Công nghiệp quốc phòng Đức tăng trưởng nhanh hơn kinh tế
Dự tính 19% tổng doanh thu của công nghiệp quốc phòng Đức sẽ được tái đầu tư làm kinh phí nghiên cứu, phát triển vũ khí, trang bị.
Kết quả điều tra của Liên minh công nghiệp quốc phòng và an ninh Đức (BDSV) cho thấy, tốc độ phát triển công nghiệp quốc phòng của Đức nhanh gấp gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tính từ năm 2005-2011, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng sản phẩm công nghiệp quốc phòng và an ninh Đức là 5%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ là 2,3%.
Tàu ngầm U212A của Đức là sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường xuất khẩu vũ khí
Một chuyên gia phân tích công nghiệp quốc phòng của Đức tiết lộ, tổng giá trị sản xuất vũ khí, trang bị của nền công nghiệp quốc phòng là 28,3 tỷ euro (tương đương 37,4 tỷ USD), trong khi kinh phí nghiên cứu, phát triển và mua sắm vỏn vẹn chỉ có 6 tỷ euro.
Video đang HOT
Theo kết quả điều tra được BDSV công bố ngày 12/12 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí năm 2012 là 12, 5 tỷ euro, bằng 48,1% tổng giá trị sản xuất vũ khí trang bị quốc phòng Đức. Điều này thể hiện, xuất khẩu đang là một trụ cột của nền công nghiệp quốc phòng Đức và xu thế này sẽ còn được duy trì trong một thời gian dài nữa.
“Leopard 2A6 (trái) và” Leopard 2 PSO ” của Đức
Sang năm 2013, Bộ Quốc phòng Đức dự định sử dụng tới 19% tổng doanh thu của công nghiệp quốc phòng để tái đầu tư làm kinh phí nghiên cứu, phát triển vũ khí, trang bị.
Theo ANTD
Nga sẽ lắp tên lửa đạn đạo lên tàu hỏa
Đoàn tàu trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa lắp đầu đạn hạt nhân
Nga sẽ tái khởi động chương trình phát triển đoàn tàu hỏa trang bị tên lửa đạn đạo.
Hôm qua, quan chức cấp cao công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ, nước này sẽ tái khởi động việc sản xuất các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đặt trên xe lửa với các nguyên mẫu sẽ được phát triển vào năm 2020.
"Nga đã bắt đầu làm việc trên các nguyên mẫu tên lửa đạn đạo đặt trên toa xe lửa sử dụng các thành phần được sản xuất hoàn toàn trong nước", ông này nói.
Ông này tiết lộ thêm rằng, tên lửa mới sẽ có trọng lượng chỉ bằng một nửa so với loại tên lửa tương tự mà đã bị ngừng phát triển từ thời Liên Xô, do nó có trọng lượng nhẹ hơn nên sẽ cho phép việc tích hợp tên lửa lên toa tàu một cách dễ dàng hơn.
Quân đội Liên Xô đã từng triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo đặt trên xe lửa đầu tiên vào năm 1987 và sau đó tăng dần lên tới 12 xe lửa vào năm 1991. Tuy nhiên, năm 2005 chúng đã bị phá hủy theo qui định của hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân Nga-Mỹ START II.
Hệ thống tên lửa trên tàu hỏa được triển khai với tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 UTTKh (Mỹ gọi là SS-24, NATO định danh Scalpel) đạt tầm bắn tới 11.000km, bán kính lệch mục tiêu 500m, lắp đầu đạn kiểu MIRV.
Thời đó, các chuyên gia quân sự Liên Xô cho rằng việc phóng tên lửa từ một xe lửa đang chạy sẽ khó phát hiện hơn khi phóng từ một vị trí cố định.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Alexander Konovalov (Nga) nói rằng, việc quay trở lại một dự án cũ của Liên Xô, thậm chí có là cải tiến thì vẫn là một "ý tưởng tồi".
Theo 24h
Ấn Độ mua Iron Dome để ngăn chặn tên lửa Trung Quốc Vừa qua, phái đoàn quan chức Bộ Quốc phòng Israel do Thứ trưởng thường trực thứ nhất Udi Shani dẫn đầu đã sang thăm chính thức Ấn Độ. Nội dung quan trọng nhất trong chuyến thăm này là thúc đẩy và phát triển mới các lĩnh vực hợp tác công nghiệp quốc phòng. Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ N.K.Anthony...