Công nhân trót dại: Nét đẹp tình mẫu tử
Nhiều nữ công nhân chấp nhận sống giữa tiếng đời thị phi để bảo vệ “giọt máu” của mình.
“Xóm chửa hoang” là cái tên có vẻ miệt thị mà nhiều người dùng để gọi khu trọ công nhân nằm heo hút bên hông KCN Đại Đăng, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ở khu trọ chỉ hơn 10 căn phòng này có đến 5 nữ công nhân có bầu rồi bị phụ tình. Nhưng thay vì đẻ con rồi vứt thùng rác hay gốc cây nào đó, 4 nữ công nhân này vẫn âm thầm vượt cạn, lặng lẽ nuôi con giữa lời gièm pha, cười nhạo của miệng đời.
Dù bị những tên họ Sở phản bội, nhưng nhiều nữ công nhân vẫn chấp nhận nuôi con một mình. Trong ảnh, 2 nữ công nhân trẻ chấp nhận sống cảnh “gà mái” nuôi con
Tôi biết cái xóm đã lâu thông qua một cán bộ phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một. Xóm dù buồn hiu hắt nhưng rất đẹp. Đó không chỉ là nét đẹp thanh tú trên khuôn mặt của những nàng “gái một con” mà còn nét đẹp khó tả của tình mẫu tử.
Tôi ghé khu trọ đã nhiều lần, cũng đã nghe năm bảy câu chuyện éo le ở đây và có lần tôi phải rơi nước mắt. Đó là lần tôi tình cờ nghe được lời T., nữ công nhân ngành gỗ, vỗ về đứa con hơn 2 tuổi trước lúc lên đường làm ca đêm: “Con ơi, con qua phòng cô Hương ngủ ngoan nha, mẹ đi làm kiếm tiền mua kẹo mút cho con nè, mua ba cho con nè. Mẹ làm ca đêm hết tuần này thôi con à, mẹ không đi nữa đâu”. Đợi T. ra khỏi phòng trọ tôi gặng hỏi: “Mua ba là sao em?”. T. cười xấu hổ rồi nói: “Con bé nhà em nó thấy bọn trẻ ăn kẹo mút thì nó đòi mua kẹo mút. Nó thấy mấy đứa khác có ba nên nó cũng đòi mua ba. Nó đòi rồi đòi riết nên em dụ nó là phải ngoan để mẹ đi tăng ca nhiều mới có tiền mua ba cho con”. Lời lý giải của T. nghe hài hước mà chua xót làm sao.
Những đứa trẻ bị vứt bỏ ở Trung tâm nhân đạo Quê hương
4 nữ công nhân nuôi con một mình trong xóm này gồm 2 cô người miền Tây, 2 cô miền Bắc. Mỗi cô có một câu chuyện tình khác nhau nhưng đều có chung điểm kết là đều bị người tình “quất ngựa truy phong” khi hay tin bạn gái có bầu. Nữ công nhân N., 20 tuổi, quê miền Tây kể vắn tắt cuộc tình đứt gánh của mình: “Anh ấy với em làm chung công ty. Hồi mới quen, mỗi lần đi làm ca đêm là anh ấy ghé chợ chồm hổm mua tặng em cái nơ kẹp tóc hoặc chiếc nhẫn giả dễ thương… Riết rồi em kết ảnh. Vài tháng sau khi em thông báo có bầu, ảnh bảo phải về quê làm đám tang cho ông nội. Ảnh đi hơn 2 năm rồi mà không thấy quay lại”.
N. kể khi người yêu ra đi, thai của cô đã hơn 5 tháng nên không thể phá bỏ. “Hồi đó em sống bên khu trọ gần KCN Sóng Thần. Bụng em ngày càng to, mọi người xì xào, bàn tán suốt ngày. Chịu không nổi em mới qua khu này ở. Ở đây có mấy chị hoàn cảnh giống em nên thương nhau lắm. Tối lửa tắt đèn có nhau”.
