Công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ được áp dụng tại CHK Long Thành
Những công nghệ tiên tiến, hiện đại bậc nhất đã được tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) thiết kế cho CHK quốc tế Long Thành.
Mô hình cảng hàng không quốc tế Long Thành
Hiện đại không kém CHK Changi
Báo cáo tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ dự án CHK quốc tế Long Thành do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chủ trì diễn ra chiều qua (9/5), ông Yamada, Giám đốc dự án, đại diện Liên danh tư vấn JFV – đơn vị lập Báo cáo FS dự án cho biết, đến thời điểm này, tư vấn đã hoàn thành gần như tất cả công việc, bao gồm việc thu thập toàn bộ dữ liệu phục vụ lập FS; Dự báo nhu cầu giao thông hàng không; Phân chia khai thác giữa sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất; Xác định công suất thiết kế Long Thành; Thiết kế sơ bộ hệ thống giao thông kết nối; nhà ga hành khách, hạng mục công trình phụ trợ, hạng mục sân đường, cầu cạn…
“Hiện, tư vấn đang hoàn thiện bản vẽ, viết thuyết minh báo cáo, đảm bảo hoàn thành tất cả công việc vào cuối tháng 5″, ông Yamada khẳng định.
Đáng lưu ý, ông Yamada cho biết, bên cạnh các hệ thống truyền thống, CHK quốc tế Long Thành còn được trang bị các hệ thống siêu hiện đại áp dụng những công nghệ mới nhất hiện nay như: Hệ thống làm thủ tục hành khách tự động (selfkios), hệ thống làm thủ tục ký gửi hành lý tự động (self baggage drop), hệ thống làm thủ tục xuất nhập cảnh tự động, cửa ra máy bay tự động…
CHK quốc tế Long Thành cũng sẽ có một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, được thiết kế cho sân bay thông minh để quản lý toàn bộ nguồn dữ liệu của sân bay (thông tin về chuyến bay, điều hành bay, xuất nhập cảnh, hải quan…) từ đó giúp nhà điều hành sân bay có thể phân bổ khai thác cho toàn bộ sân bay (cửa ra máy bay, địa điểm làm thủ tục, bến đậu, cất, hạ cánh…) một cách hiệu quả nhất cũng như giúp nhà quản lý vận hành sân bay có thể giám sát, phát hiện, xử lý các vấn đề an ninh nhanh chóng và hiệu quả.
“Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào CHK quốc tế Long Thành để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, tăng cường an ninh an toàn sân bay”, đại diện tư vấn khẳng định.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Bách Tùng, Giám đốc Công ty Tư vấn và thiết kế công trình hàng không (ADCC), một thành viên trong liên danh tư vấn JFV khẳng định: Dự án sẽ được áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc xây dựng, quản lý và vận hành như các cảng hàng không quốc tế tiên tiến trên thế giới. Những công nghệ tại Long Thành sẽ hiện đại không kém CHK Changi (Singapore), thậm chí, phải hiện đại hơn vì mình đi sau, có cơ hội tích hợp, ứng dụng những công nghệ mới hơn.
Video đang HOT
Cần thiết có đường sắt kết nối đến Long Thành
Tổng giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt cho biết, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Pre-FS được phê duyệt chưa có nghiên cứu hạng mục giao thông kết nối gián tiếp và trực tiếp đến CHK quốc tế Long Thành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện FS, ACV đã xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT đưa nội dung này vào nghiên cứu và đề xuất phương án.
Theo đó, trong giai đoạn 1, tư vấn đề xuất xây dựng tuyến kết nối từ QL51 đến ranh giới phía Tây cảng hàng không và nút giao với QL51 dài 3,8km và một tuyến đường dài 3,5km kết nối từ cao tốc Long Thành – Dầu Giây đến tuyến 1 và 2 nút giao.
Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng đề nghị triển khai ngay việc kết nối thêm giao thông bằng đường sắt, không chỉ đường bộ đến trung tâm TP HCM. Ngay cả tuyến đường bộ cũng cần phải có tuyến riêng dành riêng cho sân bay.
“Bài học tại Nội Bài, ACV đang phải trả giá. 50% lượng phương tiện qua trục đường trước sân bay Nội Bài không phải vào sân bay”, ông Thắng cho hay.
Đồng quan điểm, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT Lê Đỗ Mười cho rằng, căn cứ trên kết quả dự báo, nhu cầu giao thông giữa CHK quốc tế Long Thành với khu vực TP HCM (chiếm khoảng 70 – 80% tổng nhu cầu), do đó hướng kết nối giao thông với TP HCM cần được ưu tiên.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu ACV phối kết hợp với các cơ quan liên quan, hoàn chỉnh báo cáo FS trước ngày 31/5/2019, trước khi trình Hội đồng thẩm định Nhà nước vào tháng 6 để có thể kịp tiến độ trình Chính phủ, Quốc hội.
“Tiến độ phải được kiểm soát hàng ngày. Chất lượng của báo cáo phải đảm bảo thiết kế, xây dựng được một cảng hàng không hiện đại nhất, thuận lợi nhất cho hành khách đi lại”, Bộ trưởng chỉ đạo.
