Công nghệ pin mới cho xe điện Tesla có gì đặc biệt?
Tesla vừa giới thiệu công nghệ pin mới với tế bào pin lớn hơn. Nhờ đó, chi phí sản xuất pin cũng được tiết giảm, kéo theo việc giá xe điện sẽ rẻ hơn.
Theo thường lệ, vào tháng 9 hàng năm, Tesla tổ chức sự kiện “Battery Day” để giới thiệu về những tiến bộ trong công nghệ pin, cũng như những thứ xung quanh hệ sinh thái của Tesla. Tháng 9/2020, Elon Musk, CEO của Tesla cũng đã công bố một tế bào pin mới có tên là 4680 (tên gọi này tượng trưng cho đường kính và chiều cao của pin). Và cho đến nay, giới công nghệ vẫn đang kỳ vọng vào những tính năng mà loại pin mới này mang lại.
Được biết, tế bào pin 4680 do Tesla tự sản xuất chứ không phải là sản phẩm gia công bên ngoài. Hiện nay, các mẫu xe Tesla Model 3 và Model Y đang sử dụng tế bào pin 2170 được sản xuất bởi Panasonic tại nhà máy Tesla Gigafactory, ở Nevada. Ngoài ra Tesla cũng lấy nguồn pin từ công ty CATL (Trung Quốc), LG Chem (Hàn Quốc) và một số đối tác khác.
Trong sự kiện Battery Day, Elon Musk cũng nói về mẫu xe điện Tesla Model S Plaid với công suất hơn 1.100 mã lực và quãng đường đi được cho một lần sạc là hơn 830 km. Xe có thể tăng tốc từ 0-96 km/h trong vòng dưới 2 giây và đạt tốc độ tối đa hơn 320 km/h. Giá bán của Model S Plaid sẽ là 139.990 USD và có hàng vào cuối năm 2021. Rất có thể phiên bản Tesla Model S Plaid sẽ là mẫu xe đầu tiên được trang bị pin mới do Tesla phát triển.
Được biết, các loại pin truyền thống được làm từ 3 thành phần: lớp điện cực âm, lớp điện cực dương và lớp cách điện. Trên thực tế, mỗi lớp điện cực lại đi kèm với một lớp vật liệu hoạt hóa khác để tích trữ các hạt mang điện. Khi cuộn lại, cạnh viền của tấm điện cực này sẽ được hàn lại, để tập trung các lớp của tấm điện cực trong cell pin thành một mối và nối với một đầu mút được gọi là “tab” – đầu mút mỏng này sẽ đưa các hạt mang điện trong điện cực ra nguồn tiêu thụ bên ngoài.
Công nghệ pin mới của Tesla được kỳ vọng sẽ giúp giá pin rẻ hơn, kéo theo đó là giá xe điện cũng thấp hơn.
Cho dù thiết kế này đã tồn tại từ hàng chục năm nay nhưng nó lại tồn tại nhiều nhược điểm như: các hạt mang điện sẽ phải đi một quãng đường dài trên cả tấm điện cực để đến được với sợi tab mỏng dẹt này, khiến nó trở thành nút thắt cho tốc độ nạp và xả điện. Hành trình di chuyển dài của các hạt mang điện dễ làm viên pin nóng lên, cũng như giới hạn tốc độ nạp và xả điện ra khỏi pin.
Hơn nữa, việc tập trung dòng điện vào các đầu mút này làm tăng khả năng hỏng pin khi các đầu tab này đứt hoặc hỏng. Đó là còn chưa kể đến việc gia tăng chi phí sản xuất khi làm quá trình sản xuất trở nên phức tạp và bị gián đoạn thành nhiều công đoạn hơn. Đó là lý do từ đầu năm nay, Tesla đã nộp bằng sáng chế về loại pin “ tabless” – pin không đầu mút dẫn điện, nhằm loại bỏ các nhược điểm trên cũng như cải thiện hiệu năng của viên pin.
