Công nghệ Triều Tiên thiếu để sản xuất đầu đạn hạt nhân
Hiện nay, quốc gia sở hữu công nghệ tên lửa hiện đại nhất vẫn bắn sai lệch mục tiêu ít nhất 200m mỗi lần khai hỏa.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên.
Các chuyên gia quân sự nhận định, trong thời gian tới, Triều Tiên có thể phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn được đầu đạn hạt nhân tới đất Mỹ. Tuy nhiên hiện tại, Bình Nhưỡng vẫn còn thiếu nhiều điều kiện để hiện thực hóa tham vọng này.
Một quả bom đủ nhỏ
Các chuyên gia đã nhiều lần tranh cãi liệu Triều Tiên đã thực sự phát triển thành công bom hạt nhân đủ nhỏ và nhẹ để gắn lên một quả tên lửa đạn đạo hay chưa. Nếu quả bom càng nhẹ, tên lửa càng bay được xa và sức tấn công tăng lên chóng mặt.
Video đang HOT
Năm ngoái, Triều Tiên đăng tải bức ảnh lãnh đạo tối cao Kim Jong-un đứng cạnh một quả bom được cho là phiên bản thu nhỏ, đủ sức gắn lên tên lửa. Nếu làm được điều này, con đường chế tạo vũ khí hủy diệt của Triều Tiên sẽ gần hơn một bước.
Chuyên gia phổ biến vũ khí hạt nhân Joshua Pollack trả lời tờ New York Times: “Bất kì quốc gia nào thử hạt nhân tới 5 lần đều có thể thu nhỏ được đầu đạn”.
Quay trở lại khí quyển
Thiết kế một quả tên lửa có thể chịu được sức nóng và áp lực khủng khiếp khi ma sát với khí quyển là điều cực kì khó khăn. Khi quay trở lại khí quyển, đầu đạn sẽ phải di chuyển với vận tốc 6,5 km/giây, tạo ra sức nóng đủ làm tan chảy mọi kim loại.
Các chuyên gia nhận định tên lửa Triều Tiên đã có thể bắn tới Mỹ, tuy nhiên quốc gia này vẫn chưa đủ tiềm lực phát triển tên lửa quay trở lại khí quyển. Theo tính toán, tới năm 2019 Triều Tiên sẽ sở hữu công nghệ cực khó này.
Độ chính xác cao hơn
Điều khiển chính xác tên lửa bay nửa vòng Trái đất không hề đơn giản. Lịch sử các lần bắn thử trước đây của Triều Tiên thường không khả quan. Hiện nay, các quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất có thể bắn trúng mục tiêu với phương sai 200 mét.
Số liệu tính toán rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên có độ lệch từ 3-5 km. Nếu bắn trong thực tế, con số này là quá lớn. Dù năng lực của tên lửa Triều Tiên còn nhiều hạn chế, tuy nhiên chuyên gia quốc phòng Ian William từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, nói: “Quả tên lửa này vẫn đủ để hủy diệt mục tiêu lớn như một thành phố”.
Ông William nói rằng nếu Triều Tiên muốn đánh phá các mục tiêu như căn cứ quân sự, quốc gia này cần cải tiến độ chính xác hơn nữa.
Theo Danviet
Đối phó Triều Tiên, HQ muốn lắp đầu đạn 1 tấn cho tên lửa
Với đầu đạn 1 tấn, tên lửa Hàn Quốc có thể phá hủy hầm trú ẩn sâu 10m dưới mặt đất của Triều Tiên.
Tàu chiến Hàn Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận.
Bằng việc tăng gấp đôi kích cỡ đầu đạn, Hàn Quốc tuyên bố rằng tên lửa đạn đạo của nước này có thể ngăn chặn nguy cơ tấn công hạt nhân từ Triều Tiên đồng thời phá hủy các boong-ke ngầm nơi các nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng trú ẩn khi chiến tranh nổ ra.
Nhưng kế hoạch trên chỉ có thể trở thành hiện thực, nếu Seoul nhận được sự đồng ý từ Washington. Bởi vì hiệp ước hiện tại giữa hai nước không cho phép quân đội Hàn Quốc tự ý nâng cấp tên lửa.
Theo trang tin Korea Times, thỏa thuận được chỉnh sửa năm 2012 cho phép Hàn Quốc nâng tầm tên lửa từ dưới 320km lên hơn 800km, nhưng không đề cập tới việc tăng trọng lượng của đầu đạn gắn trên tên lửa.
Trong cuộc gặp người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Washington vào cuối tháng 6 vừa qua, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng nói rằng thỏa thuận năm 2012 cần được sửa đổi. Theo một số nguồn tin, ông Trump phản ứng tích cực với đề nghị này.
"Chính phủ Seoul sẽ thảo luận vấn đề này với Washington trong Hội nghị Tham vấn An ninh (SCM) và Đối thoại quốc phòng Mỹ-Hàn dự kiến diễn ra cuối năm nay", Korea Times dẫn một nguồn tin giấu tên.
Nếu Hàn Quốc được phép nâng trọng lượng đầu đạn lên mức tối đa 1 tấn, tên lửa của nước này sẽ có thể phá hủy các boong-ke nằm sâu 10m dưới mặt đất. Các chuyên gia ước tính Triều Tiên có khoảng 7.000 hầm ngầm trú ẩn, bao gồm các cơ sở tên lửa và hạt nhân.
Theo Danviet
Vì sao Triều Tiên bị "ám ảnh" phát triển tên lửa? Không phải ngẫu nhiên mà hơn 30 năm qua, Triều Tiên âm thầm phát triển tên lửa và hạt nhân, bất chấp bị lệnh cấm vận bủa vây tứ phía. Tên lửa đang được xem là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nền quốc phòng Triều Tiên. Tuần trước, Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục...