Công nghệ hydro là lối thoát cho vấn đề khí thải ở xe ô tô
Toyota đã phát triển chiếc xe đua Corolla chạy bằng hydro để chứng minh rằng, không khí thải không có nghĩa là không có tiếng ồn.
Toyota sẽ tham gia cuộc đua trong loạt Super Taikyu của Nhật Bản với chiếc xe này vào tháng 5 và trang web Toyota Times dành cho người đam mê đã đăng đoạn video dài 34 giây cho thấy chiếc xe này giống như bất kỳ chiếc xe đua thông thường nào khác.
Nghe thấy tiếng gầm của ống xả là một phần của trải nghiệm lái xe thể thao và sự im lặng là điều khiến nhiều nhà sản xuất phải vật lộn khi họ thêm xe điện vào phạm vi hoạt động của mình.
Chiếc xe đua Corolla chạy bằng hydro sử dụng động cơ đốt trong đang được Toyota thử nghiệm. Ảnh: Toyota Times
Trong clip được đăng tải, đầu ống xả được bịt lưới và khi chiếc xe Corolla tăng tốc đã không có biến động gì về khí thải, cho thấy đó là một chiếc xe không khí thải.
“Nó không khác so với một chiếc xe chạy bằng xăng như tôi mong đợi. Động cơ giống như động cơ bình thường và nếu như tôi không biết thì tôi vẫn nghĩ đây là một động cơ bình thường”, Hiroaki Ishiura, một người đã lái thử Toyota Corolla chạy bằng hydro cho hay trong clip.
Lý do khiến chiếc xe đua Corolla chạy bằng khí hydro này có âm thanh giống xe động cơ đốt trong (ICE) và lái như xe ICE là bởi dưới nắp ca-pô là động cơ tăng áp 3 xi-lanh dung tích 1,6 lít đốt cháy hydro thay vì xăng.
Không giống như một chiếc xe chạy pin nhiên liệu hydro là Mirai cũng của Toyota, chiếc Corolla nguyên mẫu này chứa tất cả các bộ phận động cơ đốt trong thông thường bao gồm xi-lanh, piston và van.
Toyota cho biết, ngoài một lượng dầu nhờn không đáng kể được đốt cháy trong quá trình đốt cháy, động cơ ba xi-lanh chạy bằng nhiên liệu hydro tạo ra lượng khí thải CO2 bằng không.
Một số lượng nhỏ ô tô chạy bằng hydro hiện đang được sản xuất hàng loạt sử dụng pin nhiên liệu sản xuất điện từ nhiên liệu hydro và sử dụng nó để cung cấp năng lượng cho động cơ điện. Tuy nhiên những chiếc xe này hoàn toàn im lặng khi không có động cơ và ống xả.
Video đang HOT
Nguyên mẫu thử nghiệm đang trong quá trình làm việc được lấy nhiên liệu từ Trường Nghiên cứu Năng lượng Hydro ở Fukushima, nơi sử dụng lượng mặt trời để phát điện và dùng điện đó để tách lấy hydro và cung cấp nhiên liệu cho xe điện.
Các thử nghiệm với chiếc Corolla chạy hydro sẽ được tiếp tục cho đến khi cuộc đua của Corolla chạy bằng khí hydro ra mắt tại Fuji Speedway vào cuối tháng 5 tới.
Vẫn chưa biết liệu Toyota có thử nghiệm thêm công nghệ này hay không – hay tiềm năng của nó để trang bị trên một chiếc ô tô đường trường – nhưng nếu có một điều chắc chắn rằng Toyota sẽ kiên trì với những chiếc ô tô chạy bằng hydro trong tương lai.
“Chúng tôi đang nỗ lực để chứng minh rằng, động cơ đốt trong có thể hữu ích trong việc giúp trung hoà carbon và đây sẽ là nền tảng để các thợ máy và các hãng xe có thể sử dụng trong tương lai nhằm hỗ trợ với xe thể thao”, Chủ tịch Toyota Motor, ông Akio Toyoda nói với Toyota Times và cho biết thêm, ở Nhật Bản và nước ngoài có rất nhiều kiến thức về điều chỉnh động cơ và điều này sẽ hữu ích với các xe đua trong thời gian dài.
Bị từ chối đăng kiểm nếu lắp thêm những phụ kiện này trên xe ô tô
Việc lắp thêm phụ kiện hay nâng cấp xe hơi không chỉ đơn giản là làm đẹp thêm cho xe mà còn cần phải tuân thủ các nguyên tắc về thiết kế và cấu trúc cũng như đảm bảo an toàn cho chiếc xe.