Video đang HOT
Đồng thời điều này cũng cho phép tăng đáng kể kích thước mỗi cell pin, gia tăng tỷ lệ năng lượng trên khối lượng pin, giảm được chi phí tổng thể cho các khối pin trên xe điện. Hiện tại các xe điện Tesla thường được trang bị cell pin 2170 (kích thước 21mm x 70mm) đã lớn hơn và có dung lượng gấp đôi cell pin 18650 thông thường. Nhưng với thiết kế tabless mới sẽ cho phép Tesla tạo ra loại cell pin mới 4680 (46mm x 80mm) với dung lượng mỗi cell gấp 5 lần trước đây.
Thiết kế này cũng cho phép đơn giản hóa quá trình sản xuất, với ít bộ phận hơn trong mỗi cell pin, và điều này lại càng làm chi phí pin giảm hơn nữa, đến 50% cho mỗi kWh. Cuối cùng điều này sẽ giúp Tesla đạt được mục tiêu nhiều năm nay của mình là hạ giá những chiếc xe điện trang bị chế độ tự lái của mình xuống mức 25.000 USD, tương đương hoặc thấp hơn xe chạy xăng thông thường.
Xe điện 'phủ sóng' ngành công nghiệp ôtô 2020
Xu hướng điện khí hóa trên toàn cầu, Tesla thống trị phân khúc xe xanh, và tại một số quốc gia, ôtô bán chạy nhất là xe điện.
Một trong những xu hướng ảnh hưởng lớn nhất trong năm nay, là việc các hãng sản xuất ôtô thông báo về những kế hoạch về dòng xe điện trong tương lai cũng như mục tiêu doanh số. "Sẽ ngày càng có nhiều mẫu xe dùng động cơ điện" là một trong những cụm từ được nhắc tới nhiều nhất.
General Motors (GM) đẩy nhanh những kế hoạch đã đề ra, nhấn mạnh mục tiêu có 30 mẫu xe điện bán ra thị trường tính đến 2025. Hyundai nói sẽ cung cấp 23 mẫu tính đến cùng thời điểm. Bentley thông báo sẽ chỉ bán xe điện tính từ 2030. Sẽ có nhiều xe điện thuộc thương hiệu Porsche hơn chạy ngoài đường. Còn Jeep cho biết mọi mẫu xe của hãng đều sẽ có tùy chọn phiên bản điện kể từ 2022.
Mustang Mach-E - crossover điện đầu tiên của Ford. Ảnh: Ford
Năm 2017, Mercedes từng nói rằng sẽ có hơn 10 mẫu xe điện tính đến 2022, và người ngoài đang chờ đợi hãng xe Đức thực hiện kế hoạch ra sao. Trong 2018, Ford thông báo sẽ đưa ra 40 mẫu xe có động cơ điện - gồm cả xe hybrid và chạy điện hoàn toàn - cũng tính đến 2022. Trong số này, Mustang Mach-E đang chuẩn bị bán ra và bản hybrid của F-150 2021 sẽ đến tay khách hàng trong 2021.
Ngay trong tháng 12, Apple, gã khổng lồ công nghệ cho thấy đang dấn thân vào ngành công nghiệp ôtô với dự án sản xuất xe hơi tự lái có tên gọi Project Titan. Apple đặt mục tiêu sản xuất xe tự lái dùng pin với công nghệ độc quyền của hãng vào năm 2024.
Tesla thậm chí cung cấp pin cho tàu biển chở khách. Ngoài ra, bên cạnh việc bắt đầu sản xuất mẫu SUV Model Y, hãng có quý thứ 5 liên tiếp thu được lợi nhuận. Đáng chú ý nhất là quý thứ hai, trong khi nhiều hãng khác đều lỗ.
Doanh số ôtô điện trên toàn cầu đạt 2,1 triệu xe trong 2019 và tính đến hết 2019, số xe điện trên toàn thế giới khoảng 7,2 triệu xe.
Trung Quốc vẫn là thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Tính đến 2019, quốc gia này đã có 2,58 xe điện dùng pin (BEV), so với 0,97 triệu xe ở châu Âu và 0,88 triệu xe ở Mỹ, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Trung Quốc còn là nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới, kiểm soát 51% lượng lithium toàn cầu từ 2020.
