Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản cung cấp oxy vô tận khi xử lý ô nhiễm nước?
Trước ý kiến cho rằng,công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản không thể có khả năng cung cấp oxy “vô tận” khi xử lý ô nhiễm nguồn nước vì thiết bị này chạy bằng điện, khi ngưng cung cấp điện thì khả năng cấp oxy chấm dứt.
Tổ chức Môi trường Nhật Bản đã có phản hồi về ý kiến này.
Cụ thể, gần đây, có ý kiến cho rằng, công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản xử lý ô nhiễm nguồn nước không thể có khả năng cung cấp oxy “vô tận” vì để thiết bị hoạt động (máy tạo khí) cần cung cấp năng lượng cho nó – năng lượng cung cấp ở đây là điện năng, như vậy nếu ngưng cung cấp điện cho thiết bị cũng đồng nghĩa là khả năng cấp bọt khí – oxy chấm dứt.
Về nội dung trên, Tổ chức Môi trường Nhật Bản cho biết: Hệ thống máy Nano (có dùng điện) tạo ra trực tiếp oxy, đó là: Máy sục khí nano của Nhật Bản tạo ra các bọt khí kích thước micro (đường kính nhỏ hơn 50m) và nano (đường kính nhỏ hơn 50nm). Bọt khí của máy sục khí thông thường to, di chuyển nhanh và chỉ tồn tại khoảng 5 giây trong nước cho đến khi nổi lên mặt nước và vỡ ra nên hàm lượng oxy hòa tan vào nước thấp. Nhưng với công nghệ sục khí nano của Nhật Bản, bọt khí micro tồn tại khoảng 5 tiếng, bọt khí nano siêu nhỏ nên thời gian tồn tại trong nước lâu hơn, khoảng 8 tiếng. Do bọt khí siêu nhỏ được tạo ra liên tục nên hàm lượng oxy hòa tan vào trong nước nhiều hơn rất nhiều so với sục khí đơn thuần thông thường.
Mô phỏng so sánh sự khác nhau giữa bọt khí micro/nano với bọt khí thông thường.
Ngoài ra, không chỉ có yếu tố máy sục khí nano mới tạo ra oxy, mà còn một yếu tố tạo ra oxy “vô tận” nằm ở phát minh thứ 2 là tạo ra oxy từ nước bởi hoạt động của các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor không phải dùng điện. Cụ thể, vật liệu Bioreacror được làm từ đá núi lửa dạng tổ ong, xốp, được chế tạo qua bí quyết đặc biệt của phát minh tại Nhật Bản, sau khi được đặt trong nước là việc cung cấp các “giá thể” dạng tổ ong để vi sinh vật trú ngụ và phát triển, do vậy nó kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả 3 dạng hiếu khí, thiếu khí nhưng chủ yếu là vi sinh vật yếm khí, các vi sinh vật này tiết ra rất nhiều enzyme.
Theo nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản, enzyme có tính lưỡng tính, tùy pH của môi trường mà tồn tại ở các dạng: cation (ion dương), anion (ion âm) hay trung hòa điện. Các enzyme này cung cấp năng lượng rất lớn và liên tục cho phân tử nước làm cắt được mạch liên kết H-O-H, từ đó phân tử nước diễn ra giống quá trình điện phân theo phản ứng 2H2O2H2 O2, giải phóng oxy từ trong phân tử nước từ đó cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh mà không cần dùng đến điện năng.
Mô phỏng vi sinh vật bám vào trong vật liệu Bioreactor dạng tổ ong, xốp.
Trước ý kiến tỏ ra lo ngại về khả năng mũ rữa bùn và các chất ô nhiễm của công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Vì, công nghệ này hoàn toàn không có cơ chế để tạo ra các gốc tự do (ví dụ như HO*) vì muốn tạo ra các gốc tự do này phải có các tác nhân oxi hóa rất mạnh như O3 (ozone), H2O2… là những tác nhân có thể tạo ra nguyên tử oxi. Vì đây chỉ là máy tạo bọt khí mịn nên hoàn toàn không có việc cắt đứt mạch liên kết H-O-H trong phân tử nước. Nếu cắt được mạch liên kết này thì phải là máy sục Ozone và khi đó sẽ tốn nhiều năng lượng.
Tổ chức môi trường Nhật Bản đã đưa ra giải thích như sau: Công nghệ sục khí Nano tạo ra các gốc hydroxyl (OH) hay đơn giản gọi là OH- cho dễ hiểu còn có khả năng oxy hóa mạnh hơn cả O3, H2O2.
