Công nhân Nga tung ảnh tắm trong bồn chứa sữa
Ủy ban Điều tra Nga đang điều tra Nhà máy sản xuất pho mát Omsk thuộc vùng Siberia, sau khi một đoạn phim quay cảnh công nhân tắm trong bồn chứa sữa phát tán trên internet, hãng AFP đưa tin ngày 5.4.
Hình ảnh công nhân Nhà máy phó mát Omsk tắm sữa cắt từ YouTube – Ảnh: AFP
“Chúng tôi xác định chất lỏng mà các công nhân đã tắm là sữa nguyên liệu dùng để sản xuất pho mát”, các nhà điều tra nói trong một thông báo.
Vụ bê bối bị phanh phui sau khi một công nhân của nhà máy pho mát này đăng những tấm ảnh lên mạng xã hội kèm chú thích: “Thực tế công việc của chúng tôi khá nhàm chán”.
Video đang HOT
Một tấm ảnh cho thấy, 6 công nhân đứng ngồi trong bể chứa sữa, một số chỉ mặc quần cụt và giơ tay ra dấu chiến thắng.
Đoạn phim còn ghi hình công nhân để ngực trần nhào trộn pho mát tại một xưởng sản xuất có vẻ thiếu vệ sinh, thu hút hơn 300.000 lượt xem trên YouTube.
Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm Nga cuối tháng 3 đã cấm tiêu thụ pho mát của nhà máy trên và một tòa án hồi giữa tuần này đã ra lệnh đóng cửa nhà máy trong thời gian 40 ngày.
Ủy ban Điều tra Nga cho biết, trong năm nay, Nhà máy phó mát Omsk đã bán ra hơn 49 tấn pho mát tại 14 thành phố.
Nếu bị truy tố và kết tội sản xuất thực phẩm không an toàn cho người tiêu dùng, giới quản lý nhà máy có thể phải ngồi tù 2 năm.
Theo TNO
Cấm đặt tên con là WikiLeaks
Một thị trấn ở bang Bavaria (Đức) vừa quyết định cấm một cặp vợ chồng đặt tên con trai của họ theo website tiết lộ tin mật của Julian Assange, hãng UPI đưa tin ngày 4.4.
WikiLeaks là website tiết lộ tin mật của Julian Assange - Ảnh: AFP
Hajar Hamalaw, một nhà báo và phóng viên ảnh chạy khỏi Iraq vào năm 2000 và hiện sống ở thị trấn Pissau (bang Bavaria), muốn đặt tên con mình là WikiLeaks, nhưng giới chức địa phương không chấp thuận yêu cầu này.
"Chúng tôi rất thất vọng về sự từ chối này. Hàng trăm người trên thế giới được phép sử dụng tên con chó của Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt tên cho con mình, nhưng tôi lại không thể dùng tên WikiLeaks", Hamalaw nói với đài NBC.
Người bố 28 tuổi đành phải gọi con mình là Dako trên giấy khai sinh.
"Đối với tôi, đây không chỉ đơn giản là một cái tên. WikiLeaks đã làm thay đổi thế giới. Với gia đình tôi, cái tên này có nghĩa là sự thật rõ ràng", nhà báo Hamalaw nói thêm.
Trước đó, những cái tên như McDonald, Woodstock và Peppermint đã bị từ chối do các bậc cha mẹ Đức không được phép dùng tên thị trấn hay thương hiệu để đặt cho con mình.
Theo Khampha
Mỹ: Chạy trốn cảnh sát, tài xế tông chết một bé gái gốc Việt Một tài xế chạy trốn cảnh sát đã đâm vào chiếc xe tải nhỏ ở quận Cam, thuộc bang California (Mỹ), khiến một bé gái gốc Việt thiệt mạng và làm bị thương mẹ và anh trai của bé, theo hãng tin AP. Bé gái gốc Việt Vivian Uyen Nguyen - Ảnh: OC Register Aleksandar Apostoloic, 26 tuổi, ở Santa Ana, đã bị...