Volkswagen ID.3 - xe điện bán chạy nhất châu Âu trong tháng 10. Ảnh: Volkswagen
Tuy nhiên, nếu tính đến tỷ lệ cụ thể, châu Âu đang đi đầu. Trong khi chỉ 5,2% số ôtô ở Trung Quốc là xe điện, thì ở Na Uy là 56% tính trong 2019. Iceland và Hà Lan đứng ở hai vị trí tiếp theo, với các mức tương ứng là 25,5% và 15%.
Tính đến cuối 2019, có khoảng 7,3 triệu trạm sạc trên thế giới, nhiều hơn 2,1 triệu so với 2018. Trong đó, 6,5 triệu là các ổ sạc cá nhân và sạc chậm. Có nghĩa, sạc điện cho xe tại nhà và ở nơi làm việc với dạng sạc Type 1 và Type 2 (sạc chậm hơn) tiếp tục là cách thức phổ biến nhất đối với người sử dụng xe điện.
Tại châu Âu, 76% các điểm sạc tập trung chỉ ở 4 quốc gia: Hà Lan, Đức, Pháp và Anh.
Trong khi đó, các trạm sạc nhanh đang tăng chậm. Trong 2019, khoảng 598.000 điểm sạc nhanh trên thế giới, và 82% trong đó là ở Trung Quốc. Tại châu Âu và Mỹ, phần lớn các điểm sạc công cộng được lắp đặt trong 2019 là sạc chậm. Tuy nhiên, tình hình dường như đang thay đổi, với nhiều dự án tập trung vào hệ thống sạc siêu nhanh từng được thông báo tại châu Âu.
Một trạm sạc xe điện của Tesla. Ảnh: Wccftech
Nâng cấp thiết kế và công nghệ pin là một hành động khác trong xu hướng. Những yếu tố quan trọng như nguyên vật liệu sản xuất, tỷ trọng hay kích thước pin là mục đích của các nghiên cứu.
Trong năm, mẫu pin mới 4680 được Tesla giới thiệu. Loại pin mới có thể tăng mật độ năng lượng trong thỏi pin lên 5 lần, mạnh gấp 6 lần pin thông thường. Tuổi thọ pin có thể kéo dài thêm 16% thời gian, trong khi chi phí sản xuất lại giảm 14%.
Trong khi chờ pin 4680 hoàn thiện, Tesla tiếp tục hợp tác với Panasonic, LG và CATL để nâng hiệu suất các dòng pin hiện tại. Việc này bao gồm thay đổi nắp pin, bao đựng pin, các tab bên trong và có thể chuyển sang đóng gói dạng cuộn. Những thay đổi này sẽ giúp mật độ năng lượng tăng 50% so với truyền thống.
Hôm 24/11, Elon Musk, người đứng đầu Tesla công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin có công suất lên tới 250 GWh dành cho xe điện tại Đức.
Đầu tháng 12, công ty khởi nghiệp Aptera, Mỹ, phát triển mẫu xe điện có thể chạy tới 1.600 km mà không cần ghé vào trạm sạc. Xe trang bị pin 100 kWh, nóc xe gắn hàng loạt pin mặt trời, đủ cung cấp năng lượng cho phương tiện này chạy 72 km mỗi ngày.
Dự kiến đến 2030, số ôtô điện trên toàn cầu đạt gần 140 triệu xe và chiếm khoảng 7% tổng số phương tiện.
Indonesia đặt mục tiêu thành địa chỉ sản xuất pin xe điện số 1 thế giới Các quan chức cấp cao Indonesia sẽ gặp chủ tịch Tesla trong tuần này để thỏa thuận về nhà máy pin xe điện (EV) lớn nhất thế giới của Tesla. Ông chủ hãng xe điện Tesla Elon Musk (bên phải) thuyết trình về công nghệ pin mới, giúp giảm trọng lượng pin nhưng tăng quãng đường vận hành của xe điện Reuters đưa...