Riêng về giao thông kết nối, Bộ trưởng lưu ý cơ quan liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương kết nối trực tiếp giữa Long Thành – Tân Sơn Nhất và kết nối trực tiếp sân bay Long Thành – TP HCM, kết nối qua vận tải hành khách công cộng với các đô thị xung quanh.
Theo Baogiaothong
Bộ trưởng GTVT: 'Dự án cao tốc Bắc - Nam không được phép sai sót'
Giải trình trước Quốc hội tại phiên làm việc sáng 29/10, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định hai dự án trọng điểm là cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Sân bay Long Thành sẽ được làm đúng thủ tục, không để sai sót.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh cao tốc Bắc - Nam phía Đông là dự án trọng điểm và Chính phủ xem đây là nhiệm vụ trọng tâm để đẩy nhanh.
Tuy nhiên, trong 3 năm qua, Bộ GTVT đã tiếp 112 đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cả đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra T.Ư. Các kết luận đều yêu cầu Bộ GTVT, Chính phủ và các Bộ, ngành phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
"Dự án phải thực hiện đúng trình tự thủ tục, không được phép sai sót để công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng" - ông Nguyễn Văn Thể nói.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải trình trước Quốc hội sáng 29/10.
Sau khi Quốc hội có chủ trương vào ngày 22/11/2017, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 52 cho phép triển khai dự án. Sau đó Chính phủ giao các bộ ngành nghiên cứu thực hiện và sau khi có ý kiến của Chính phủ, Bộ GTVT đã tiến hành đấu thầu chọn tư vấn lập dự án và mất 2 tháng để lựa chọn nhà tư vấn phù hợp.
Dự án gồm 11 dự án thành phần và phải thực hiện đánh giá tác động, thống nhất khung chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, quy mô với các địa phương nơi có dự án đi qua.
"Công việc này được tư vấn làm hết sức khẩn trương. Đến thời điểm này đã phê duyệt 5 dự án và đang trình Chính phủ 5 dự án khác, dự kiến đầu tháng 11/2018 sẽ phê duyệt. Riêng cầu Mỹ Thuận 2 là dự án lớn và lập dự án lâu thì cũng sẽ được phê duyệt trong năm nay", Bộ trưởng GTVT cho biết.
"Theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT sẽ đấu thầu, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, sau khi có tư vấn sẽ tiến hành khảo sát, rồi chúng tôi phải hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán, sau khi phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán thì mới bắt đầu đấu thầu, thiết kế và thi công", ông Thể thông tin.
Theo kế hoạch, tháng 9/2019, mới hoàn thành phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, sau đó tập trung thi công trong 2 năm 2020 - 2021. Riêng công tác giải phóng mặt bằng, đầu năm 2019, Bộ sẽ tập trung bàn giao cho các địa phương để làm công tác kiểm đếm và triển khai.
Với dự án Sân bay Long Thành, Quốc hội thống nhất tách dự án giải phóng mặt bằng và có Nghị quyết 54 giao UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ GTVT thực hiện.
Tháng 3/2018, tỉnh Đồng Nai đã trình Chính phủ về dự án giải phóng mặt bằng và tiếp tục trình lần 2 vào tháng 7 vừa qua. Hiện 25 thành viên Hội đồng thẩm định thống nhất ý kiến, hồ sơ đã trình Chính phủ và dự kiến đầu tháng 11 sẽ được phê duyệt. Căn cứ vào đó, tỉnh Đồng Nai sẽ kiểm đếm và tiền sẽ được bố trí để giải phóng mặt bằng.
Song song với đó, Bộ GTVT đã đấu thầu quốc tế, lập dự án tổng thể giai đoạn 1. Liên doanh 3 nhà thầu, trong đó có 3 nhà thầu của Nhật Bản và 2 nhà thầu trong nước đang khẩn trương lập dự án và sẽ cố gắng báo cáo Quốc hội vào tháng 10/2019.
"Nói chung hai dự án này chúng tôi tập trung khảo sát, thiết kế, lập dự án. Do đó, kinh phí được bố trí nhưng chúng ta chưa sử dụng được" - ông Nguyễn Văn Thể cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, nếu tháng 11 này Chính phủ phê duyệt dự án giải phóng mặt bằng của dự án Long Thành thì UBND tỉnh Đồng Nai sẽ bắt đầu sử dụng số tiền 23.000 tỷ đồng.
Riêng 55.000 tỷ đồng của cao tốc Bắc Nam phía Đông thì tháng 1/2019, sau khi bàn giao cho địa phương thì các địa phương sẽ chọn từng đoạn đơn giản nhất để làm trước và tiền giải phóng mặt bằng mới bắt đầu chi trả.
Còn hơn 27.000 tỷ đồng mà Nhà nước đầu tư vào hơn 600km đường cao tốc thì phải đến tháng 9/2019 sau khi chọn được nhà thầu tham gia 8 dự án đối tác công tư thì lúc đó mới bắt đầu chi trả để thực hiện.
MINH ĐỨC
Theo VTC
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể kiểm tra tàu cứu nạn hàng hải SAR 413 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và đoàn Công tác của Bộ GTVT đã đến kiểm tra tàu cứu nạn hàng hải SAR 413. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể kiểm tra công tác sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn của tàu SAR 413 đang làm nhiệm vụ tại Côn Đảo Chiều 17/4, trong chuyến công tác tại Côn Đảo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể...