Công nhân chợ cá nghi mình là bệnh nhân số 0 nhiễm Covid-19 của Pháp
Người đàn ông làm công nhân chợ cá 43 tuổi cho rằng, mình có thể là ‘bệnh nhân số 0′ nhiễm Covid-19 của Pháp và đã mắc bệnh sớm vào tháng 12 năm ngoái.
Anh Amirouche Hammar nghi mình là bệnh nhân số 0 nhiễm Covid-19 của Pháp.
Anh Amirouche Hammar đã tự công khai danh tính với công chúng, sau khi một bệnh viện gần Paris (Pháp) tiết lộ họ đã xét nghiệm lại các mẫu sinh phẩm cũ và phát hiện ra có mẫu dương tính với virus corona vào ngày 27/12. Mẫu sinh phẩm này chính là của anh Amirouche Hammar.
Phát hiện thêm triệu chứng mới bất ngờ ở bệnh nhân Covid-19
Kết quả xét nghiệm mới cho thấy loại virus chết người gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) có thể đã lây lan âm thầm ở Pháp trước ngày 24/1 khi nước này xác nhận ca nhiễm đầu tiên.
Điều kỳ lạ là, công nhân chợ cá sinh ra ở Algeria chưa từng đến Trung Quốc và không tiếp xúc với bất cứ người bệnh Covid-19 nào.
Trả lời phỏng vấn BFMTV, anh Hammar cho biết anh đã bị đau ngực rất nặng nhưng các bác sĩ không tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ngay. Sau đó, họ kết luận anh bị nhiễm trùng phổi.
Video đang HOT
Không rõ Hammar đã nhiễm virus bằng cách nào, vì anh không có liên kết trực tiếp với Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt đầu vào cuối năm ngoái.
Dù vậy, vợ của Hammar làm việc tại một siêu thị gần sân bay Charles de Gaulle ở Paris, nơi hành khách thường tới mua sắm sau khi họ hạ cánh. Nhưng vợ Hammar có tiếp xúc gần các đồng nghiệp gốc Hoa.
“Chúng tôi tự hỏi liệu cô ấy có phải là bệnh nhân (Covid-19) không có triệu chứng”, bác sĩ Yves Cohen làm việc tại bệnh viện Avicenne & Jean Verdier nơi anh Hammar được điều trị cho biết.
Hammar cho biết bác sĩ Cohen đã liên lạc với anh gần đây và thông báo với anh ta rằng anh từng “dương tính” với Covid-19.
Tại thời điểm đó, anh có các triệu chứng bao gồm sốt, ho và các vấn đề về hô hấp khác mà hiện đã được xác nhận là triệu chứng chính của Covid-19.
Ban đầu anh Hammar nghi ngờ mình bị cúm nhưng cảm thấy các triệu chứng khác thường.
“Lúc 5 giờ sáng, tôi quyết định lấy xe và đi thẳng đến bệnh viện. Tôi nói tôi cần bác sĩ ngay lập tức, có gì đó không ổn, tôi bị đau ngực”, anh nói và giải thích thêm rằng, hiện tượng này khiến anh bị khó thở.
Các nhân viên y tế đã vật lộn để xác định chuyện gì đã xảy ra với người đàn ông 43 tuổi, và sau đó nói với anh rằng anh có thể bị nhiễm trùng phổi đồng thời cảnh báo rằng căn bệnh “rất nghiêm trọng”.
Sau nhiều ngày nằm viện, Hammar trở về nhà và cuối cùng bình phục, khi đó cả anh lẫn các bác sĩ đều chưa biết anh nhiễm loại virus mới chết người.
Trung Quốc đã báo cáo về căn bệnh Covid-19 mới cho Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 31/12, nhưng không có ca nhiễm nào được xác nhận ở nước ngoài cho đến ngày 13/1 và Pháp chỉ chính thức ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 24/1.
Bác sĩ Yves Cohen, trưởng khoa hồi sức bệnh viện Avicenne & Jean Verdier họ đã kiểm tra lại mẫu sinh phẩm của 24 bệnh nhân điều trị tại viện hồi tháng 12/2019 và tháng 1. Những người này khi đó có triệu chứng viêm phổi, nhưng đều âm tính với cúm.
“Trong số 24 người này, chúng tôi phát hiện một ca dương tính với Covid-19 vào ngày 27/12. Anh ấy có lẽ là bệnh nhân số 0 nhưng có thể trong những vùng khác cũng có người giống thế. Mọi xét nghiệm PCR âm tính với bệnh viêm phổi đều cần kiểm tra lại. “, ông Cohen cho biết hôm 3/5 và nói thêm rằng, để chắc chắn các nhà khoa học đã thực hiện xét nghiệm tới 2 lần.
Theo giáo sư Cohen kết quả xét nghiệm trên cho thấy, Covid-19 đã xuất hiện ở Pháp từ tháng 12 năm ngoái – sớm hơn so với dự đoán trước đây.
Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ tháng 12/2019 và đến nay đã lan rộng khắp thế giới. Pháp hiện là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới với hơn 169.000 ca nhiễm trong đó hơn 25.000 người đã tử vong.
Châu Âu 'vỡ trận' - bài học cho Việt Nam
Đừng chủ quan coi thường dịch bệnh vì chính tâm lý đó sẽ đẩy các nước khác vào tình cảnh của Italy cũng như châu Âu hiện tại.
(Bài viết Ý kiến không nhất thiết phải trùng quan điểm với VnExpress.net)
Lục địa già đang dần "vỡ trận" vì đại dịch Covid-19 khi số ca nhiễm ngày càng tăng nhanh. Đất nước hình chiếc ủng Italy tất nhiên chịu ảnh hưởng nặng nhất, số ca tử vong đã lên đến hơn 4.000 người, vượt cả Trung Quốc. Ngoài ra, Tây Ban Nha, Đức, Pháp cũng đã ghi nhận đến hàng chục nghìn ca nhiễm. Tổng số ca bệnh ở châu Âu đã gần gấp rưỡi Trung Quốc, nước tâm dịch trước đó.
Đại dịch này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nước châu Âu. Việc Covid-19 lây lan mạnh ở đây có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết là từ sự chủ quan của mỗi người, khi họ không đeo khẩu trang vì những lý do khác nhau, rồi việc tự do đi lại giữa các nước EU... Ở giai đoạn đầu chống dịch, nhiều nước châu Âu chủ trương "miễn dịch cộng đồng", tức là cứ để mặc cho bệnh dịch tự do lan tràn, cho đến một lúc nào đó tốc độ lây nhiễm chậm lại; đồng thời chỉ tập trung cứu chữa những trường hợp nặng.
"Miễn dịch cộng đồng" là cách được nhiều quốc gia sử dụng khi gặp các trận dịch lớn, bởi nó không làm đình trệ các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, việc miễn dịch cộng đồng mới thực sự hiệu quả nếu các cơ sở y tế có khả năng chữa trị khỏi cho các trường hợp nặng, và virus phải lây lan từ từ. Tuy nhiên, nCoV không phải dạng virus như vậy. Với tốc độ lây lan rất nhanh, khi xâm nhập vào lục địa già, cộng hưởng yếu tố khí hậu lạnh, Covid-19 đã làm chao đảo châu Âu. Nhiều quốc gia sai lầm khi coi Covid-19 chỉ là một dạng "cúm mùa" và thực hiện "miễn dịch cộng đồng". Và điều này đã phần nào dẫn đến "vỡ trận" như Italy hiện tại.
Một lý do khác nữa, châu Âu vốn có cơ cấu dân số già, số người trên 60 tuổi tương đối lớn. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi nCoV, vì hệ miễn dịch yếu, lại nhiều bệnh nền, tâm lý lại rất chủ quan. Và trước tốc độ lây lan quá nhanh của Covid-19, nhiều bệnh viện ở Italy đã quá tải, nhân viên y tế thiếu hụt nghiêm trọng. Do đó, số người tử vong ở Italy đã lên đến hơn 4.000 và dự báo sẽ còn tăng nhanh trong thời gian sắp tới.
Người xưa có câu "mất bò mới lo làm chuồng", chính vì không lường trước được sự nguy hiểm của Covid-19, nên khi để lây lan quá nhanh, nhiều nước châu Âu mới buộc phải phong tỏa toàn quốc, đóng cửa trường học, nhà hát, quán bar, hộp đêm, tạm dừng tổ chức các giải thể thao, dừng nhập cảnh, hạn chế đi lại với hy vọng kiểm soát được tình hình.
Nhìn sang Việt Nam, chúng ta "biết mình biết người", khi nhận thức rõ thể chất yếu, lại đông dân, dịch bùng phát sẽ rất nguy hiểm, nên đất nước đã chủ động triển khai chặn dịch từ đầu, tổ chức cách ly tập trung những người từ nước ngoài về, mới nhất là dừng nhập cảnh người nước ngoài, dừng hoạt động vũ trường, quán bar, cho học sinh nghỉ học, dừng lễ hội... Có thể nói, chúng ta đã khá thành công trong "giai đoạn vàng" phòng dịch này. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, cho thấy dịch bệnh này nguy hiểm thế nào với các nước Đông Nam Á, mặc dù khí hậu nóng ẩm.
Và trong thời gian sắp tới, mỗi người Việt cần nâng cao ý thức hơn nữa, có triệu chứng phải chủ động khai báo, người từ nước ngoài về tự chủ động cách ly 14 ngày theo dõi sức khỏe. Hạn chế tụ tập đông người, có ý thức đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Nên cho học sinh tất cả các cấp nghỉ học hết ngày 3/5 để phòng chống dịch bệnh, vì theo các chuyên gia, cao điểm dịch bệnh có thể rơi vào tháng 4. Khi Tổng thư ký Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã lên tiếng cảnh báo sự nguy hiểm của Covid-19 với người trẻ tuổi, thì việc đảm bảo an toàn cho con em chúng ta là trên hết.
Đừng chủ quan coi thường dịch bệnh vì chính tâm lý đó sẽ đẩy đất nước ta giống tình cảnh của Italy cũng như châu Âu hiện tại. Việt Nam sẽ quyết thắng đại dịch.
Văn Bình
Trung Quốc đề nghị hỗ trợ các nước châu Âu chống Covid-19 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 21/3 gọi điện cho lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Serbia đề nghị hỗ trợ trong cuộc chiến chống Covid-19. Trong cuộc gọi với Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Tập nói Trung Quốc đã chuẩn bị để làm tất cả những gì có thể. "Nếu Đức cần, Trung Quốc sẵn...