Công nhận Thác Mây, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành là Điểm du lịch
Ngày 1-10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3950/QĐ-UBND về việc công nhận Thác Mây, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành là Điểm du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
Thác Mây nằm trên địa bàn xã Thạch Lâm (Thạch Thành), cách TP Thanh Hóa hơn 90km được xem là danh thắng độc đáo, là món quà tặng vô giá từ thiên nhiên. Với vẻ đẹp như một kiệt tác do thiên nhiên ban tặng, những dòng nước mát lạnh cùng cảnh quan vô cùng hấp dẫn, Thác Mây đang là điểm đến lý tưởng hàng đầu, thu hút hàng vạn du khách tới vui chơi, nghỉ dưỡng, đồng thời trải nghiệm thú vị với văn hóa, đời sống của đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh.
Với những bậc thang từ dưới lên trên bằng những phiến đá màu vàng, kết hợp với dòng nước trong, trắng xóa không chỉ tạo nên những vẻ đẹp rất riêng, mà còn giúp du khách dễ dàng lên thác để khám phá.
Video đang HOT
UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Thạch Thành, UBND xã Thạch Lâm có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo thực hiện việc quản lý, khai thác, phát triển Điếm du lịch Thác Mây theo đúng quy dịnh hiện hành của Nhà nước; đảm bảo giữ gìn, phát triển tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự, an toàn cho du khách; tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan; bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch.
Các ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc UBND huvện Thạch Thành, UBND xã Thạch Lâm triến khai thực hiện công tác quản lý, khai thác, phát triển Điểm du lịch Thác Mây theo quy định hiện hành cùa Nhà nước.
Theo baothanhhoa.vn
Di dời trụ sở 13 bộ ngành ra khỏi nội đô: 17.000 tỷ đồng
Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đưa ra 3 phương án để di dời trụ sở 13 bộ, ngành khỏi nội thành Hà Nội. Trong đó, phương án thấp nhất tốn gần 12.000 tỷ đồng, cao nhất tốn khoảng 17.000 tỷ đồng.
Phương án di dời 13 trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội thành Hà Nội (ảnh minh họa)
Việc di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội thành Hà Nội nhằm giảm tải tình trạng quá tải tại một số quận nội thành trung tâm thành phố, đồng thời giải quyết bài toán về nơi làm việc dành cho cán bộ, công chức viên chức đang công tác tại một số bộ, ban ngành hiện nay.
Rất nhiều phương án để di dời trụ sở 13 bộ, ngành đã được đưa ra. Trong đó có đề xuất quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các bộ, ngành trung ương của VIUP với 3 phương án:
Phương án 1 là di chuyển trụ sở các bộ, ngành về khu vực Tây Hồ Tây, Mễ Trì Hạ hoặc cả hai khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì Hạ. Khu vực Tây Hồ Tây theo phương án 1 sẽ gồm trụ sở 12 bộ, ngành:
Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Riêng Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang xây dựng tại Mễ Trì Hạ.
Với tổng chi phí tài chính dự kiến khoảng 11.897 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ chuyển đổi 50ha đất tại khu vực Mễ Trì thu về 10.000 tỷ đồng, vốn chuyển đổi đất trụ sở cũ khoảng 1.897 tỷ đồng.
Phạm vi quy hoạch là 35ha, bình quân mỗi cơ quan từ 1,5-2ha. Tổng số người làm việc khoảng 14.000 người; số người làm việc bình quân từ 1.000-1.500 người/cơ quan; tầng cao bình quân dự kiến 15-20 tầng/cơ quan; tầng ngầm 3-4 tầng/cơ quan.
Với phương án 2, VIUP đề xuất chuyển 12 trụ sở bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về khu vực Mễ Trì Hạ. Phạm vi quy hoạch 55ha, bao gồm toàn bộ khu đất Mễ Trì Hạ, bình quân mỗi cơ quan từ 1,8-3ha; diện tích còn lại bố trí hồ điều hòa, nhà khách, nhà công vụ, công viên cảnh quan.
Tổng số người làm việc ở 13 cơ quan dự kiến khoảng 15.000 người, số người làm việc bình quân từ 1.000-1.500 người/cơ quan. Nhu cầu tài chính cho phương án này khoảng 14.326 tỷ đồng, nguồn vốn chuyển đổi 20ha đất khu vực Tây Hồ Tây khoảng 8.000 tỷ đồng, vốn chuyển đổi cơ sở cũ 6.326 tỷ đồng.
Riêng phương án 3, VIUP đề xuất sẽ bố trí 13 cơ quan tại 2 khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì Hạ; trong đó, 20ha tại Tây Hồ Tây bố trí 6 bộ, ngành, bình quân 2-3 ha/cơ quan, tầng cao 9-12 tầng; khu vực Mễ Trì Hạ diện tích 55ha sẽ bố trí 7 cơ quan, diện tích 3-4 ha/cơ quan, tầng cao trung bình 12-15 tầng.
Việc chuyển đổi 13 cơ quan theo phương án 3 này cần nhu cầu tài chính 17.000 tỷ đồng; trong đó, vốn chuyển đổi cơ sở cũ 12.000 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo VIUP, cả 3 phương án quy hoạch hiện chưa có chi tiết tính toán, phân tích, đánh giá về tác động giao thông tại các khu vực lập quy hoạch.
VIUP đề xuất, vấn đề xác định nguồn lực đầu tư cần giao cho bộ chuyên ngành tài chính, kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng thành phố Hà Nội xác định phương án cụ thể, trên cơ sở cân đối các nguồn lực nhà nước, khai thác cơ sở cũ cũng như những nguồn vốn huy động hợp pháp khác nhằm lập giải pháp phù hợp.
Thu Thùy
Theo thoidai.com.vn
Được mất sau 3 năm Campuchia đặt cược làn sóng đầu tư TQ Sihanoukville cách Bắc Kinh hơn 3.500 km nhưng trông giống một thành phố Trung Quốc hơn là Campuchia. Ba năm làn sóng đầu tư từ đại lục, nơi này được gì, mất gì? Mọi con phố đều nghe thấy tiếng Trung. Tiệm ăn Trung Quốc mọc lên dọc con đường đất nơi có các công trình khách sạn và sòng bạc đồ sộ,...