Công nghệ Trung Quốc và thách thức mới
Giới chức Mỹ thông báo cấm nhập khẩu hoặc buôn bán các thiết bị viễn thông được cho là ‘nguy cơ không thể chấp nhận đối với an ninh quốc gia’, bao gồm sản phẩm của các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc là Huawei và ZTE.
Trước đó, nhiều trụ sở của Chính phủ Anh cũng nói ‘không’ với các sản phẩm camera của Trung Quốc.
ZTE nằm trong danh sách “đen” của FCC
Lý do an ninh
Cả Huawei và ZTE đều nằm trong danh sách những công ty bị Ủy ban Viễn thông liên bang Mỹ (FCC) đánh giá là “mối đe dọa”. Theo đó, những quy định mới sẽ nghiêm cấm việc cấp phép trong tương lai đối với hoạt động mua sắm thiết bị của các hãng này. Chủ tịch FCC, bà Jessica Rosenworcel, nhấn mạnh: “FCC cam kết bảo vệ an ninh quốc gia của nước Mỹ bằng cách đảm bảo rằng những thiết bị viễn thông không đáng tin cậy sẽ không được cấp phép sử dụng trong biên giới của chúng ta”. Bà Rosenworcel cho biết thêm, những quy định mới là một phần trong nỗ lực tổng thể nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh. Lệnh cấm cũng tác động tới các công ty khác của Trung Quốc chuyên về thiết bị video giám sát là Hikvision và Dahua. Theo FCC, cơ quan này sẽ xem xét có hành động trong tương lai đối với những giấy phép đang được phép lưu hành.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Văn phòng nội các Anh Oliver Dowden cho biết, đã quyết định ngừng lắp camera giám sát do Trung Quốc sản xuất tại các trụ sở Chính phủ Anh sau khi xem xét “các rủi ro về an ninh có thể xảy ra liên quan đến việc lắp đặt hệ thống camera giám sát”, cần phải có thêm một số biện pháp phòng ngừa. Chỉ thị trên hướng dẫn các cơ quan liên quan ngắt các thiết bị trên khỏi “các mạng máy tính lõi”và xem xét gỡ bỏ hoàn toàn. Trước đó, hàng chục nghị sĩ Anh đã kêu gọi cấm bán và sử dụng camera an ninh của 2 công ty từ Trung Quốc là Hikvision và Dahua với lý do lo ngại quyền bảo mật bị xâm phạm.
Chặn đứng giấc mơ
Các động thái mới nhất của Mỹ và Anh là đòn giáng mới lên các công ty công nghệ Trung Quốc, nằm trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc phát triển trong lĩnh vực công nghệ. Đầu tháng 10 vừa qua, ông Jeremy Fleming, Giám đốc Cơ quan Tình báo an ninh mạng của Anh ( GCHQ), đã từng đưa ra cảnh báo rằng Trung Quốc tìm cách sử dụng thế thống trị công nghệ nhằm mục đích theo dõi. Theo ông Fleming, đây là một mối đe dọa lớn và phương Tây cần phải hành động khẩn cấp. Một số cơ quan truyền thông quốc tế lưu ý rằng cảnh báo của ông Fleming được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị phát hành đồng tiền kỹ thuật số. Ý định này của Bắc Kinh khiến nhiều chuyên gia e ngại công nghệ này có thể được sử dụng vào mục đích theo dõi và kiểm soát.
Trong khi đó, từ hơn nửa năm nay, Mỹ đã ráo riết xúc tiến chiến lược cắt đứt Trung Quốc khỏi các nguồn công nghệ bán dẫn tiên tiến. Việc Bộ Thương mại Mỹ, hồi tháng 10 vừa qua, ban hành chính sách xuất khẩu mới dài 139 trang thực tế là lệnh cấm xuất khẩu sang Trung Quốc các loại chip điện tử máy tính tiên tiến cho phép vận hành các thuật toán trí tuệ nhân tạo. 95% các linh kiện được sử dụng tại Trung Quốc thuộc loại này là do các công ty bán dẫn của Mỹ thiết kế. Một bộ phận căn bản của ngành công nghệ này như phần mềm thiết kết chip, thiết bị sản xuất chất bán dẫn, phụ tùng, linh kiện của thiết bị sản xuất, là do Mỹ nắm giữ và gần như không thể thay thế. Cắt đứt các nguồn cung ứng này khiến toàn bộ tương lai ngành công nghệ tin học của Trung Quốc bị đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng giấc mơ trở thành siêu cường công nghệ của Trung Quốc.
Trong một văn bản gửi đến hãng tin Reuters, Công ty Hikvision đã phủ nhận các cáo buộc và cho biết sẽ tìm cách hợp tác hơn nữa với các nhà chức trách Anh để tìm hiểu về quyết định mới nhất. Người phát ngôn Công ty Hikvision khẳng định, Hikvision không có khả năng truyền dữ liệu từ người sử dụng cho một bên thứ 3.
Các chính quyền địa phương Mỹ tiếp tục mua thiết bị Trung Quốc, bất chấp cảnh báo từ Washington
Các chính quyền và cơ quan công lập Mỹ tiếp tục âm thầm mua sắm thiết bị viễn thông Trung Quốc, bất chấp cảnh báo của Washington về an ninh quốc gia chủ yếu do giá thành hấp dẫn của những sản phẩm này.
