Công nghệ tráo biển tinh vi của những chiếc “quan tài bay” (2)
Với chiếc “ bùa hộ mệnh” là những tấm biển giả, không ít xe vận chuyển hàng lậu, xe không được phép lưu hành dễ dàng qua mặt các lực lượng chức năng.
Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn, các đối tượng buôn lậu đã có thể sở hữu một bộ biển số trắng giả. Không dừng lại, các đối tượng này còn có thể làm giả những loại biển số xanh (của Công an), biển số đỏ (của quân đội) và dễ dàng qua mắt các cơ quan chức năng.
Được một anh bạn có máu mặt trong giới buôn lậu giới thiệu, tôi xin vào làm chân phụ xe cho đoàn chuyên nhận chở hàng tạp hóa tại Lạng Sơn. Nhiều đêm dầm mình trên những chiếc xe Suzuki 7 chỗ, dọc ngang tuyến Cao Lộc – Lạng Sơn, tôi tận mắt được chứng kiến khả năng tráo biển và sử dụng biển giả đầy tinh vi của dân buôn lậu.
Theo quy trình, trước khi đi “ăn hàng”, mỗi xe thường trang bị ít nhất 2 bộ biển số trắng giả. Chúng được giấu kín phía dưới các tấm thảm lót sàn, hoặc phía trên mui xe.
Lấy hàng xong quay về, nếu thấy “động”, những chiếc biển số này sẽ được cánh tài xế sử dụng để qua mặt lực lượng chức năng trên từng chặng đường. Và chỉ trong vòng chưa đầy 5 giây, chiếc “ quan tài bay” (cách gọi xe chở hàng lậu của cánh tài xế – PV) chở hàng lậu xuôi Lạng Sơn đã lột xác hoàn toàn, sau khi toàn bộ hệ thống biển đã được tráo một cách nhanh chóng.
Một số loại biển giả được xe chở hàng lậu sử dụng.
Để công việc diễn ra nhanh gọn hơn và qua mắt được lực lượng chức năng, biển số các loại xe này thường chỉ được gá hờ vào hai rãnh chế sẵn hoặc hai chiếc đinh vít được gá từ trước.
Theo tiết lộ của một tài xế, điểm nhận dạng loại xe hoạt động trong lĩnh vực này khá dễ. Xe dùng biển giả thường là những biển còn khá mới, độ phản quang tốt. Thêm nữa, biển số sơn hai bên bụng xe thường được cạo sạch có chủ ý.
Video đang HOT
Thường một đội xe loại này có ít nhất 5 xe trở lên, cứ 2 xe ăn hàng xuôi trót lọt lại có 3 đến 4 xe ngược lên. Trong số đó, ít nhất có 2 xe mang biển số giả.
Một xe chở hàng lậu bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ.
Cánh tài xế cho hay, những loại xe này dễ dàng vượt qua các chạm chốt của lực lượng chức năng vì đã được “báo luật” từ trước. Tuy nhiên, muốn tăng chuyến và trót lọt, một chuyến phải đổi biển ít nhất 3 đến 5 lần. Nhiều chuyến bị kiểm tra ngặt, xe phải dừng đổi đến chục lần.
Trên một chuyến đi hàng từ Cao Lộc về, lái xe K. (người Hải Dương) cho hay: “Mỗi lần “chim lợn” báo có chốt là phải trốn vào đâu đó an toàn hoặc đổi biển đã “làm luật” rồi mới được chạy. Nói chung hi hữu lắm mới bị bắt vì tất cả được báo chính xác đến từng cen-ti-mét”.
Nhờ những bộ biển giả, biển thật, lúc ẩn lúc hiện, chiếc xe Suzuki chở hàng lậu luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của các lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, lái xe K. cho biết thêm: “Dù đã “làm luật” theo tháng, mình vẫn phải tạo diễn biến thực thực hư hư để tránh sự theo dõi của phía Công an và quản lý thị trường. Việc này nhằm tăng chuyến, ăn gian so với số lượng đã báo”.
