Công nhân đạp rác giải cứu chân cầu Long Biên
Lo ngại rác dồn lại chân cầu đang sửa chữa có thể gây nguy hiểm, nhiều công nhân ra sức đạp, khơi thông dòng chảy.
Hồ Hòa Bình xả lũ, nước sông Hồng tại Hà Nội chiều nay đạt đỉnh 8,9 m, dưới báo động 1 là 0,6 m. Từ thượng nguồn, nước lũ mang theo rác, nổi dày đặc mặt sông đoạn qua nội thành Hà Nội.
Bên sông đoạn giáp khu chợ ẩm thực Ngọc Lâm, quận Long Biên, rác thải ùn ứ kéo dài.
Các trụ cầu rác đọng xếp thành tầng.
Tàu thuyền không thể di chuyển, phải thả neo sát cầu chờ nước xuống và vô tình là điểm tựa để rác chảy về, mắc kẹt dưới gầm.
Video đang HOT
Nhiều người đi trên các thuyền tìm cách loại bỏ rác khỏi mũi thuyền.
Tại đoạn cầu Long Biên đang thi công giáp với Long Biên, nhóm thợ sửa chữa, bảo dưỡng cầu trở thành công nhân dọn rác trên mặt sông.
Một công nhân cho biết, từ sáng đến giờ, rác dồn về quá nhiều, ùn ứ ở chân cầu đoạn có các trụ đang thi công. Lo ngại rác làm ảnh hưởng trụ cầu, công nhân phải dùng sức đẩy rác ra xa.
Trên một trụ cầu tạm bằng kim loại được dựng lên để bảo dưỡng cầu Long Biên, công nhân dùng sào tre, dao… đẩy rác trôi nổi.
Trong dòng nước chảy xiết, công nhân mặc áo và đeo dây bảo hộ đằm mình giải cứu cầu Long Biên.
Dọc bên sông Hồng đoạn giáp chợ đêm Long Biên, rác ken dày đặc.
Trước đó từ ngày 9 đến 12/10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to. Lần đầu tiên trong lịch sử, hồ Hòa Bình phải mở 8 cửa xả đáy. Thông kê đến chiều 12/10, có 53 người chết, 21 người mất tích do mưa lũ.
Ngọc Thành
Theo VNE
12h trưa nay, thuỷ điện Hoà Bình lại mở cửa xả đáy
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, những ngày qua do mưa lũ thượng nguồn đổ về, nên mực nước hồ Hoà Bình (tỉnh Hòa Bình) đã vượt mức cho phép thời kỳ lũ chính vụ. Hồ thủy điện Hỏa Bình đã được lệnh xả đáy vào 12h trưa nay.
Đến 7h sáng ngày 11.8, mực nước tại hồ là 113,53 m, cao hơn mức cho phép là 12,53 m. Nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 3,22 m (dưới báo động 1 là 6,28 m).
Trong khi đó, Cơ quan khí tượng dự báo mưa lũ trong thời gian tới còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, Ban chỉ đạo lệnh Công ty thuỷ điện Hoà Bình trước mắt mở một cửa xả đáy hồi 12h hôm nay. Thời gian tới, tuỳ hình hình diễn biến nước thượng nguồn có thể hồ sẽ phải mở thêm các cửa xả.
Thủy điện Hòa Bình đã phải 2 lần xả lũ. Lần 1 xả 3 cửa xả sâu vào các ngày 18-19.7; lần 2 vào 12h trưa nay, ngày 11.8.
Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do xả lũ gây ra, Ban chỉ đạo đề nghị các tỉnh, thành phố hạ du thuỷ điện Hoà Bình thông báo đến người dân, tổ chức hoạt động trên sông, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản biết thông tin; đồng thời rà soát các phương án chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là đê điều.
Trước đó, để đảm bảo an toàn các hồ chứa, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai đề nghị Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; tổ chức kiểm tra, rà soát, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn, nhất là các đập xung yếu, các hồ đã đầy hoặc gần đầy nước, các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý.
Chủ động việc xả nước đón lũ theo đúng quy trình; không tích nước đối với các hồ có nguy cơ mất ổn định để đảm bảo an toàn cho đập và khu vực hạ du; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh lũ cho người dân khu vực bị ảnh hưởng do xả lũ hồ chứa để chủ động ứng phó, nhất là các hộ dân nuôi thủy sản trên sông.
Các công ty thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang phát điện tối đa qua các tổ máy; kiểm tra đảm bảo an toàn công trình, sẵn sàng thực hiện xả lũ khi có yêu cầu.
Trên cơ sở theo dõi diễn biến thời tiết, tình hình thủy văn, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo các nhà máy thủy điện xây dựng phương án PCTT & TKCN: tăng cường đầu tư thiết bị quan trắc, đo lượng mưa; đầu tư hệ thống cảnh báo; thực hiện diễn tập; ký kết quy chế phối hợp với Ban chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân về phòng tránh, ứng phó khi mưa lũ xảy ra. Công tác vận hành, điều tiết xả lũ các hồ chứa thủy điện theo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa được chú trọng đặc biệt. Hiện EVN có 35/37 hồ chứa có quy trình vận hành hồ/liên hồ được Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt. EVN đang quản lý 37 hồ chứa thủy điện với tổng dung tích 44,73 tỷ m3. Có 12 hồ chứa có dung tích trên 1 tỷ m3 bao gồm: Hòa Bình, Sơn La, Trị An, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chát, Bản Vẽ, Đồng Nai 3, Thác Mơ, Lai Châu, Pleikrông, Ialy.
Theo Danviet
Người dân bất chấp nguy hiểm xem thuỷ điện Hoà Bình xả lũ Nhiều người dân địa phương đứng xem hồ Hòa Bình xả lũ, bất chấp cột nước cuộn ra có thể gây nguy hiểm. Sáng 19/7, hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình đều xả đáy. Trong đó hồ Hòa Bình mở cửa xả thứ hai lúc 6h. Cửa xả đáy thứ nhất được mở lúc 18h hôm qua. Hồ sẽ liên tục...