Công nghệ số đưa cá kho Vũ Đại ra khắp thế giới
Nhờ quảng cáo trực tuyến đã giúp một người Việt Nam bán cá kho làng Vũ Đại và thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Cũng nhờ công nghệ số mà cá kho làng Vũ Đại được bán trên khắp cả nước và đưa ra thế giới.
Cá kho làng Vũ Đại được bán khắp Việt Nam và thế giới nhờ công nghệ số.
Phát biểu tại Hội thảo “Đón làn sóng công nghệ số: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã sẵn sàng” sáng nay (2/6), ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói: “Các doanh nghiệp đang đứng trước sự tích hợp của 2 làn sóng. Đó là làn sóng đổi mới thể chế và làn sóng công nghệ số”.
Theo ông Lộc, với một nền kinh tế số, thế giới đang nhỏ lại và doanh nghiệp nhỏ thì lớn lên. Công nghệ số cũng tạo nên nền tảng cho sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc tiếp cận tri thức, tiếp cận thị trường. Đồng thời, giúp mở ra một thế hệ doanh nghiệp mới với đặc trưng quan trọng là “vốn nhỏ nhưng trí tuệ lớn”.
“Việt Nam có khoảng 98% doanh nghiệp là nhỏ và vừa, đóng góp 51% tổng số việc làm và 40% GDP. Internet sẽ mở ra cơ hội cực kỳ rộng lớn cho họ, vượt khỏi biên giới Việt Nam. Và sự tích hợp giữa tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam với tri thức kinh doanh và làn sóng kinh tế số sẽ làm nên một đội ngũ doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ”, ông Lộc nhấn mạnh.
Theo ông Kevin O’Kane, Giám đốc phụ trách mảng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMB), Google Châu Á Thái Bình Dương cũng cho biết, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhỏ sẽ hoạt động tốt hơn khi có một trang web mạnh. Theo đó, doanh nghiệp thậm chí có thể tăng doanh số bán hàng lên 4 lần so với đối thủ cạnh tranh nếu ứng dụng web và các công cụ số, đặc biệt là trên điện thoại di động.
Đại diện Google cũng dẫn một ví dụ, nhờ quảng cáo trực tuyến đã giúp một người Việt Nam bán cá kho làng Vũ Đại và thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Cũng nhờ công nghệ số mà cá kho làng Vũ Đại được bán trên khắp cả nước và đưa ra thế giới, tạo nên sự thịnh vượng cho cả làng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Kevin, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vẫn chưa thể cung cấp các trải nghiệm thương mại đi động, thậm chí chưa triển khai thương mại điện tử.
“Mỗi doanh nghiệp Việt Nam, dù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gì đều cần ứng dụng công nghệ số bởi nhiều khách hàng của họ đã kết nối mạng. Tuy nhiên, việc chậm trễ trong việc số hoá khiến các doanh nghiệp gần như vô hình với hơn một nửa dân số Việt Nam cũng như phần còn lại của thế giới trực tuyến”, ông Kevin nói.
Số liệu từ Google cho thấy, Việt Nam hiện là quốc gia có dân số kết nối trực tuyến lớn thứ 5 trong khu vực châu Á Thái Bình Dương với khoảng 52 triệu người kết nối trực tuyến. Có tới 55% người Việt sở hữu smartphone và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Người Việt Nam dùng điện thoại di động cho nhiều hoạt động khác nhau từ tìm kiếm thông tin, xem video, tìm đường đi, kiểm tra tình trạng giao thông và quản lý danh sách mua hàng…
Còn theo số liệu từ VCCI, tính tới năm 2015, có khoảng 95% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng internet nhưng có tới 60% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc ứng dụng internet. Dù thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ viễn thông và điện thoại di động cao nhất khu vực và thế giới nhưng mức độ sẵn sàng cho kinh tế số ở Việt Nam cũng chưa cao. Năm 2015, Việt Nam đứng thứ 85/143 nền kinh tế về mức độ chuẩn bị sẵn sàng cho nền kinh tế số.
Cũng theo một đại diện khác của Google, bà Tammy Phan – Giám đốc đối tác chiến lược và Kênh bán hàng Google APAC cho hay, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về điện thoại di động, dự kiến tới năm 2020 sẽ đạt tỷ lệ cứ 10 người thì có 8 người sử dụng điện thoại di động.
“Sử dụng điện thoại di động sẽ giúp phát triển kinh tế, cụ thể nếu tăng thêm 1% người dùng điện thoại di động sẽ đóng góp hơn 100 triệu USD vào GDP và tạo hơn 140 nghìn việc làm mới. Đáng chú ý, doanh nghiệp kết nối trực tuyến có thể tăng doanh thu thêm khoảng 40% bởi nghiên cứu cho thấy có tới 70% người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến trước khi mua hàng”, bà Phan cho biết.
