Công nhân phá thai: Chuyện thường?
Nhiều công nhân có thai tìm đến các phòng khám tư quanh khu công nghiệp để bỏ. Có những trường hợp thai to không bỏ được, sinh ra rồi bỏ rơi, hoặc đem cho…
Kinh hoàng nạn phá thai
Yêu nhau hơn 1 năm, chị Nguyễn Thị K. (21 tuổi, quê Yên Bái), công nhân nhà máy Nissey, khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) mang trong mình giọt máu của một chàng trai cùng công ty. Đám cưới không diễn ra bởi sự phản đối kịch liệt của bên nhà trai. Chị K. tìm đến Trạm y tế xã Kim Chung, huyện Đông Anh, nợi chị đang ở trọ để giải quyết hậu quả. Một năm sau, chị Khánh lại tiếp tục tìm đến Trạm y tế xã phá thai. Tâm sự với các nhân viên y tế ở phòng khám tư tại xã Kim Chung, chị K. cho biết, có con nhưng không nuôi được, nên phải bỏ. Vì còn tương lai phía trước, lầm lỡ rồi phải làm lại, đẻ đứa con xong là coi như hết đời.
Tại xóm trọ ở đường Đa Lộc, thôn Bầu, xã Kim Chung, có 15 phòng trọ với hơn 30 nữ công nhân tạm trú. Trong đó, chỉ có một nữ công nhân tên Mai có chồng, còn lại tất cả chưa kết hôn. Mai cho biết, các chị em trong xóm không đồng ý cho chủ nhà để con trai đến thuê. “Bởi tại những gã trai “họ sở”, sau khi “cơm no bò cưỡi” rồi biệt tăm. Nói ra thật xấu hổ, 4 đứa trong xóm này phải bỏ thai trong bụng vì những người trước đây cùng xóm trọ”, Mai cho biết.
Nhân viên y tế phòng khám tư nhân tư vấn sức khỏe sinh sản cho công nhân KCN Thăng Long
Có mặt tại một phòng khám tư tại thôn Hậu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, khá nhiều chị em phụ nữ đang đợi đến lượt khám. Trên khuôn mặt chờ đợi lộ rõ vẻ hốc hác, mệt mỏi. Phía bên trong phòng khám kê vài chiếc giường dành cho bệnh nhân. Tôi vờ ngó vào, một cô y tá cùng lúc bước ra nói: “Anh ngó nghiêng làm gì, tý nữa bạn gái anh “bỏ thai” xong cũng vào đây nằm, liệu mà chăm cho chu đáo đấy”.
Video đang HOT
Hiện nay, trên địa bàn xã Kim Chung, nơi tạm trú của gần 30 nghìn công nhân có 1 trạm y tế xã, 3 phòng khám tư và 42 cơ sở y tế, dược khác. Theo Trạm trưởng Trạm y tế xã Kim Chung, anh Phan Văn Chuyên cho biết, tình trạng nạo phá thai của các nữ công nhân khu công nghiệp đến mức báo động.
Thời gian gần đây, Trạm y tế xã đã giải quyết cho khoảng 50 trường hợp bỏ thai. Con số này, theo anh Chuyên thấp hơn nhiều so với 3 phòng khám tư nằm trong địa bàn xã. Bởi Trạm y tế xã chỉ tiếp nhận trường hợp thai dưới 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, theo anh Chuyên, không có con số thống kê cụ thể ca nạo phá thai của các phòng khám tư. Lý do là họ thường giấu kín, làm chui nên không thể thống kê. Anh Chuyên cũng co biết, trên địa bàn xã, cũng có vài trường hợp sinh con rồi bỏ, hoặc cho người khác nuôi…
Tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nơi có khu công nghiệp Nội Bài và khoảng 10 nhà máy, xí nghiệp khác, tình trạng nạo phá thai cũng đến mức báo động. Theo bác sĩ Trần Thị Minh Tâm, trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế Sóc Sơn, trung bình mỗi tháng trung tâm tiếp nhận 5-10 ca bỏ thai khi chưa kết hôn.
Mất thiên chức làm mẹ
Trần Thanh H. (25 tuổi, quê Phú Thọ) chia tay mái ấm nhỏ sau một năm kết hôn. Chồng chị là một công nhân cùng quê, làm việc khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội). Sau ly hôn, chồng chị bỏ về quê Phú Thọ lái máy xúc, chị ở lại trong căn phòng trọ tại thôn Chi Đông, xã Quang Minh.
