Công nghệ mới khiến đối phương “mù” trước binh sĩ Nga
Nhằm tăng cường hiệu quả chiến đấu và an toàn toàn cho binh sĩ trên chiến trường, Nga vừa thử nghiệm thành công vật liệu khiến binh sĩ “tàng hình”.
Theo Sputnik, cac nhà khoa học Nga tuyên bố sáng chế ra “áo tàng hình” cho quân đội Nga. Công nghệ lớp phủ bề mặt vai băng hat Nano cho phép các nhà khoa học Nga tạo ra vật liệu ngụy trang độc đáo co kha năng che giấu, bảo vệ binh linh khỏi thiết bị tình báo cua kẻ thù tiềm năng.
Phương pháp mới được phát triển bởi tập thể cán bộ khoa học trường Đại học Quốc gia Saratov. Họ tin rằng trong tương lai, công nghệ tiên tiến sẽ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quốc phòng.
“Vât chât nay cung cấp cho vai tinh chât độc đáo làm cho việc hâp thu song radio hầu như không có sự thay đổi trong trọng lượng và nhưng thông số khác. Nói cách khác – công nghê nay cho phép những người lính đang mặc quân phục thông thường trở nên vô hình trước thiết bị trinh sát radar”.
Binh sĩ Nga với bộ quân phục Ratnik.
Trước khi đưa ra tuyên bố về loại vải phủ hạt Nano, hồi tháng 2/2017, cũng trên Sputnik, Tổng giám đốc Quỹ nghiên cứu tương lai, Andrei Grigoryev cho hay các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra một lớp màng độc đáo có khả năng loại bỏ các hạt nhỏ, hạt mang virus, điều này sẽ khiến con người có thể tàng hình.
Video đang HOT
Ông Grigoryev cho hay: “Chất liệu này có tính ưu việt vượt xa tất cả các chất đang có hiện tại, nó có khả năng ngăn chặn các hạt khí có chứa virus, chất độc, chất gây dị ứng. Điều này có thể mở ra một tương lai triển vọng cho việc sử dụng nó để phục vụ cho ngành y tế, quân sự”.
Phát minh này cũng có thể áp dụng để tạo ra yếu tố siêu nhẹ và có hiệu quả cao trong việc sản xuất quân phục cho lính Nga, điều này giúp họ gần như tàng hình.
“Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với những khách hàng tiềm năng như quân đội, các nhà sản xuất trang phục cho thể thao mạo hiểm ở khu vực Nam cực, Bắc cực. Chúng tôi hi vọng sẽ hoàn thành thử nghiệm này trước tháng 8/2017″, ông Grigoryev cho biết thêm.
Quỹ nghiên cứu tương lai Nga có tên viết tắt là FRF, là một cơ quan nghiên cứu quân sự tiên tiến, được thành lập vào năm 2012, có nhiệm vụ tham vấn cho lãnh đạo Nga nên ưu tiên phát triển dự án công nghệ quốc phòng nào hơn để đảm bảo có thể cạnh tranh được với các đối thủ châu Âu.
Ngoài ra, cơ quan này cũng chịu trách nhiệm phân tích các rủi ro, thiếu sót và tính độc lập của công nghệ quốc phòng Nga so với các cường quốc khác.
Quỹ nghiên cứu tương lai hiện đang thực hiện hơn 50 dự án nghiên cứu tại các trường đại học hàng đầu, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp quốc phòng Nga. Năm 2015, FRF đã thành lập một trung tâm robot hoành tráng và tân tiến bậc nhất thế giới.
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
Công nghệ mới giúp lính Mỹ chiến đấu như chơi điện tử bắn súng
Công nghệ quân sự mới nhất của Lầu Năm Góc có thể biến chiến tranh như một trò chơi điện tử bắn súng thực sự.
Bộ thiết bị thực tế tăng cường (TAR) sẽ cải thiện khả năng nhận định tình hình của binh lính bằng cách cung cấp thông tin ngay trên kính mắt.
Trong một sự kiện quân sự ở Washington, Trung tâm nghiên cứu, phát triển và kĩ thuật liên lạc quân sự (CERDEC) và Phòng nghiên cứu quân đội Mỹ (ARL) đã miêu tả TAR như một phương tiện cung cấp cho người sử dụng thông tin về mọi tình hình xung quanh.
Khi sử dụng TAR, các thông tin như bản đồ, vị trí đồng đội, quân địch được hiển thị dưới dáng kí hiệu, hình ảnh và đồ họa ngay trên kính mắt.
Quân đội Mỹ hy vọng công nghệ này sẽ giúp tăng khả năng chiến đấu của binh lính trong hoạt động trên chiến trường, thậm chí cứu được mạng sống của họ.
Hình ảnh lính Mỹ nhìn thấy qua thiết bị TAR
Hiện nay binh lính Mỹ chủ yếu sử dụng các thiết bị nhìn đêm và định vị GPS. Điều này chỉ có thể thực hiện qua các thao tác bằng tay, tuy nhiên, TAR sẽ là một thiết bị tự động và hoạt động tốt cả đêm lẫn ngày.
Thiết bị mới thậm chí còn cho thấy vũ khí của người sử dụng đang ngắm vào đâu và ước lượng khoảng cách đến mục tiêu, do đó, một binh lính hoàn toàn có thể nổ súng vào mục tiêu thậm chí khi mắt họ đang nhìn đi hướng khác.
Đây là công nghệ từng được các cơ quan nghiên cứu của Mỹ đầu tư phát triển từ những năm 1980, nhưng bị hủy bỏ từ năm 2007 do chi phí lên tới 85.000 USD một thiết bị.
Chỉ khi quân đội Mỹ tận dụng được những sản phẩm thương mại có sẵn như kính Google Glass và giá thành của điện thoại thông minh giảm xuống, chi phí của thiết bị trên mới trở nên hợp lí hơn.
CERDEC hiện đang tiến hành phát triển một phiên bản hiện đại hơn của TAR, trong đó tạo ra hình ảnh màu đầy đủ trên kính mắt của người sử dụng.
Theo Đặng Vũ /RT
An ninh thủ đô
10.000 binh sĩ Nga luyện tập cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 27 khối diễu hành với hơn 10.000 binh sĩ tham dự buổi tổng duyệt để chuẩn bị cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Moscow. Buổi tổng duyệt cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng kỷ niệm 72 năm ngày Liên Xô đánh bại phát xít Đức diễn ra trên Quảng trường Đỏ, thủ đô Moscow, Nga vào sáng 7/5. Tham gia...