Công nghệ pin – ‘điểm đen’ trong bức tranh làng smartphone
Trong khi các công nghệ chip, màn hình liên tục phát triển lên những tầm cao mới, thì pin điện thoại gần như không đạt được bước tiến đáng kể nào trong vài năm gần đây.
Thị trường smartphone đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong khoảng 2-3 năm qua. Samsung, Apple, HTC, Sony hay LG đều lần lượt cho ra mắt hàng loạt các “siêu smartphone”, với chip xử lý mạnh mẽ, màn hình siêu nét và thiết kế hết sức thời trang. Duy chỉ có một thứ luôn khiến các nhân viên bán hàng “nhăn mặt” mỗi khi người dùng hỏi đến, đó là thời lượng pin của sản phẩm.
Những chiếc smartphone đang được bày bán trên thị trường hiện tại (ngoại trừ chiếc Droid Razr Maxx của Motorola) đều chỉ “thọ” được không quá 24 tiếng cho các nhu cầu sử dụng cơ bản, thậm chí là vài tiếng nếu sử dụng liên tục.
Droid Razr Maxx là chiếc smartphone có thời lượng pin tốt nhất hiện nay.
Các nhà sản xuất bỏ quên?
Kể từ khi Apple cho ra mắt chiếc iPhone vào năm 2007, tạo ra bước ngoặt trong ngành sản xuất smartphone, các dòng điện thoại mới lần lượt ra mắt với tốc độ như vũ bão. Từ các thiết bị lõi đơn, tốc độ vài trăm MHz, Nvidia và Qualcomm hay Samsung đã có những đầu tư hết sức quy mô để cho ra mắt các dòng chip lõi kép, rồi lõi tứ tốc độ lên đến cả GHz. GPU của các dòng chip ARM cũng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, công nghệ màn hình của các thiết bị di động còn phát triển nhanh hơn nữa.
Video đang HOT
Các smartphone cao cấp hiện tại đều được trang bị màn hình kích thước trên 4 inch, độ phân giải HD với mật độ điểm ảnh cao, màu sắc trung thực, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Các phiên bản hệ điều hành mới của sản phẩm cũng lần lượt ra mắt, tích hợp nhiều tính năng mới. Kho ứng dụng ngày càng mở rộng, mang đến những trải nghiệm bất tận cho người dùng.
Duy chỉ có thời lượng pin của sản phẩm là không được cải thiện bao nhiêu. Điều đó khiến người ta đặt ra câu hỏi, phải chăng các nhà sản xuất đã quá quan tâm đến những công nghệ còn lại mà bỏ qua một yếu tố quan trọng không kém là thời lượng pin trên smartphone.
Hay chưa thể tạo ra đột phá?
Trên thực tế, sản xuất pin là một trong những công đoạn phức tạp nhất, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và rủi ro khá cao. Loại pin phổ biến trên các thiết bị di động hiện nay chủ yếu vẫn là pin Li-on (Lithium-ion). Loại pin này có đặc điểm là nhẹ, lâu bị “chai” pin, nhưng để chế tạo nên nó, người ta cần một loại vật liệu có tên là đất hiếm.
Hiện Trung Quốc chiếm giữ khoảng 95% trữ lượng đất hiếm bán ra trên toàn thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc, các nhà sản xuất không hoàn toàn chủ động với nguyên liệu sản xuất pin. Đó là chưa kể đến việc giá thành của loại vật liệu này có thể bị “thổi” lên mức cao hơn so với giá trị thực tế.
Bên cạnh đó, do yếu tố rủi ro cao, mất thời gian để nghiên cứu và sản xuất, trong khi nhu cầu thị trường luôn đòi hỏi những sản phẩm mới, có nhiều tính năng hấp dẫn, nên dẫn đến tình trạng công nghệ sản xuất pin phát triển không đồng bộ với những công nghệ khác.
Thời lượng pin trên một số smartphone hot nhất hiện nay.
Hiện tại Motorola Droid Razr Maxx được cho là chiếc smartphone sở hữu thời lượng pin tốt nhất. Máy được trang bị pin dung lượng 3.300 mAh, cho phép hoạt động liên tục trong 61 giờ. Trong số những sản phẩm còn lại, Galaxy S III sử dụng pin 2.100 mAh có khả năng hoạt động liên tục trong hơn 12 giờ, HTC One X là hơn 10 tiếng, iPhone 4S hơn 8 tiếng là những chiếc smartphone “đỉnh” nhất về thời lượng pin hiện tại, nhưng vẫn là một con số khiêm tốn đối với những người có nhu cầu sử dụng cao.
