Công nhân ngộ độc nghi do ‘hội chứng nhiễm độc thần kinh’
Chiều 20.5, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cùng đoàn công tác của Bộ đã vào làm việc tại Thanh Hóa để tìm hiểu nguyên nhân gây ra 2 vụ ngộ độc tập thể trong hai ngày 15 và 19.5 tại Công ty TNHH giày da Hông Fu VN và Công ty Rollsport Hông Mỹ (đóng tại Khu công nghiệp Hoàng Long, TP.Thanh Hóa).
Ảnh minh họa
Sau khi kiểm tra tại nhà xưởng của 2 công ty trên, đoàn công tác nhận định: mặt bằng sản xuất chật hẹp trong khi lại tập trung quá đông công nhân làm việc; hệ thống lưu thông khí gồm quạt gió, quạt đẩy, quạt hút… chưa đảm bảo dẫn đến độ lưu truyền không khí không tốt; dung môi hữu cơ cao, có thể tăng lên nhiều lần trong điều kiện làm việc và môi trường nắng, nóng kéo dài…
Từ căn cứ trên, đoàn công tác đã đưa ra kết luận nguyên nhân ban đầu dẫn đến 2 vụ ngộ độc trên có thể xác định là do “ hội chứng nhiễm độc thần kinh của người lao động làm việc trong môi trường có dung môi hữu cơ cao”. Như Thanh Niên đã thông tin, sau 2 lần xảy ra ngộ độc, đã có 2.023 lượt công nhân của 2 công ty trên phải nhập viện. Đến trưa hôm qua vẫn còn 67 công nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực.
Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH MCNEX (Khu công nghiệp Phúc Sơn, Ninh Bình), tính đến sáng 20.5 đã có thêm 29 công nhân phải nhập viện. Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế Ninh Bình chủ trì đã có buổi làm việc với Công ty TNHH MCNEX để làm rõ vụ việc, bước đầu yêu cầu công ty tạm dừng nấu ăn cho công nhân, đồng thời hỗ trợ công nhân 30.000 đồng/người/bữa để tự lo ăn uống.
Theo TNO
Lấy mẫu sữa Aptamil trên diện rộng để kiểm nghiệm
Ngày 16.10, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế cho biết kết quả kiểm nghiệm hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil xuất xứ Anh đang lưu thông trên thị trường Việt Nam (mẫu do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cung cấp) cho thấy trong các mẫu kiểm nghiệm, hàm lượng nhôm dao động từ 3 - 3,44 mg/kg. Kiểm nghiệm trên được thực hiện sau khi có thông tin về một số sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ được sử dụng phổ biến ở Vương quốc Anh có hàm lượng nhôm cao.
ảnh minh họa
Liên quan đến mức giới hạn tối đa an toàn của nhôm trong thực phẩm, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP, cho biết Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm của quốc tế (Codex) và các quốc gia (trong đó có Việt Nam) chưa quy định, ngay cả đối với các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Năm 2011, trên cơ sở các nghiên cứu về độc học, Ủy ban hỗn hợp chuyên gia của FAO và WHO về phụ gia thực phẩm (JECFA) đã thiết lập mức ăn vào hằng tuần có thể chấp nhận được (Provisional Tolerable Weekly Intake) đối với phơi nhiễm nhôm qua thực phẩm là 2 mg/kg thể trọng/tuần. Theo ông Trần Quang Trung, căn cứ theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và lượng ăn vào của trẻ, ước tính lượng nhôm phơi nhiễm tối đa có thể có đối với trẻ nhỏ khi sử dụng hoàn toàn sản phẩm dinh dưỡng (0,49 - 0,56 mg/kg thể trọng/tuần) là thấp hơn so với ngưỡng an toàn của JECFA nêu trên. Tuy vậy, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ, Cục ATTP tiếp tục chỉ đạo các cơ quan kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu trên diện rộng để kiểm nghiệm hàm lượng nhôm đối với các sản phẩm Aptamil xuất xứ Anh. Ngày 16.10, Cục đã gửi văn bản chính thức tới Đại sứ quán Anh tại Hà Nội để yêu cầu cung cấp thông tin có liên quan và các biện pháp mà cơ quan thẩm quyền của Anh đã áp dụng để kiểm soát nguy cơ này.
Liên Châu
Theo TNO
Đi tìm lời giải về những bí ẩn tục ngủ ngồi trong hang đá của người Rục (Kỳ cuối) Cố công tìm hiểu những thuật đi ngủ ngồi đầy bí hiểm của người Rục ở Quảng Bình, nhưng điều chúng tôi nhận được luôn là những cái lắc đầu. Mẹ con bà Cao Thị Mom (bản Ón) đang nghỉ trưa tại hang Khô Hiện nay, những thuật bí hiểm như ngủ ngồi, thuật thổi thắt, thổi mở, thuật hấp hơi... chỉ có...