Công nhân Trung Quốc bị bắt cóc ở Mali
AFP hôm qua đưa tin 3 công dân Trung Quốc và 2 công dân Mauritania bị bắt cóc ở Mali khi nhóm người có vũ trang tấn công một công trường xây dựng cách thị trấn Kwala ở miền tây nam nước này khoảng 55 km.
Ảnh. Reuters
Quân đội Mali cho hay các tay súng còn cướp 3 xe bán tải, đập phá 1 cần cẩu và các xe ben của Công ty xây dựng Covec (Trung Quốc) và Công ty cầu đường ATTM (Mauritania).
Một quan chức quân đội Mali cho biết các nạn nhân bị bắt cóc khi đang xây dựng một tuyến đường trong khu vực và ưu tiên của quân đội là giải cứu họ.
Truyền thông địa phương đưa tin các tay súng đi xe máy đến tấn công, đốt máy móc, bình nhiên liệu trước khi đưa các con tin đi. Các nhóm cực đoan nổi dậy tại Mali từ năm 2012, trước khi lan sang các quốc gia Burkina Faso và Niger láng giềng.
Việt Nam kêu gọi thả tự do cho các lãnh đạo bị bắt giữ tại Mali
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 26/5 đã họp trực tuyến thảo luận về biến động chính trị vừa qua tại Mali, trong đó có việc quân đội Mali bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng và các quan chức Chính phủ chuyển tiếp.
Ông Sadio Camara tới trụ sở Bộ Quốc phòng tại Bamako, Mali. Ông Camara đã bị thay thế khỏi vị trí Bộ trưởng Quốc phòng trong cuộc cải tổ nội các của Mali. Ảnh: AFP/TTXVN
Đặc phái viên Đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Mali, ông El-Ghassim Wane đã báo cáo cập nhật tình hình.
Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Trà, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, cho biết Việt Nam theo dõi sát tình hình đang diễn ra tại Mali và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước báo cáo về việc bắt giữ Tổng thống, Thủ tướng và các quan chức Chính phủ chuyển tiếp của nước này. Đại diện Việt Nam cho rằng vụ việc này sẽ mang đến những rủi ro cho quá trình chuyển tiếp chính trị, làm bất ổn tình hình cũng như tạo thêm nhiều khó khăn hơn cho việc triển khai Hiệp định Hoà bình năm 2015 ở Mali.
Việt Nam thúc giục các bên kiềm chế, giải quyết các khác biệt thông qua đối thoại, tham vấn và thiết lập lại trật tự Hiến pháp. Cùng các thành viên HĐBA khác, Việt Nam kêu gọi việc bảo đảm an toàn và thả tự do cho các lãnh đạo, quan chức của Chính phủ chuyển tiếp và hi vọng các bên sớm nối lại tiến trình chuyển đổi vì lợi ích lâu dài của người dân Mali.
Đại diện Việt Nam khẳng định ủng hộ các nỗ lực hoà giải của cộng đồng quốc tế, trong đó có Hội đồng kinh tế Tây Phi và Sahel (ECOWAS) cũng như hoan nghênh và ủng hộ các nỗ lực của Phái bộ LHQ tại Mali (MINUSMA) trong thực hiện các nhiệm vụ của mình tại Mali. Đại diện Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ người dân Mali, trong đó bao gồm việc giải quyết các thách thức nhân đạo.
Báo Anh hé lộ tài liệu nghi vấn Nga giúp Trump đắc cử Tờ Guardian hé lộ một báo cáo nghi của Điện Kremlin cho thấy Putin ra lệnh hỗ trợ Trump trong cuộc bầu cử năm 2016, nhưng cả Moskva và Trump đều bác bỏ. Nội dung báo cáo "No 32-04 \ vd" được công bố ngày 15/7, trong đó dường như cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho các cơ quan...