Chờ đợi gì ở công nghệ pin?
Có một số tín hiệu đáng mừng là các nhà nghiên cứu đã bắt đầu chú tâm vào việc nghiên cứu các công nghệ pin mới. Chẳng hạn như loại pin Lithium-air, hoạt động bằng cách lấy oxy từ không khí, sau đó cất trữ nó vào trong các catot cấu trúc nano carbon. Trong quá trình xả điện, oxy sẽ phản ứng với các ion lithium tạo ra lithium peroxide, từ đó sinh ra điện năng. Theo ước tính, loại pin này có thể cho công suất cao gấp 10 lần pin Li-ion hiện tại, trọng lượng cũng nhẹ hơn. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia, phải đến năm 2020, loại pin này mới được thương mại hóa.
Một công nghệ pin đáng chú ý nữa là pin Na-ion, sử dụng loại vật liệu tiết kiệm chi phí hơn so với Lithium, nhưng chưa đạt được thành tựu nào đáng chú ý. Do đó, để tăng dung lượng pin, cách mà các nhà sản xuất thường làm là tăng độ dày của pin, hoặc hạn chế tổn hao pin bằng cách tạo ra các phần mềm, hệ điều hành hoặc các con chip tiêu tốn ít điện năng hơn.
Công nghệ pin đang thu hút được sự chú ý, nhưng chưa có những thành tựu đáng kể.
Theo VNE
Công nghệ pin mới bước đầu thành công, tăng thời lượng pin lên gấp 10 lần
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc đại học Stanford - dẫn đầu là nhà nghiên cứu Yi Cui - đã tiến hành phát triển một loại điện cực pin lithium-ion mới có thể hoạt động với 85% công suất sau 6000 chu kì sạc, so sánh với loại pin lithium-ion hiện nay chỉ có 1000 lần sạc. Điện cực mới này cũng có khả năng tăng dung lượng của pin lithium-ion lên gấp 10 lần.
Trong pin lithium-ion sẽ gồm có một điện cực âm và một điện cực dương được ngăn cách bởi chất điện phân là muối lithium lỏng. Hiện nay, hầu hết các pin lithium-ion sử dụng cực dương làm bằng vật liệu graphite - có dung lượng khoảng 400mAh/gram, có khả năng sản xuất ra nguồn năng lượng lớn. Tuy nhiên, đội ngũ nghiên cứu đã thành công trong việc chế tạo một cực dương làm từ các ống nano silicon với dung lương khoảng 4000 mAh/gram. Hiển nhiên, dung lượng này gấp 10 lần so với dung lượng các pin lithium hiện nay - một nguồn năng lượng vô cùng lớn.
Một nguyên tử silicon có thể liên kết với 4 ion lithium trong khi đó cần tới 6 nguyên tử cacbon để liên kết với 1 ion lithium, vì thế sử dụng silicon là điện cực giúp tạo ra nguồn điện lớn. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay chúng ta chưa thể tạo nên một điện cực silicon có thể năng tồn tại riêng biệt lớn hơn chu kỳ sạc. Về cơ bản, khi tiến hành sạc điện, silicon sẽ hấp thụ các ion lithium và có thể tăng kích cỡ gấp 4 lần kích thước ban đầu, sau đó trong quá trình phóng điện nó sẽ trở lại kích thước ban đầu. Cuối cùng, sau một vài chuỗi chu kỳ như trên, silicon sẽ tự hủy. Nhưng đối với tấm nano silicon mới được chế tạo thì cần ít nhất 6000 chu kỳ như vậy
Công việc tiếp theo là đơn giản hóa quá trình sản xuất các ống nano. Qui trình này gồm có bốn bước: bắt đầu với các sợi polymer nano, sau đó là carbon rồi tráng qua silicon và cuối cùng tạo nên pin như hiện tại bằng việc tăng gấp đôi mật độ. Với công nghệ này, thời lượng của pin sẽ tăng lên gấp nhiều lần và khi đó bạn sẽ không còn phải quá lo lắng về dung lượng pin mỗi khi sử dụng điện thoại.
Theo ICTnew
Pin 'trâu' cho điện thoại - mong đợi ngậm ngùi iPhone ngày nay có cấu hình còn mạnh hơn cả những cỗ máy tính từng đưa con người lên mặt trăng của NASA. Nhưng thời lượng pin của nó thì liên tục bị đem ra chê bai. Cứ vài tháng, smartphone lại được trang bị hoặc bộ vi xử lý nhanh hơn, hoặc màn hình độ phân giải cao hơn hay một phần...