Quá trình tham gia vận tải tôi biết thêm được, tùy vào lượng hàng, cung đường vận chuyển, thời gian hoạt động mà các chủ xe có kế hoạch phân bố lượng xe. Nhưng thời gian thích hợp cho xe lậu dùng biển giả chạy hàng là từ 20h tối đến 2h sáng ngày hôm sau.
“Nói chung đất có thổ công, sông có hà bá, “làm luật” thì làm từng đoạn rồi nhưng vẫn phải nhìn nhau mà sống, quan hệ cộng sinh mà.” – Anh D.N, một lái xe người Nam Định cho hay.
Nói xong, tài xế này không quên dặn dò: “Chú ở gần Hà Nội, bữa nào về anh gửi mua hộ vài bộ biển ở chợ giời, xong chuyển lên cho anh nhé. Bọn anh thường lấy 300 nghìn một bộ dưới đó”.
(Còn nữa)
Sự thật về hàng loạt xe công vụ “giả” lọt vào “tầm ngắm” CSGT? (1)
Nhóm PV
Theo_Người Đưa Tin
Vụ dân khiêng quan tài đòi đền bù: Bắt một cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất
Liên quan đến việc dân khiêng quan tài đòi tiền bồi thường đất tại xã Tam Ngọc (TP Tam Kỳ, Quảng Nam), ngày 25/12, Công an TP Tam Kỳ đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một cán bộ thuộc trung tâm phát triển quỹ đất TP Tam Kỳ.
Cán bộ bị bắt là ông Huỳnh Điệp. Ông Điệp bị bắt về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ".
Ông Tịnh và chiếc quan tài được đặt trên đường cao tốc
Ngoài ông Điệp, Công an TP Tam Kỳ còn bắt thêm ông Đoàn Nhơn (ngụ thôn Trà Lang, xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ). Ông Nhơn là người giúp sức cho ông Điệp kê khống tài sản của người dân trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đoạn đi qua địa phận xã Tam Ngọc để chiếm đoạt tiền của nhà nước.
Số tiền ông Điệp cùng ông Nhơn chiếm là bao nhiêu chưa được tiết lộ vì cơ quan công an vẫn đang tiếp tục làm rõ.
Buổi đối thoại giữa chính quyền và người dân vào chiều ngày 11/11
Như Dân trí đã đưa tin (Dân mặc đồ tang, khiêng quan tài lên đường cao tốc đòi tiền đền bù), trước đó ngày 10/11 vừa qua, người dân thôn Trà Lang (xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ) đã mang quan tài lên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đoạn qua xã Tam Ngọc) cản trở thi công để đòi quyền lợi khi nhà nước thu hồi đất đai, hoa màu để làm dự án.
Người mang quan tài là ông Đoàn Văn Tịnh (SN 1974, ngụ thôn Trà Lang, xã Tam Ngọc) và nhiều người dân trong thôn.
Ngay ngày hôm sau, chính quyền TP Tam Kỳ đã tổ chức buổi đối thoại và nhận trách nhiệm trước người dân.
Đến nay, vụ việc của ông Tịnh vẫn chưa giải quyết xong do có nhiều hộ dân trong xã Tam Ngọc đòi tranh chấp mảnh đất mà trước đó xã Tam Ngọc đã xác nhận thuộc về ông Tịnh.
Mới đây, lãnh đạo TP Tam Kỳ đã chỉ đạo thanh tra quá trình xác nhận nguồn gốc đất của cán bộ xã Tam Ngọc để có cở sở giải quyết. Đến nay, kết luận thanh tra vẫn chưa được công bố.
Công Bính
Theo Dantri
Phát hiện hàng loạt vụ buôn lậu Chiều ngày 19-12, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP hà nội đã phát hiện, bắt giữ hàng loạt vụ vận chuyển hàng lậu đưa vào nội thành hà nội tiêu thụ. Cơ quan công an kiểm đếm niêm phong số hàng lậu phục vụ công tác điều tra Khoảng...