Công nghệ ngoài hành tinh đang nằm trong lòng Thái Bình Dương?
Nhà vật lý thiên văn Avi Loeb, giáo sư Đại học Harvard (Mỹ), đang lên kế hoạch cho sứ mệnh tìm kiếm điều mà ông cho là công nghệ ngoài hành tinh trong lòng Thái Bình Dương.
Mô phỏng một thiên thạch lao xuống biển AFP/GETTY
Báo cáo của Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ (USSC) tuần trước đã xác nhận vật thể lao xuống Thái Bình Dương năm 2014 đến từ một hệ sao khác ngoài Thái dương hệ.
Sau 8 năm kể từ khi sự kiện trên xảy ra, USSC mới tiết lộ vật thể liên sao lao qua bầu trời bên trên đảo Manus ( Papua New Guinea) trên thực tế là một thiên thạch, theo Đài CNN.
Xuất phát từ ngoài hệ mặt trời, thiên thạch liên sao có tên CNEOS 2014-01-08 đã trải qua cuộc hành trình dài trước khi lao xuống bờ đông bắc của Papua New Guinea ngày 8.1.2014.
Tuy nhiên, giáo sư Loeb lại cho rằng vật thể trên phải là một dạng phi thuyền của người ngoài hành tinh chứ không đơn thuần là thiên thạch như thông tin do quân đội Mỹ cung cấp.
Trong bài viết trên trang The Debrief, vị giáo sư nêu lên một câu hỏi: “Phải chăng bất kỳ thiên thạch liên sao nào cũng có thể mang theo thành phần có nguồn gốc nhân tạo rõ ràng hay không”.
“Và có lẽ một số thành phần công nghệ vẫn sống sót sau vụ va chạm (dưới biển)”, theo ông Loeb.
Giáo sư Loeb dành nhiều thập niên để nghiên cứu thiên văn học và gần đây chuyển hướng nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời về việc liệu có sự sống nằm ngoài trái đất hay không.
Cách đây vài năm, ông cũng là nhà thiên văn học đã phát hiện Oumuamua. Đây là vật thể liên sao đầu tiên được ghi nhận từng xâm nhập hệ mặt trời. Thiên thể bí ẩn xuất phát từ hướng của chòm sao Thiên Cầm, cách Trái đất khoảng 25 năm ánh sáng.
Trong bài viết mới về CNEOS 2014-01-08, ông phân tích rằng sứ mệnh trục vớt cần sử dụng các nam châm dò tìm thềm biển có diện tích 10 km vuông của Thái Bình Dương, nơi thiên thể được cho là đã rơi xuống.
“Giấc mơ của tôi là ấn nút vào một thiết bị hoạt động và được sản xuất bên ngoài địa cầu”, ông cho biết.
Vẫn chưa rõ bằng cách nào ông và đội ngũ của mình có thể hoàn tất việc trục vớt thiên thạch ở Thái Bình Dương.
Lý do Australia đẩy mạnh mua tên lửa và phát triển vũ khí siêu vượt âm
Australia vừa công bố các kế hoạch đẩy nhanh chương trình mua sắm tên lửa và phát triển vũ khí siêu vượt âm khi nhận định các nguy cơ ngày càng tăng từ Trung Quốc.
Tàu chiến HMAS Hobart của Australia phóng tên lửa RIM-66.
Đẩy nhanh, đẩy mạnh khả năng răn đe
Theo một tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Peter Dutton hôm 5/4, chương trình tăng tốc sẽ tiêu tốn 2,6 tỉ USD và giúp tăng khả năng răn đe của nước này.
Theo lịch trình đã được đẩy sớm, máy bay phản lực F/A-18F Super Hornet của Australia sẽ được trang bị tên lửa cải tiến do Mỹ sản xuất vào năm 2024, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Tên lửa có thể là AGM 158B JASSM-ER, một loại tên lửa hành trình tàng hình có tầm bắn 900km.
Các khinh hạm lớp Anzac và khinh hạm lớp Hobart của Australia sẽ được trang bị tên lửa tấn công hải quân Kongsberg do Na Uy sản xuất vào năm 2024, sớm hơn 5 năm so với dự kiến và sẽ tăng gấp đôi phạm vi tấn công của các tàu chiến một cách hiệu quả.
Ngoài ra, Australia đã lựa chọn hai nhà thầu quốc phòng Mỹ giúp chế tạo vũ khí dẫn đường và đẩy nhanh việc triển khai các tên lửa tầm xa. Hai công ty quốc phòng Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon đã được chọn làm đối tác với các công ty được chính phủ Australia hậu thuẫn để khởi động sản xuất các vũ khí này trong nội địa.
Những động thái trên diễn ra sau khi chính phủ Australia năm ngoái cam kết đầu tư 761 triệu USD để chế tạo tên lửa dẫn đường tại nước này.
Australia, Mỹ và Anh cũng thông báo sẽ hợp tác để phát triển tên lửa siêu vượt âm. Theo một tuyên bố mới đưa ra trong tháng này, ba nước sẽ bắt đầu hợp tác ba bên về năng lực chiến tranh điện tử, siêu vượt âm và chống siêu vượt âm, cũng như mở rộng chia sẻ thông tin và hợp tác sâu sắc hơn về đổi mới quốc phòng.
