Công nghiệp ôtô Việt Nam – sai lầm từ chính sách
Công nghiệp Việt Nam và cụ thể là ôtô không thể phát triển được do sự sai lầm về chính sách như sùng bái độc quyền, sùng bài quốc tế và muốn tự mình làm tất cả, độc giả Thanh Bình nêu nhận xét.
Đầu tiên phải nói tới việc chúng ta sùng bái độc quyền, tiêu diệt sự cạnh tranh. Tạo ra nhiều Tập đoàn với hy vọng sẽ trở nên hùng mạnh đạt tầm vóc quốc tế. Tuy nhiên, vì chỉ có một tập đoàn nên nó không có tính cạnh trạnh và qua đó không thể phát triển được. Những Vinashin, Vinalines, PetroVN…là các điển hình! Để cải thiện điều này, theo tôi nên tách các tập đoàn đó ra làm ba công ty lớn đặt ở ba vùng khác nhau.
Thứ đến là sùng bài quốc tế. Nhà nước và nhiều tỉnh thành rất hâm mộ xây dựng các khu công nghệ cao thu hút các tên tuổi quốc tế lớn với hy vọng sẽ giúp nền công nghệ và kinh tế hóa rồng. Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì các hãng lớn hầu như chỉ đặt làm một công đoạn tại Việt Nam và họ chỉ xem Việt Nam như một phân xưởng trong chuỗi sản xuất toàn cầu của họ mà thôi.
Không có thị trường nội địa thì các liên doanh không thể mở rộng đầu tư.
Video đang HOT
Hậu quả là Việt Nam sẽ không bao giờ có thể xuất hiện một tên tuổi công nghiệp cho riêng mình được. Để khắc phục điều này, theo tôi Việt Nam nên ưu tiên cho các công ty tư nhân là lý tưởng nhất. Các công ty tư nhân nội địa luôn có một tham vọng ghê gớm và một ý chí sắt đá để vươn lên. Ở Hàn Quốc chúng ta đã chứng kiến Hyundai, Samsung…Ở Việt Nam chúng ta bước đầu đã chứng kiến những Trường Hải Auto, FPT, An Phước…
Tại sao VN lại không có những khu công nghiệp vừa và nhỏ dành riêng cho các nhà sản xuất nội địa với những ưu đãi đặc biệt ban đầu nhỉ?
Tiếp theo là tham lam muốn tự mình làm tất cả. Nên khuyến cáo các nhà sản xuất rằng ở bước khởi đầu thì đừng nên tham lam tự mình làm mọi thứ! Khi mà tiền thì ít, kỹ thuật không có, nhân lực trình độ cao không có thì làm sao tự mình sản xuất trọn vẹn một chiếc ôtô được? Ở bước khởi đầu, các nhà sản xuất VN nên học hỏi HTC, Foxconn…làm một vài công đoạn thôi! Khi tiền tích lũy đã đủ, kỹ thuật đã ổn, nhân lực đã có thì mới vươn lên làm một sản phẩm trọn vẹn.
Cái quan trọng phải bắt đầu từ thị trường nội địa. Chúng ta muốn VN sản xuất xe hơi nhưng các chính sách vĩ mô gần như cấm ngặt dân chúng đi xe hơi thì làm sao các nhà sản xuất VN làm được? Sản xuất bán ra cho ai? Không có tiền vào thì làm sao đầu tư cho nghiên cứu phát triển được? Xuất khẩu thì không đủ lực rồi.
Đó là những sai lầm vĩ mô đã giết chết nền công nghiệp chúng ta. Để khắc phục sai lầm này thì kiến nghị 4 điều sau đây:
Muốn ngành nào phát triển thì đầu tiên phải tạo ra thị trường nội địa cho ngành đó
Ưu tiên phát triển công ty tư nhân nội địa
Tạo ra sự cạnh tranh
Bước khởi đầu chỉ làm một khâu đơn giản.
Theo VNE
Doanh số xe cỡ nhỏ của Suzuki đạt 20 triệu chiếc
Hãng sản xuất xe hơi Suzuki của Nhật Bản vừa cho biết, doanh số xe cỡ nhỏ sử dụng động cơ lên tới 660 cc tại thị trường nội địa của hãng xe này đã vượt 20 triệu chiếc.
Mẫu Suzuki Alto. (Nguồn: suzuki.co.uk)
Nhờ đó, Suzuki trở thành hãng xe đầu tiên có doanh số xe trong phân khúc thị trường xe cỡ nhỏ vượt được ngưỡng này.
Hãng xe có trụ sở ở Hamamatsu, tỉnh Shizuoka nói trên cho hay đã 56 năm, 11 tháng trôi qua kể từ khi hãng giới thiệu chiếc Suzulite đầu tiên năm 1955.
Chiếc Alto cỡ nhỏ, là mẫu xe đầu tiên được giới thiệu năm 1979, một năm sau khi Chủ tịch hãng Osamu Suzuki lên tiếp quản hãng này.
Suzuki Alto là mẫu xe bán chạy nhất trong các dòng xe cỡ nhỏ của Suzuki với doanh số tích lũy lên tới 5,19 triệu chiếc.
Mẫu Alto đầu tiên có mức giá 470.000 yen, là mức giá mà một số nhà quan sát trong ngành nhận định là "mang tính cách mạng" lúc bấy giờ.
Theo vietnamplus
Dàn xe quần tụ tại triển lãm Bắc Kinh Quy tụ mẫu xe bình dân đến từ thị trường nội địa hay những mẫu xe sang trọng nhất thế giới như Bugatti Veyron, triển lãm Bắc Kinh thực sự là một cuộc chơi đa sắc màu. Được tổ chức 2 năm một lần, triển lãm Bắc Kinh (23/4 - 2/5) đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình khi được...