Khi được hỏi: “Sao em không gửi con vào cô nhi viện hay trung tâm nhân đạo nào đó rồi tìm một tấm chồng?”, một nữ công nhân quê Nam Định sống ở xóm này nói: “Bọn em dù học hành không tới đâu nhưng cũng có trái tim biết làm mẹ, yêu thương giọt máu mình dứt ruột đẻ ra chứ anh”.
Video đang HOT
Trong hàng trăm ngàn lao động nữ ở Bình Dương và TP.HCM, rất nhiều công nhân chưa đủ tuổi lao động. Họ khai tăng tuổi để được công ty nhận vào làm việc. Do còn quá non nớt nên họ dễ bị những tên họ Sở “hạ gục” rồi bồng bột vứt bỏ con sau khi sinh.
Nhiều ngày đi sâu vào các khu trọ công nhân, chúng tôi phát hiện rất nhiều khu trọ có cảnh nữ công nhân nuôi con một mình. Như vậy có thể tin rằng trong thế giới nữ công nhân còn rất nhiều cô gái xem trọng tình mẫu tử, sẵn sàng ngậm đắng, nuốt cay để bảo vệ sự sống cho con mình. Đây là những hình ảnh có thể “đánh thức” nhiều nữ công nhân đang có ý định vứt bỏ con như những trường hợp vừa qua.
Đừng để nữ công nhân đơn độc!
Để nữ công nhân không đơn độc khi gặp sự cố, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Bình Dương cho biết: “Chúng tôi cũng đã lập các CLB các nữ chủ nhà trọ. Các chị sẽ trở thành những người mẹ thứ 2 của các em. Các chị sẽ hướng dẫn, giúp đỡ cho các em khi các em gặp khó khăn. Ví dụ như có em có thai, trục trặc về quan hệ nam nữ thì nữ chủ nhà trọ sẽ động viên, giúp đỡ để làm thế nào các em có được chỗ dựa về mặt tinh thần tốt hơn”.
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN Bình Dương phản đối hiện tượng vứt bỏ con. Quyền sống của trẻ em cần được bảo vệ
Để tạo điều kiện cho công nhân làm việc, nuôi con, bà Mai Thị Dung, Ủy viên thường trực HĐND tỉnh Bình Dương, nói: “Ngành công nghiệp Bình Dương phát triển rất mạnh nên dân nhập cư trên dưới 700 ngàn người. Trong đó hơn 60% là nữ. Họ đã cống hiến cho sự tăng trưởng toàn diện của Bình Dương. Vì vậy chúng tôi đã đề nghị tỉnh nên có kinh phí lớn đầu tư xây dựng hạ tầng, trường lớp để chị em công nhân yên tâm gửi con vào mà làm việc. Đồng thời cần phải tăng cường công tác quản lý về mặt nhà nước để tránh xảy ra trường hợp bảo mẫu ngược đãi con công nhân như vừa qua ở tỉnh”.
Liên quan đến việc nữ công nhân tự đẻ rồi vứt con vào thùng rác ở Bình Dương (xảy ra ngày 30/10), bác sĩ Trương Quốc Chương, Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo, cho hay tên tuổi của nữ công nhân này không phải là Hồ Thị V. (19 tuổi, quê Nghệ An) mà là Hồ Thị L. (mới hơn 16 tuổi, quê Nghệ An). Lãnh đạo UBND phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, nơi L. tạm trú cũng xác nhận L. đã dùng giấy tờ tùy thân của chị ruột là Hồ Thị V. (19 tuổi) để xin vào làm công nhân may ở KCX Linh Trung cách đây hơn 1 năm.
“Rõ ràng là các doanh nghiệp đã tuyển dụng lao động quá dễ dãi. Một người tí tuổi như vậy cũng có thể làm công nhân”, bác sĩ Chương bức xúc.