Những người trong xóm trọ còn nhớ, cách đây vài tháng, anh chị thường xuyên cãi vã nhau nảy lửa. Anh chồng sau mỗi lần rượu say về lại chửi bới chị, bởi chị đã 2 lần phá thai trước khi đến với anh. Từ hôm bác sĩ cho biết cơ hội làm mẹ của chị rất thấp do viêm nhiễm sau những lần nạo thai. Giờ đây, trong căn phòng nhỏ, chị H. ít khi trò chuyện với ai, hết giờ làm việc chị lại đóng kín của phòng.
Công nhân đến phòng khám tư tại xã Kim Chung, Đông Anh
Theo anh Phan Văn Chuyên, trạm y tế xã chỉ tiếp nhận các trường hợp phá thai dưới 6 tuần tuổi, thai lớn hơn phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, tôi được biết, nhiều công nhân đến những phòng khám tư không đủ điều kiện, phá khi thai đã to… gây hậu quả khôn lường. Có những công nhân, chỉ một lần phá thai, suốt đời vô sinh.
Theo TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Phó phòng Kế hoạch Sở Y tế Hà Nội, nữ công nhân ở các khu công nghiệp, thường là người nông thôn và ngoại tỉnh. Họ làm việc trong điều kiện vất vả, thời gian ca kíp, kéo dài, lương thấp. Sau giờ làm việc họ ít có thời gian tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao và các hoạt động cộng đồng. Cùng đó, họ cũng bị hạn chế trong việc tiếp nhận thông tin, đặc biệt là các thông tin về giới, tình dục, sức khỏe sinh sản. Họ có thể quan hệ tình dục bất cứ đâu. Nhiều nữ công nhân thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản và tình dục, thiếu trách nhiệm với bản thân dẫn đến tình trạng nạo phá thai không an toàn.
Các y tá ở Trạm y tế Kim Chung kể lại, có những công nhân đến khám, biết mình khó có cơ hội làm mẹ đã bật khóc nức nở. Họ cứ nghĩ, mình còn trẻ, phá thai để có cơ hội tìm hạnh phúc mới, làm lại cuộc đời. Nào ngờ bỏ thai là bỏ hẳn cuộc đời.
Nghiên cứu của Sở Y tế Hà Nội về vấn đề sức khỏe sinh sản và bạo lực trên 1.120 nữ công nhân dưới 30 tuổi ở Hà Nội cho thấy: 13% nữ công nhân ở nhà máy đã từng nạo thai. Trong số họ, 31% nạo thai năm 2011, một số nạo thai nhiều lần trong suốt những năm qua. Đặc biệt, có nhiều trường hợp nữ công nhân mang thai hoặc sinh con ngoài ý muốn buộc phải bỏ con, hay phải bỏ việc để về quê sinh con gây khó khăn lớn cho cả trẻ và bà mẹ đơn thân.
Số công nhân đang nhập cư và tạm cư tại 8 khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội khoảng 101.697 công nhân trong đó lao động nữ chiếm 55%.
Theo 24h
Rùng mình phá thai như thời trung cổ
Về làng Mlá xã Phú Cần, huyện Krông Pa, Gia Lai hôm nay nghe kể về cái chết tức tưởi của H'Uy, một thiếu nữ Jrai xinh đẹp ở tuổi 17, khiến ai cũng đau xót. Cái chết của H'Uy bắt đầu chuyện không chồng mà lại mang thai, nên nhờ bà "lang băm" trong làng "xử" giúp và đã dẫn đến cái chết bi thương...
Làng Mlá vào Đông nhưng vẫn nắng gắt như đứng bên chảo lửa. Già làng Mlá giải thích, có lẽ rừng đã hết nên khí hậu ở đây biến đổi thất thường. Càng "nóng" hơn khi nghe chúng tôi nhắc đến cô con gái đầu lòng Rơ Lan H'Uy của chị Rơ Lan H'Prim đã không sao cầm được nước mắt. Ở cái tuổi ba lăm, H'Prim đã có 2 đời chồng và 5 đứa con.
Con gái H'Uy là con của người chồng trước đã bội bạc bỏ mẹ con chị để đi theo người đàn bà ở buôn khác. H'Uy cùng 4 chị em sớm xa cha, lớn lên trong sự yêu thương của mẹ và bà ngoại. Nhưng chỉ học hết lớp 3 thì H'Uy ở nhà, ngày ngày theo mẹ lên rẫy. Nhờ "Yàng" cho H'Uy có nhan sắc tuyệt vời nên nhiều thanh niên trong làng để mắt. Tuổi 17, "bẻ gãy sừng trâu", sức trẻ, khỏe và xinh đẹp của H'Uy, đã làm cho nhiều chàng trai trong làng mê mẩn tìm đến tán tỉnh ngày càng đông hơn.
