tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với Nhật Bản sau khi Tokyo đề xuất tiến hành họp bàn nhằm xoa dịu tình hình căng thẳngtranh chấp lãnh thổ giữa hai nước giữa 2 nước, tờ China Daily thông báo hôm nay (30/7). Nhật Bản - Trung Quốc hiện đang xảy ra tranh chấp chủ quyền...