Công nghiệp ôtô Việt Nam giữa “ngã ba đường”
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, lựa chọn giữa việc duy trì sản xuất hay chuyển sang nhập khẩu xe từ các nước trong khu vực.
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, lựa chọn giữa việc duy trì sản xuất hay chuyển sang nhập khẩu xe từ các nước trong khu vực.
Theo tác giả đăng trên tờ báo Nikkei Nhật Bản cho biết, gần đây các quan chức hàng đầu của hai công ty Toyota và Honda Việt Nam liên tục đưa ra đề nghị cần làm rõ hướng đi của ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam. Theo đại diện hai doanh nghiệp này, việc sản xuất ôtô cần tới ba năm để chuẩn bị, và giờ là thời điểm cần giải quyết những khúc mắc chuẩn bị cho giai đoạn giảm thuế nhập khẩu ôtô vào năm 2018.
Vào năm 2018, hầu hết các biểu thuế trong khu vực các nước ASEAN sẽ bị dỡ bỏ. Có thể nói lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất chính là ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam. Theo các nhà đầu tư Nhật Bản, để giảm ảnh hưởng tiêu cực, cần phải có sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Song, cho đến nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể.
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất chính là ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đánh thuế 50% đối với xe nhập khẩu. Mức thuế này sẽ giảm theo giai đoạn và giảm xuống 0% vào năm 2018. Trong khi đó, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam chỉ đạt chưa đến 158.000 xe trong năm 2014, chỉ bằng 1/8 của Indonesia và 1/6 của Thái Lan. Do quy mô thị trường nhỏ bé nên ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển, khiến giá thành sản xuất tại Việt Nam đắt hơn 20% so với Thái Lan.
Tổng Giám đốc Honda Việt Nam, ông Minuro Kato cho biết nếu Chính phủ Việt Nam không hỗ trợ, công ty này buộc phải chuyển sang nhập khẩu xe từ Indonesia và Thái Lan. Từ việc quyết định loại xe sẽ tung ra thị trường, lập kế hoạch đầu tư, xây dựng dây chuyền sản xuất sẽ mất thời gian lên tới ba năm. Do đó, các thương hiệu xe Nhật Bản tại Việt Nam cho biết cần phải có sự chuẩn bị tính toán ngay từ bây giờ.
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo hồi tháng Tư, một quan chức cao cấp của công ty Toyota Motor Việt Nam cho biết sẽ rút khỏi Việt Nam.
Chắc chắn trong tương lai Việt Nam sẽ là một thị trường ôtô lớn.
Trong lúc các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản cảm thấy áp lực nặng nề, thì xe nhập khẩu vào Việt Nam lại càng khiến khó khăn thêm chồng chất. Truyền thông địa phương cho biết ôtô giá rẻ Tata của Ấn Độ sẽ được tung ra thị trường Việt Nam vào tháng Tám tới. Nếu đúng như vậy, với giá thành khoảng 10.000 USD, tính cả chi phí đăng ký, Tata sẽ là ôtô rẻ nhất tại thị trường Việt Nam.
Hàn Quốc, nước chiếm 1/4 lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam, cũng giành được ưu thế giảm giá khoảng 5-7% nhờ Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) có hiệu lực vào cuối năm 2015.
Việt Nam có 90 triệu dân. Tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông đảo và chắc chắn trong tương lai sẽ là một thị trường ôtô lớn. Đây là lý do quan trọng để các nhà đầu tư Nhật Bản vốn chiếm thị phần áp đảo tại Đông Nam Á tìm tới và ở lại Việt Nam. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ Việt Nam.
Theo_Kiến Thức
Toyota phủ nhận việc từ bỏ sản xuất tại Việt Nam
Tổng giám đốc Toyota Việt Nam (TMV) - Yoshihisa Maruta vừa chính thức phủ nhận thông tin dừng sản xuất ôtô để chuyển sang nhập khẩu toàn bộ trong năm 2018 tới đây.