Ảnh minh họa Tech Wire Asia
Trong gần một thập kỷ, các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ liên tục cảnh báo, những công nghệ và dịch vụ thông tin và truyền thông (ICT) do Huawei, ZTE và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc sản xuất, có thể đóng vai trò là đường dẫn cho những hoạt động gián điệp của chính phủ quốc gia này và những hoạt động bất chính khác.
Trên cơ sở những cảnh báo đó, các nhà hoạch định chính sách không ngừng tìm cách loại bỏ tất cả những công nghệ Trung Quốc, được cho là không đáng tin cậy khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ.
Thực tế trong 5 năm qua, chính phủ liên bang ban hành hàng loạt biện pháp điều chỉnh việc mua ICT từ Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia. Nhưng một nghiên cứu học thuật mới phát hiện được, các chính quyền địa phương và tiểu bang Mỹ vẫn tiếp tục mua thiết bị viễn thông Trung Quốc bất chấp mọi nỗ lực của Washington nhằm loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng.
Được công bố chỉ vài tuần sau khi có báo cáo, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ sẽ bỏ phiếu chặn tất cả các hoạt động kinh doanh thiết bị viễn thông mới của Huawei và ZTE vì lý do an ninh quốc gia. Một phát hiện của Trung tâm An ninh và Công nghệ Mới nổi (CSET) của Đại học George Washington cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2021 1.681 pháp nhân nhà nước và địa phương đã mua thiết bị và dịch vụ từ Huawei, ZTE, Hikvision, Dahua và Hytera.
Chỉ có 5 bang - Florida, Georgia, Louisiana, Texas và Vermont ban hành một số biện pháp hạn chế việc mua sắm các thiết bị Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia, mặc dù báo cáo cảnh báo những lỗ hổng mua bán vẫn còn tồn tại ở những bang đó. Trong khoảng thời gian 7 năm, tổng giá trị công nghệ và dịch vụ được mua từ 5 công ty Trung Quốc khoảng 45 triệu USD.
Báo cáo nêu rõ chi tiết, rằng các trường phổ thông công lập, trường cao đẳng và đại học công lập chiếm 3/4 số lượng mua sắm, các nhà tù, bệnh viện công và hệ thống giao thông công cộng cũng mua những thiết bị này. Mặc dù số lượng giao dịch suy giảm kể từ năm 2018, nhưng vẫn có hơn 600 lượt mua sắm vào năm 2021 và không có dấu hiệu cho thấy những giao dịch này sẽ dừng lại.
Jack Corrigan, đồng tác giả của báo cáo và là nhà phân tích nghiên cứu tại CSET, lưu ý rằng việc mua sắm bao gồm nhiều loại sản phẩm, từ điện thoại thông minh, camera giám sát đến thiết bị mạng. "Chủ thể mua lớn nhất, một trường đại học công quy mô trung bình ở Michigan đã đầu tư hơn 15 triệu USD vào thiết bị và dịch vụ mạng của Huawei trong thời gian 7 năm. Hai học khu công lập ở Arkansas đã chi hơn 1 triệu USD cho hệ thống giám sát Hikvision" ông nói thêm.
Các chuyên gia từ lâu đã lập luận, do thiết bị viễn thông của Trung Quốc nói chung rẻ hơn các loại thiết bị của những công ty không phải của Trung Quốc, nên thiết bị của các công ty Trung Quốc là một lựa chọn hấp dẫn cho các cơ quan địa phương thiếu nguồn vốn của Mỹ. Trên hết, các cơ quan địa phương của Mỹ cũng thường thiếu chuyên môn kỹ thuật và quy trình nội bộ để hiểu và giải quyết những mối đe dọa do công nghệ nước ngoài gây ra, ngay cả những mối đe dọa được đánh giá cao từ Trung Quốc.
Hiện nay, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) có kế hoạch cấm tất cả việc bán thiết bị viễn thông mới của Huawei và ZTE ở Mỹ, trên cơ sở một báo cáo hồi đầu tháng 10, hiện chưa rõ lệnh cấm đó, bao trùm cả các tiểu bang và địa phương, có thành công hay không?
FCC cũng xác định, phạm vi của lệnh cấm liên quan đến việc mua sắm các thiết bị giám sát video của Trung Quốc, được sử dụng cho mục đích an toàn công cộng. Lệnh cấm này sẽ là một đòn giáng vào 3 công ty Trung Quốc khác là Hikvision, Dahua và Hytera trên thị trường Mỹ.
Mỹ rung 'chuông báo tử' với Huawei, ZTE, Hikvision Nhà chức trách Mỹ cấm Huawei, ZTE bán thiết bị điện tử tại Mỹ do tiềm ẩn nguy cơ bảo mật, nối dài nỗ lực ngăn chặn tầm với của các hãng viễn thông Trung Quốc ở nước này. Ngày 25/11, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) ra lệnh cấm hàng loạt hãng công nghệ Trung Quốc tại Mỹ. Trong danh...