Công nghệ MHL và InstaPrevue cho receiver Onkyo 2012
MHL cho phép truyền tải nội dung 1080p và âm thanh 7.1 từ thiết bị di động, trong khi InstaPrevue giúp xem trước các kênh nguồn.
Trong một báo cáo gần đây, nhà sản xuất Nhật Bản khẳng định sẽ bổ sung hai công nghệ đột phá mang tên MHL và Silicon InstaPrevue cho loạt receiver mới của mình trong năm 2012.
MHL nâng cấp kết nối HDMI. Ảnh: Arev.
Video đang HOT
MHL là khả năng giúp các thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng kết nối trực tiếp với một A/V receiver để truyền tải nội dung HD 1080p và âm thanh vòm 7.1 qua cổng HDMI, hoặc một chuẩn tương tự. Cổng kết nối này cũng sẽ tự động sạc các thiết bị đang sử dụng. Bên cạnh đó, một đòi hỏi của công nghệ này là người dùng còn có thể sử dụng remote TV hoặc receiver điều khiển trực tiếp việc truyền tải thông tin từ nguồn di động mới.
Với thông báo này, Onkyo sẽ là nhà sản xuất receiver đầu tiên hỗ trợ kết nối HDMI cải tiến có tích hợp MHL. Trên thực tế, có ít nhất 9 TV mới của Samsung và 23 smarphone đã sử dụng MHL, nâng cao tính khả dụng của receiver Onkyo.
InstaPrevue từng được giới thiệu trên các HDTV. Ảnh: Href.
Công nghệ InstaPrevue của hãng nghiên cứu Silicon không mới, nhưng trước đây chỉ xuất hiện trên các HDTV. Và tương tự như MHL, Onkyo tiếp tục là “tiên phong” trong việc trang bị InstaPrevue cho các receiver đời mới.
Tính năng này cho phép người dùng chuyển nguồn tín hiệu giữa các cổng kết nối khác nhau (chủ yếu là HDMI) mà vẫn xem được hình ảnh đang phát, và cả hình ảnh trong kênh khác.
Cả hai công nghệ mới rất hữu dụng này, và nhiều khả năng là cả series receiver 2012, sẽ được Onkyo giới thiệu tại CES diễn ra vào tháng 1 năm sau.
Theo Số Hóa
Chế tạo chip có thể truyền dữ liệu ở tốc độ 30 Gbps
Công ty sản xuất linh kiện Rohm của Nhật Bản cho biết đã phát triển chip thử nghiệm có thể gửi/nhận các tín hiệu có tần số trong phạm vi terahertz, có thể truyền dữ liệu ở tốc độ tối đa 30 Gbps, xuyên qua quần áo và giấy.
Ảnh: Internet
Rohm dự định đưa thiết bị ra thị trường trong 3-4 năm tới với giá ban đầu thấp hơn 13 USD. Điều đó sẽ cho phép sử dụng nó trong các thiết bị điện tử gia đình và nhiều thiết bị tiêu dùng khác. Tín hiệu ở tần số terahertz có thể đi xuyên qua giấy, nhựa, tường và một phần cơ thể. Với kích thước 1,5mm x 3mm, chip hoạt động trong dải 300GHz, một phần của băng tần giữa sóng radio và sóng ánh sáng. Chip được Rohm cùng với các nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka phát triển. Rohm cho biết, đây là chip đầu tiên trên thế giới đạt được điều này ở kích thước nhỏ như vậy.
Rohm cho biết, chip hiện xử lý dữ liệu ở tốc độ 1,5Gbps, nhưng có thể được tăng lên khoảng 30Gbps trong tương lai. Rohm cho biết đã sử dụng chip để gửi các hình ảnh truyền hình độ nét cao (HDTV) không nén, và đang phát triển chip cho những ứng dụng thương mại nhằm vào làn sóng tiếp theo của TV và máy chiếu, sẽ có thể hiển thị hình ảnh ở độ phân giải gấp nhiều lần hiện tại.
Những trở ngại chính để sản xuất hàng loạt ở giai đoạn hiện nay là độ bền và hiệu suất ổn định.Tín hiệu ở tần số terahertz có thể đi qua các vật thể rắn bao gồm giấy, nhựa, tường và thậm chí cả những lớp ngoài của da, làm cho chúng cũng thích hợp cho các ứng dụng an ninh và y tế.
Tuy vậy, tín hiệu không thể đi qua nước hoặc kim loại, và như các tín hiệu ánh sáng, chúng phải được nhắm theo một hướng cụ thể. Đến nay, hầu hết thiết bị được sử dụng để làm việc với công nghệ này vẫn còn cồng kềnh và đắt tiền.
Theo Báo Tin Tức
80% TV Sony sẽ do các hãng Đài Loan sản xuất Nhà sản xuất Đài Loan Foxconn là đối tác chính để thiết kế và gia công hầu hết các mẫu HDTV thế hệ 2012 của Sony. Sony Google TV cũng do hãng Đài Loan Wistron sản xuất. Ảnh: Sony. Thông tin từ trang Digitimes, hãng sản xuất TV lớn nhất của Nhật hiện nay Sony sẽ bắt đầu chuyển giao phần lớn việc...