Trước đó, vào tháng 3, công ty Hypersonix có trụ sở tại Australia đã giới thiệu động cơ phản lực siêu vượt âm chạy bằng nhiên liệu hydro với giới chức Mỹ, và hợp tác với công ty Kratos (Mỹ) để ra mắt DART AE, một phương tiện siêu vượt âm đa nhiệm vụ chạy bằng động cơ phun nhiên liệu hydro.
Hypersonix nói rằng DART AE được thiết kế cho một bệ phóng không gian có thể tái sử dụng, không thải ra khí CO2, cho phép thực hiện các chuyến bay vũ trụ sạch.
Theo các nhà phân tích, chương trình phát triển tên lửa siêu vượt âm và các tên lửa khác đã được kích hoạt bởi mối lo ngại ngày càng tăng của Australia về sự hiện diện của Trung Quốc gần các vùng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng của Canberra.
Cảnh sát biển Trung Quốc. Ảnh: AFP
Diễn biến trên cũng đánh dấu một sự đảo ngược chính sách ở Canberra. Australia từng từ chối đề xuất và áp lực dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump vào năm 2019 về đặt các tên lửa đối đất của Mỹ ở Darwin, miền bắc nước này.
Hiệp ước Trung Quốc - Quần đảo Solomon
Tháng trước, Quần đảo Solomon thông báo đã ký tắt thỏa thuận an ninh do Trung Quốc đề xuất, có khả năng trao cho Bắc Kinh quyền đồn trú tạm thời với các tàu hải quân và cho phép cảnh sát Trung Quốc hiện diện. Thỏa thuận này vẫn đang trong quá trình sửa đổi và chờ ngoại trưởng hai nước ký.
Hiệp ước Trung Quốc - Quần đảo Solomon bị rò rỉ hồi tháng 3, đã được chính phủ Australia xác thực. Dự thảo hiệp ước nêu lý do Trung Quốc gửi quân tới Solomon là để khôi phục trật tự xã hội, tuy nhiên Canberra lo ngại một căn cứ Trung Quốc ở Quần đảo Solomon sẽ lập tức phá hoại an ninh của nước này và New Zealand.
Mặc dù người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết thỏa thuận "không nhắm mục tiêu vào bất kỳ nước thứ ba nào" và Quần đảo Solomon là "nơi hợp tác quốc tế chứ không phải sân sau của bất kỳ ai", Australia và New Zealand vẫn không tin tưởng điều đó.
Lý do là sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở Quần đảo Solomon có thể cắt đứt Australia và New Zealand khỏi các tuyến đường liên lạc quan trọng trên biển từ Mỹ, buộc cả hai nước phải dựa vào khả năng phòng thủ của bản thân mình. Vị trí chiến lược của Quần đảo Solomon từng khiến nơi này trở thành chiến trường quan trọng trong Thế chiến thứ hai.
Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố rằng "có những người khác có thể tìm cách giả vờ gây ảnh hưởng và có thể tìm cách nắm giữ vị trí nào đó trong khu vực," trong khi New Zealand nêu quan ngại về việc quân sự hóa Thái Bình Dương.
Chính phủ của Thủ tướng Australia Scott Morrison đã đưa ra một loạt sáng kiến đối phó với việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương. Ảnh: AFP/Getty
Quần đảo Solomon là một địa điểm đang gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Năm ngoái các cuộc biểu tình đã nổ ra ở thủ đô Honiarra trước những cáo buộc rằng Thủ tướng Quần đảo Solomon, Manasseh Sogavare bị cáo buộc sử dụng tiền từ một quỹ phát triển quốc gia đến từ Trung Quốc.
Để đối phó với các cuộc biểu tình nhắm vào lợi ích của Trung Quốc trên đảo quốc này, Bắc Kinh đã cử đến đây cố vấn cảnh sát, các thiết bị chống bạo động không sát thương và đề nghị đào tạo nhân viên thực thi pháp luật cho Quần đảo Solomon. Australia, New Zealand và Papua New Guinea cũng cử lực lượng dự phòng tương tự để giúp ổn định tình hình và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng.
Vào tháng 2 năm nay, Mỹ công bố kế hoạch mở lại đại sứ quán ở Quần đảo Solomon, vốn đóng cửa từ năm 1993, trong một nỗ lực đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc.
Năm 2019, Trung Quốc đã tìm cách thuê cảng nước sâu Tulagi của Quần đảo Solomon, làm căn cứ hải quân. Tuy nhiên chính quyền Quần đảo Solomon sau đó đã phủ quyết hợp đồng, nói rằng chính quyền tỉnh không đủ thẩm quyền trong các cuộc đàm phán như vậy.
Kế hoạch đuổi bắt 'phi thuyền ngoài hành tinh' Các nhà khoa học đang tính toán khả năng triển khai tàu du hành vũ trụ đuổi theo Oumuamua, thiên thể liên sao đầu tiên lọt vào tầm quan sát của nhân loại, và chụp ảnh cận cảnh đối tượng để nghiên cứu. Mô phỏng 'phi thuyền ngoài hành tinh' Oumuamua ĐÀI THIÊN VĂN GEMINI Năm 2017, giới thiên văn học phát hiện...