Theo Phương Dung (Dân trí)
Cá kho làng Vũ Đại và bí quyết di truyền chưa được tiết lộ
Ca kho lang Vu Đai từ nhiều năm nay đa trơ nên nôi tiêng va trơ thanh thương hiêu lam giau cho làng Đại Hoàng - quê hương của Chí Phèo, Thị Nở. Tuy nhiên, bi quyêt đê co nhưng niêu ca kho ngon thi không nhiêu ngươi biêt.
Cá kho làng Vũ Đại là tên gọi của món cá kho vốn xuất phát từ bí quyết kho cá gia truyền của làng Nhân Hậu, Hòa Hậu, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Sở dĩ món cá kho mang tên "Cá kho làng Vũ Đại" là bởi, nơi đây cũng chính là làng Đại Hoàng, nơi sinh của nhà văn Nam Cao và cũng là quê hương của Chí Phèo - Thị Nở.
Theo lời kể của những người sản xuất cá kho tại đây thì không ai còn nhớ rõ bí quyết gia truyền kho cá làng Vũ Đại có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó đã có từ đời cha ông trước đó rất lâu rồi.
Niêu cá kho làng Vũ Đại này có giá 1,5 triệu đồng
Hỏi về nơi bán cá kho nổi tiếng nhất làng Vũ Đại, nhiều người dân trong vùng đều chỉ về ngôi nhà của ông Luận - nơi kho cá ngon nức tiếng và được đưa đi nhiều nơi.
Tại cơ sở của ông Luận, bình thường sẽ chỉ có vài thợ kho cá nhưng tới mùa sẽ luôn luôn khoảng 10 thợ kho cá tục trực đã làm việc tại đây từ khá lâu. Khi chúng tôi đến thăm, có khoảng 150 niêu cá kho đang được đặt trên bếp để kho theo đơn đặt hàng của khách.
Thợ kho cá tại nhà ông Luận - làng Đại Hoàng
Hỏi thăm về giá cả, chúng tôi được biết, giá mỗi niêu cá tùy thuộc khối lượng cá tươi dùng để kho. Trung bình, cứ 1kg cá tươi dùng để kho có giá 200 nghìn đồng, tiền công kho cá, củi lửa, gia vị cho mỗi niêu cá là 200 nghìn. Các niêu cá do cơ sở kho cá ông Luận bán ra có giá từ 400 nghìn đồng cho đến 1.5 triệu đồng/1 niêu.
Khách tới mua đông nghịt, đặc biệt là vào dịp Tết
Những chiếc niêu đất dùng để kho nhưng niêu ca kho lang Vu Đai
"Món cá kho làng Vũ Đại đã được đưa đi tất cả 64 tỉnh thành trong nước và đã có mặt ở nước ngoài. Bây giờ nhiều khách hàng ở xa như Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác sẵn sàng chấp nhận tốn kém chi phí vận chuyển để được thưởng thức món cá kho gia truyền của nhà chúng tôi" - Ông Luận hồ hởi cho biết thêm.
Trò chuyện hồi lâu với chúng tôi, ông Luận đã chia sẻ câu chuyện vì đâu gia đình mình lại chọn nghề kho cá làm kế sinh nhai. Trước đó, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cả 3 người con đều lên Hà Nội học đại học, vì không có nhiều tiền của để dành cho con lên Hà Nội ăn uống nhiều nên hai vợ chồng bác cố gắng kho nồi cá cho con đem lên Hà Nội vừa rẻ lại vừa ăn được lâu.
Thế rồi, bạn bè và thầy cô của các con bác ăn thấy ngon liền giới thiệu người này, người kia tới ăn thử. Lâu dần, món ăn này được nhiều người biết đến. Bác Luận nhận ra bí quyết kho cá của cha ông để lại chính là "bảo bối" để cho bác làm kế sinh nhai. Gia đình bác chính thức bắt đầu làm nghề kho cá này từ năm 2002, và đến năm 2006 thì bắt đầu nổi tiếng và được nhiều người biết đến.
Bác Luận cũng chia sẻ, từ đầu tháng 1 dương lịch, khách hàng đổ về đặt hàng khá đông, còn trước đó cơ sở của chúng tôi cũng làm ăn ổn định như mọi ngành nghề khác. Từ khi món cá của bác được đông khách hàng biết đến, bác cũng thường xuyên phải đón tiếp các đoàn báo chí từ Hà Nội về thăm
Theo_VietNamNet