Theo 24h
Sở Khanh "đại náo" khu công nghiệp
Nhiều KCN 80 - 90% là nữ. Đây là mảnh đất béo bở để những anh chàng họ Sở tha hồ "cày bừa". Nạn chửa hoang, vứt con lan tràn ở KCN một phần cũng do sự mất cân bằng "âm dương". Nữ công nhân có quá ít cơ hội tìm bạn trai. Nên khi cơ hội đến, họ yêu chóng vánh, trao thân vội vàng.
"Tối nay tao qua vườn Linh Trung hái rau non. Rau bên vườn Sóng Thần đúng là rau sạch nhưng ăn hoài cũng chán", Q. - cư ngụ ở An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương nói. Thế là đêm đó, Q. đi chiếc mô tô bóng ngầu qua KCN Linh Trung chờ một nữ công nhân 19 tuổi tan ca về rồi chở nàng đi ăn chè, ăn ốc cho đến lúc nàng không thể về vì bà chủ khu trọ đã khóa cổng.
Một anh "thầu" 4 em công nhân
Tôi quen Q. thông qua một "hiệp sĩ" ở thị xã Dĩ An. "Hiệp sĩ" này cho biết nhà Q. không khá giả lắm là mấy nhưng Q. vẫn trở thành một tay "sát gái" có hạng kể từ khi cậu ta chạy chiếc mô tô xịn. Chiếc xe này, giá thị trường không dưới 100 triệu đồng nhưng Q. mua chỉ 40 triệu đồng từ một tay cá độ trong mùa giải Euro vừa qua.
Sống trong "vương quốc nữ nhi" nhiều nữ công nhân xem đàn ông là của quý nên dễ dàng trao thân. Trong ảnh một khu trọ công nhân Bình Dương với tỷ lệ nữ áp đảo
Q. cho biết mình không bao giờ đi với mấy "em gà" đứng đường vì dễ dính bệnh, tốn tiền. Q. bảo nữ công nhân là rau sạch. Q. săn "rau sạch" theo "vườn" (tức KCN, KCX). Ba "vườn" Q. hay cày bừa nhất là Linh Trung, Sóng Thần, Bình Đường. Chiêu gã này hay dùng nhất là chào đón các nàng sau giờ tăng ca. Để khỏi lộ nguyên hình họ Sở, không bao giờ Q. "hái" nhiều "rau" chung một "vườn". Q. mở hình trong điện thoại của mình cho tôi xem rồi khoái chí nói: "Mày coi nè, đây là rau Bình Định, em này chỉ 2 buổi dẫn chuổi ăn chè ốc là chịu đèn. Còn rau này ở Thái Bình, rau đúng non luôn, chưa biết gì cả. Tao chỉ tốn 2 lần nạp card điện thoại cho em là em thích tao ngay".
Lúc nữ công nhân có bầu cũng là lúc những gã họ Sở cao chạy xa bay. Để có cơ hội làm lại cuộc đời nhiều nữ công nhân đã vứt bỏ con sau khi sinh (ảnh nữ công nhân có bầu của một công ty may ở Bình Dương, ảnh chỉ mang tính minh họa).
Q. hồ hởi cho biết hiện nay cùng lúc đang "thầu" 4 em công nhân. Q. chở tôi sang phòng trọ của một "rau" tên Hạnh, 21 tuổi, làm ở KCN Bình Đường chơi. Vừa thấy tôi, cô gái này đã chọc: "Anh này đeo mắt kính coi bộ đẹp trai trí thức nè. Phòng em còn 3 đứa chưa bồ đó anh". Hạnh vừa nói dứt lời thì 2 cô trong phòng đã thò đầu ra liếc mắt, cười duyên. Cả khu trọ của Hạnh có hơn 30 phòng nhưng chỉ có vài ba phòng có nam ở nên tôi có cảm giác lọt vào "vươn quốc nữ nhi".