Video đang HOT
Nguyên lý mục rữa chất ô nhiễm của công nghệ Nano-Bioreactor: Các gốc tự do OH hay gọi đơn giản là OH- được tạo ra liên tục và chuyển động sẽ va đập vào các thành tế bào của chất ô nhiễm hữu cơ sẽ va đập vào các thành tế bào của chất ô nhiễm hữu cơ, vi khuẩn có hại như E.Coli, từ đó phá hủy thành tế bào, sau đó các vi sinh vật có lợi do Bioreactor kích hoạt thâm nhập vào bên trong và “ăn” các chất ô nhiễm (vì chất ô nhiễm là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật). Các hợp chất ô nhiễm hữu cơ, bùn hữu cơ bị mục rữa thành khí CO2 bay lên và H2O.
Nguyên lý Công nghệ Nano-Bioreactor tạo ra gốc tự do OH- và phá hủy thành tế bào, tiêu diệt Vi khuẩn có hại E.Coli.
Ngoài ra, nhiều người thắc mắc, giải pháp Nano-Bioreactor không kích hoạt đủ số lượng vi sinh vật mà cần kết hợp việc sử dụng các loại thực vật nước mới mang lại hiệu quả.
Theo Tổ chức Môi trường Nhật Bản, công nghệ Nano kích hoạt các vi sinh vật hiếu khí, công nghệ Bioreactor là giá thể để kích hoạt chủ yếu vi sinh vật yếm khí (có thêm một phần vi sinh vật thiếu khí và hiếu khí) không những nói trong nguyên lý, mà các dự án đang thực hiện tại Việt Nam đều có số liệu khoa học do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện phân tích chất lượng nước, đã đánh giá việc thay đổi lượng vi sinh vật có hại giảm ra sao, số lượng vi sinh vật có lợi tăng hàng chục ngàn lần.
Về nguyên lý xử lý nitơ, phốt pho của công nghệ Nano-Bioreactor như sau:
Nguyên lý khử Nito: Amoniac (NH) bị oxy hóa trong nước và chuyển thành Nitrat (NO). Sau đó dưới tác động của các vi sinh vật yếm khí (kỵ khí) cho Bioreactor kích hoạt, tức là các hợp chất ô nhiễm chứa Nito sẽ bị công nghệ Bioreactor (kích hoạt chủ yếu vi sinh vật kỵ khí) từ đó khử được Nitrat (NO) tạo ra khí trơ (N2).
Nhấn để phóng to ảnh
Ví dụ về cấu trúc của vật liệu thiên nhiên trong thành phần Bioreactor.
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Nhấn để phóng to ảnh
Bioreactor kích hoạt vi sinh vật hiếm khí khử Nito.
Nguyên lý xử lý Phốt pho: Bằng việc hòa tan các chất cấu thành nên thành phần chất khoáng như sắt trong Bioreactor, thúc đẩy phản ứng phức tạp tạo thành photphat sắt (FePO) lắng xuống cùng bùn vô cơ nên có thể giảm được phốt pho. Công nghệ Nano-Bioreactor hiện còn áp dụng trong việc hỗ trợ các Nhà máy xử lý nước thải nhưng chỉ số Phốt pho không đạt tại một số khu công nghiệp. Khi đó, FePO sẽ ra ngoài cùng bùn ở công đoạn ép bùn cuối cùng của Nhà máy xử lý nước thải.
Nhấn để phóng to ảnh
Nguyễn Dương
Theo dantri.com.vn
Dự án thử nghiệm thí điểm làm sạch sông Tô Lịch được Nhật tài trợ 100%
Chuyên gia Nhật Bản khẳng định dự án thử nghiệm thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor là tài trợ 100% cho phía Việt Nam.
Sáng ngày 26-7, công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) cùng chuyên gia Nhật Bản đã có buổi tiếp xúc báo chí để trả lời những thắc mắc trong thời gian vừa qua liên quan đến việc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội xả nước hồ Tây cuốn trôi kết quả thử nghiệm của chuyên gia Nhật ở sông Tô Lịch.
TS Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, chuyên gia Liên Hiệp Quốc về Môi trường, trả lời báo chí
Tại buổi tiếp xúc, TS Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, Chuyên gia Liên Hiệp Quốc về Môi trường, cho rằng: "Điều chúng tôi bức xúc khi Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội nói rằng việc xử lý này phải trả tiền cho chúng tôi. Ngay từ đầu, dự án thử nghiệm này chúng tôi tài trợ 100% cho phía Việt Nam. Như các sự án nếu không được thông báo trước và xảy ra thiệt hại thì phải đền bù nhưng chúng tôi không một lời nào trách móc và không có một chút nào nói về đền bù. Mà chúng tôi theo văn hóa của con người Nhật Bản, chúng tôi không đổ lỗi, chúng tôi coi đấy là việc khách quan và chúng tôi làm lại từ đầu, bên phía Việt Nam sẽ không mất thêm chi phí nào cả. Chỉ khi nào thành công, đưa vào sử dụng, lúc đó bên phía Việt Nam mới phải trả chi phí" - TS Tadashi Yamamura nói.