Mẹ con bà H'Tre bên nỗi đau mất con
Lúc đầu H'Uy không bắt mắt được ai, nhưng dần về sau cũng đã mủi lòng với một người thanh niên ăn nói rất mềm dẻo, trắng trẻo rất thư sinh có tên Nay Thương. Khi chưa đạt mục đích, chàng thanh niên này luôn tỏ hành động là người tử tế, nhưng đùng một cái gần hai tháng không thấy mặt cậu ta đến nữa.
Con gái H'Uy như người mất hồn, nước da có vẻ xanh xao... Mẹ và bà ngoại thương con cháu nên gặng hỏi mãi cuối cùng H'Uy cũng nhận là lỡ dại với Nay Thương. Bà ngoại H'Tre và mẹ H'Prim dắt con gái H'Uy sang thị trấn Phú Túc để nhờ bác sĩ kiểm tra và nhận kết quả thai nhi đã gần 4 tháng.
Biết vậy nên bà cháu, mẹ con H'Uy im lặng ra về và bàn kế hoạch đưa con gái sang buôn Uar, xã Chư Drăng để tìm Nay Thương bắt phải về làm đám cưới. Nhưng khi đến nơi thì mới vỡ lở vì cả buôn Uar không có ai tên Nay Thương như lời chàng thanh niên hằng ngày đến chơi giới thiệu. 3 bà cháu đành câm lặng quay về làng trong nỗi đau, nước mắt lưng tròng.
Luật tục của người Jrai, chuyện con gái không chồng mà lại có mang là điều không chấp nhận. Theo luật làng thì án phạt khá nặng nếu không chỉ ra được "tác giả" của cái bào thai trong bụng. Đau hơn nữa là dị nghị trong làng để tiếng đời rất khó sống.
Suy nghĩ đau đớn nên mẹ con bà H'Tre suy tính, quyết định phải bịt chuyện này không để ai trong làng biết được. Mẹ con bà H'Tre đã thống nhất đưa H'Uy đến nhờ bà "lang băm" chuyên việc phá thai trong làng nhờ giúp giải quyết cái thai của H'Uy với giá thỏa thuận 1,5 triệu đồng. Ngày 3/10, bà H'Tre cùng H'Prim dẫn H'Uy đến nhà bà "lang băm" bên bờ sông Mlá để giải quyết.
Chiều tối, sau buổi đi rẫy về, mẹ con bà H'Tre nghe người nhà bà "lang băm" đến báo tin con bé H'Uy bị ra máu nhiều, nguy mất, phải chuyển đi bệnh viện gấp. Sau khi đưa H'Uy đến Trung tâm Y tế huyện Krông Pa cấp cứu thì đã quá muộn. H'Uy chỉ kịp kể với các y, bác sỹ: Bà lang dùng tay lần mò bên ngoài bụng rồi bóp nặn cái thai, dùng chày gỗ đập, giộng mạnh vào bụng để cho cái thai chết và tuột ra... Sau những tiếng nói yếu ớt sau cùng, H'Uy đã ra đi.
Từ sau ngày xảy ra cái chết của H'Uy, vợ chồng bà "lang băm" đã bỏ sang buôn Uar nơi có nhà và rẫy để ở mà không về buôn Mlá nữa... Theo Ban hòa giải của thôn, thống nhất gia đình bà "lang băm" Ksor H'Ly đền cho bà Rơ Lan H'Prim một con bò cái to còn sống khỏe mạnh vì đã gây ra cái chết của H'Uy. Thật khó hiểu nổi nỗi đau luật tục ở làng đến giờ vẫn còn dai dẳng.
Theo 24h
Vụ nữ y tá giật bồn cầu, trút xác thai nhi: Dư luận phẫn nộ Có muôn vàn lý do cho những người mẹ phải bỏ con của họ. Nhưng chỉ có một lý do cho kẻ đứng đầu những phòng khám như thế: Tham tiền, thất đức. Dịch vụ hút, phá thai được quảng cáo nhiều nơi trên đường phố. Sau khi loạt phóng sự "Ký ức kinh hoàng của nữ y tá giật nước bồn cầu,...