Xem đàn ông là "của hiếm" nên trao thân vội vàng
"Nhiều nhà máy, KCN có đến 80 - 90% công nhân là nữ mà là nữ trẻ. Nam rất hiếm. Chắc chắn công nhân nữ làm việc liên tục trong những nhà máy toàn là nữ như vậy thì cơ hội kiếm bạn trai rất khó.
Bà Nguyễn Thị Lệ (Giám đốc chi nhánh MSI Bình Dương) nói nữ công nhân rất yêu chóng vánh trao thân vội vàng vì họ ít có cơ hội tìm bạn trai do 80 - 90% lao động ở nhiều KCN là nữ.
Từ đó nảy ra những ra những cuộc tình chớp nhoáng, không bền vững", bà Nguyễn Thị Lệ, Giám đốc Chi nhánh Bình Dương của Marie Stopes International (MSI), nói. MSI là một một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Theo bà Lệ, khi đã tìm được bạn trai, nữ công nhân rất muốn kết hôn vì đàn ông là "của hiếm" ở KCN. Một bộ phận không nhỏ nữ công nhân (nhất là lĩnh vực may mặc, thủy sản, giày da) lo ngại "ế chồng" vì suốt ngày đầu tắt mặt tối trong các "vương quốc nữ nhi".
"Thiên thần Tuấn Tú" đã được chuyển vào Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em tỉnh Bình Dương
"Một anh nhưng có thể ngày hôm nay anh sống với nữ công nhân này, ngày mai lại sống với nữ công nhân khác, hôm sau có thể sống với cô khác nữa. Khi nữ công nhân có bầu, anh đó bỏ ra đi thì buộc nữ công nhân phải từ chối bỏ giọt máu trong bụng mình để có cơ hội xây dựng tương lai với người khác", bà Lệ nói. Phòng khám phụ sản của MSI Bình Dương nằm gần các KCN Sóng Thần, Đồng An... mỗi tháng tiếp nhận cả trăm nữ công nhân đến nạo phá thai. Ngoài ra bà Lệ còn cho biết bà liên tục đón nhận thông tin công nhân bỏ con sau khi sinh ở các bệnh viện trong tỉnh.
Ông bà ngoại vào Nam xin lại đứa cháu bị vứt vào thùng rác!
Liên quan đến vụ, nữ công nhân Hồ Thị V. vừa tự đẻ con đã vứt thùng rác ở phường Bình Hoàn, thị xã Thuận An, Bình Dương, bà Hồ Thị Kim Doanh, Phó chủ tịch phường Bình Hòa cho hay, ngày 3/11, ông bà ngoại của cháu bé đã đến Bình Dương trên chuyến xe khách xuất phát từ Nghệ An. "Ông bà ngoại bé đã làm việc với chính quyền và công an phường, tỏ ý muốn xin lại đứa bé mà con mình vứt thùng rác", bà Doanh nói.
Tuy nhiên, ông Trương Quốc Chương, Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo khẳng định đã bàn giao bé cho Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em tỉnh Bình Dương vào hôm 2/11. Theo ông Chương, gia đình V. muốn nhận lại cháu bé thì phải làm việc với Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Trước khi bàn giao đứa bé lại cho gia đình V., cơ quan chức năng cần đối sánh ADN của cháu bé với V. để chắc chắn chắn V. là mẹ cháu. Hiện V. cũng đã hồi phục và xuất viện.
Như đã thông tin vụ vứt con thùng rác này diễn ra ngày 30/10. Sau khi bé được cứu sống, nhân viên bệnh viện gọi bé bằng cái tên " "Thiên thần Tuấn Tú".
Theo 24h
Ba người bị sóng biển cuốn trôi Đang tắm biển buổi sáng để rèn luyện sức khỏe, ông Điểm (Đà Nẵng) bỗng kêu thất thanh giữa dòng nước xoáy. Nửa ngày trước, nhóm công nhân ở Bình Định rủ nhau đi tắm biển và hai người bị sóng cuốn trôi. Sáng 5/11, chính quyền xã Cát Khánh và người dân địa phương đã tìm thấy thi thể 2 nữ công...