TS Tadashi Yamamura cho biết thêm: "Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thông tin buổi họp báo giao ban giữa các Sở ngành và Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và JVE, trong ngày 22-7, tuy nhiên bản thân chúng tôi không tham dự cuộc họp, nên một số thông tin phản ánh không chính xác và chúng tôi khẳng định thêm ngay công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, công ty không hề có một lời đổ lỗi cho bên phía Việt Nam mà chúng tôi đã khẳng định việc xả nước của bên phía công ty Thoát nước là đảm bảo an toàn cho người dân trên TP Hà Nội. Tuy nhiên, ở Nhật Bản chúng tôi dù có xả nước đi chăng nữa, thường phải báo trước 3-5 ngày, nếu được phải báo trước 7-10 ngày, tránh các vấn đề đáng tiếc không xảy ra ảnh hưởng đến tính mạng con người ở vùng hạ lưu. Đơn vị của chúng tôi (JVE) chỉ được thông báo trước 15 phút và sau đó xả. Nếu được thông báo trước 1 ngày, chúng tôi đã có giải pháp, nó không gây sự cố như ngày hôm nay".
Công nghệ Nano đang được chuyên gia Nhật Bản thử nghiệm ở đầu nguồn sông Tô Lịch
TS Tadashi Yamamura khẳng định: "Việc đơn vị công ty Thoát nước Hà Nội cảnh báo không nên thí nghiệm công nghệ vào mùa mưa mà nên chuyển sang làm vào mùa khô, chuyên gia Nhật Bản cho rằng, các chuyên gia đã điều tra rất kĩ tại Hà Nội là có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, cũng như đã có kinh nghiệm làm nhiều con sông trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... Ngay với những trận mưa và bão to, công nghệ chúng tôi cũng không vấn đề gì ở những dòng sông mà chúng tôi đã làm. Nhưng vấn đề này là lượng nước xả bất ngờ lên đến gấp 10 lần lượng nước chảy vào con sông mà chảy liên tục trong 3 ngày, như thế nó làm cuốn trôi rất nhiêu vi sinh tốt cho dòng sông, nếu không có biệt pháp xử lý trước đó".
Chuyên gia Nhật Bản cũng khẳng định Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội chưa hiểu về bản chất sự việc đã xảy ra, bởi vì công nghệ không phải xử lý trong khu vực được quây lại. Đó chỉ là khu vực xử lý bùn, còn các chuyên gia đang làm trực tiếp trên dòng sông 300 m, không có quây kín và vẫn làm trên hiện trạng có nước thải chảy vào liên tục.
Chuyên gia Nhật Bản cũng khẳng định thêm phát ngôn của Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội chưa chính xác việc cách đánh giá, thử nghiệm trên một dòng sông rằng tại sao không làm cuối nguồn mà lại làm đầu nguồn. "Công nghệ này chúng tôi thử nghiệm trong vòng 300 m và có 4 máy Nano. Nếu làm cuối nguồn, chúng ta phải xử lý toàn bộ nước thải của cả dòng sông thì khi đó là xử lý cả dòng sông chứ không còn là kiểm tra tính năng của 4 máy nữa. Muốn kiếm tra tính năng của 4 máy và thì chúng ta phải làm đầu nguồn để biết được phạm vi xử lý của 4 máy" - ông giải thích.
Trước đó, ngay 16-7, Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản co công văn gưi Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội cùng các sở, ngành, đơn vị có liên quan về việc lùi thời gian thí điểm thêm 2 tháng, tới ngày 17-9. Lý do là vào ngày 9-7, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã mở cửa xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch do mực nước của hồ Tây đang cao hơn quy định khoảng 25 cm. Toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi do các tấm Bioreactor kích hoạt trong vòng gần 2 tháng qua đã bị cuốn trôi và không còn ở khu 300 m để đánh giá nữa. Do vậy, gần như các chuyên gia sẽ phải làm lại từ đầu và cần thời gian tối thiểu trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi thì lấy mẫu đánh giá ở khu vực thí điểm mới chính xác.
Lanh đao Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội ngày 17-7 cho biêt viêc xa hơn 1 triêu m3 nươc hô Tây vao sông Tô Lich vưa qua binh thương va đung quy đinh lâu nay cua TP Ha Nôi
Ngô Nhung
Theo Nguoilaodong
Hồ Tây tiếp tục xả nước ra sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật Bản sẽ có biện pháp gì? Nếu Hồ Tây xả nước ra sông Tô Lịch lần nữa, các chuyên gia Nhật Bản cho biết sẽ có biện pháp khắc phục tình trạng này. Chiều 18/7, TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, việc Công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 khối nước từ Hồ Tây...