Tổng giám đốc Toyota Việt Nam - Yoshihisa Maruta
Đại diện TMV cho biết, trước thông tin liên doanh ôtô này đang cân nhắc việc ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất, lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc kể từ năm 2018, TGĐ Toyota Việt Nam đã chính thức phủ nhận hoàn toàn thông tin này và khẳng định "TMV hoàn toàn không có ý định rời bỏ thị trường sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam, Toyota luôn mong muốn phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Và không có việc TMV có ý định dừng sản xuất xe vào thời điểm 2018 tới đây".
Để dẫn chứng cho việc này, ông Maruta cho biết TMV đã nội địa hóa thêm 2 phụ tùng là ốp trần xe và tấm cách âm cách nhiệt cho Corolla Altis và Vios, nâng tổng số lượng phụ tùng được nội địa hóa lên con số 270 (với các phụ tùng như khung xe, ống dầu, ống xả...). Hiện tỉ lệ nội địa hóa trên các mẫu xe do Toyota Việt Nam lắp ráp đạt từ 19% đến 37% tùy theo từng mẫu xe, đặc biệt là mẫu Innova lên tới 37% (theo phương pháp tính giá trị của ASEAN).
Nhà máy Toyota Việt Nam tại Vĩnh Phúc
Ngoài ra, đại diện TMV cũng không quên "nhắn nhủ" tới các cơ quan quản lí khi khằng định: Nỗ lực hướng tới 2018 hội nhập với nền công nghiệp ôtô trong khu vực không chỉ cần nỗ lực của doanh nghiệp mà còn rất cần có những chính sách, biện pháp cụ thể. Đó là những trống mà doanh nghiệp chưa thể bù đắp.
Trong khi đó, trao đổi với PV Dân trí, đại diện Bộ Công Thương - Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, xung quanh vấn đề: "Liệu từ năm 2018, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội mua ôtô giá rẻ từ ASEAN hay không, khi mà thuế nhập khẩu giảm sẽ lại xuất hiện thêm những khoản phí mới bù vào?".
Đáp lại, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh không trả lời thẳng mà cho biết, việc điều hành sẽ được thực hiện theo nguyên tắc thị trường và được quy định rõ trong luật: "Về thuế có Luật thuế, sắp tới phí và lệ phí cũng sẽ được đưa vào Luật Phí và lệ phí. Ngoài ra việc có rẻ hơn hay không thì còn phụ thuộc vào chính sách của các bộ ngành căn cứ theo các bộ luật, luật pháp sẽ được xây dựng, tôi không đủ thẩm quyền để nói về vấn đề này" - Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay. Tuy vậy, thứ trưởng cũng tin rằng người dân sẽ có điều kiện để tiếp cận với các chính sách một cách rõ ràng và cụ thể hơn.
Trong khi đó cũng vấn đề này, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam đánh giá sẽ có nhiều biến động (vào thời điểm 2018) khi thuế nhập khẩu ôtô từ khối ASEAN về 0%, nhiều khả năng sẽ các loại thuế phí, sẽ bù đắp vào khoản thiếu hụt này của ngân sách, những cái tên có thể nhắc đến là thuế Tiêu thụ Đặc biệt và Phí trước bạ...
Trong năm 2014, Toyota Việt Nam bán ra 41,205 xe, tăng 24% so với năm 2013 và chiếm 31% thị phần trong Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA (doanh số cộng dồn 305.779 xe kể từ 1995). Năm ngoái cũng là năm TMV đạt giá trị kim nghạch xuất khẩu phụ tùng 40 triệu USD với - mức kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu với các loại phụ tùng như ăng ten, van điều hòa khí xả, bàn đạp chân ga... sang các thị trường Thái Lan, Phillipines, Nam Phi, Kazakstan...
Doanh số bán của các dòng xe của Toyota hiện đang lắp ráp tại Việt Nam
Bích Diệp - Như Phúc
Theo Dantri
Fiat 500 Vintage'57 khởi điểm từ 20.400 USD Nếu bạn muốn biết người Ý có đóng góp nào lớn nhất cho nền công nghiệp ôtô thế giới? Có lẽ câu trả lời mà không có bất kì sự tranh cãi nào sẽ là việc cho ra đời những chiếc ôtô có thiết kế đầy lôi cuốn. Và Fiat 500 Vintage'57 là một ví dụ. Đây là mẫu xe lấy cảm hứng...