Một số bộ phận khi lắp vào bị vi phạm về thiết kế và cấu trúc dẫn đến việc đăng kiểm của chủ xe sẽ bị từ chối:
Lắp thêm đệm cao su giảm chấn
Thời gian gần đây, một số cửa hàng bán đồ phụ kiện xe hơi được nhập từ Trung Quốc và được quảng cáo miếng đệm cao su có một số tính năng như: giảm xóc cho ô tô hiệu quả hơn, tạo sự cân bằng cho ô tô khi vào cua, tăng thêm chiều cao cho xe...
Chúng ta cần biết là mỗi chiếc xe đều được nhà sản xuất thiết kế tính toán kỹ lưỡng, ví như mỗi một lò xo cho từng dòng xe với việc chờ đủ trọng tải hoặc chưa đủ trọng tải đều khác nhau, có bao nhiêu vòng xoắn, mỗi vòng xoắn chịu bao nhiêu lực.
Lắp thêm đệm cao su giảm chấn sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Trong khi di chuyển qua đường xóc, giảm xóc sẽ bị ép lại thu hẹp chiều dài lò xo, các nấc xoắn lò xo sẽ rút ngắn khoảng cách và phân bổ đều khoảng cách với nhau. Việc chèn miếng đệm cao su vào khoảng giữa của một mắt trong lò xo sẽ tăng được khoảng cách lên một chút. Tuy nhiên thì lực nén sẽ không đổi, do vậy lắp thêm bộ cao su giảm chấn là không có ý nghĩa cho việc giảm xóc.
Lắp thêm cản trước, cản sau
Nếu xe lắp thêm cản trước, cản sau hay giá nóc vượt quá kích thước hiện trạng của xe theo tỷ lệ lần lượt dài x rộng x cao là 4x3x4 cm sẽ bị từ chối đăng kiểm...
Ngoài việc bị từ chối đăng kiểm, những xe tự lắp thêm khung hoặc cản bảo vệ ô tô còn bị CSGT xử phạt vi phạm hành chính với lỗi tự thay đổi kết cấu.
Thay đổi kích cỡ lốp
Lốp xe là chi tiết tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Bộ phận này đóng vai trò truyền lực kéo giúp xe di chuyển và hãm tốc khi phanh, nên phải đảm bảo độ bám.
Đây còn là bộ phận của hệ thống treo, đóng vai trò giảm chấn nên cũng phải có độ đàn hồi. Khi vận hành, chi tiết này còn chịu tải trọng, ma sát, mài mòn, nhiệt độ cao và áp suất cao.
Lốp xe là chi tiết tiếp xúc trực tiếp với mặt đường
Khi thay đổi la-zăng có nghĩa là bạn đang thay đổi 2 bộ phận là vành hợp kim và lốp xe.
Thông thường, trên hầu hết xe ô tô đều có thông số mâm lốp được dán trên xe, ý nghĩa cho chúng ta biết được phạm vi kỹ thuật cho mâm lốp được thiết kế để sử dụng với chiếc xe đó.
Tuy nhiên, đơn vị đăng kiểm chỉ dựa trên hồ sơ kỹ thuật ban đầu mà hãng xe cung cấp khi đăng kiểm cho xe.
Việc thay đổi kích cỡ lốp hoặc mâm xe có thể khiến cho chủ xe bị từ chối đăng kiểm. Hơn nữa, chủ xe còn có thể bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng (khoản 3 và khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) hoặc sẽ không được bảo hiểm bồi thường nếu có tai nạn xảy ra.
Xe kinh doanh vận tải không có hộp đen
Các xe kinh doanh dịch vụ vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen), nếu không lắp thiết bị này sẽ bị chặn đăng kiểm. Các loại xe phải lắp hộp đen gồm: Xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe buýt và xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Những mẫu xe này nếu không lắp hộp đen thì sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Dán decal toàn xe
Dán decal toàn bộ xe là một trong những nguyên nhân khiến xe bị từ chối đăng kiểm dù mới mục đích trang trí hay gì đi chăng nữa.
Dán decal toàn bộ xe là một trong những nguyên nhân khiến xe bị từ chối đăng kiểm
Ngoài ra, chủ xe có thể phải chịu phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng với lỗi vi phạm này, lý do là thay đổi màu sơn và kết cấu nguyên bản của xe.
Trường hợp vì một lý do gì đó chủ xe vẫn muốn giữ lại màu decal dán toàn xe đó và muốn không bị từ chối đăng kiểm cũng như chịu phạt thì có thể làm thủ tục thay đổi màu xe để vẫn tiếp tục sở hữu chiếc xe dán decal theo sở thích của mình.
Lắp thêm ghế
Lỗi này thường gặp trên các xe van (xe tải mui kín 2 chỗ ngồi phía trước). Ở loại xe này, vì hạn chế chỗ ngồi nên nhiều người đã thiết kế thêm ghế ngồi phía sau để có thể chở thêm người khi cần thiết.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hành vi lắp ghế sau cho xe Van (dù có sử dụng hay không) nằm trong phạm vi bị cấm không những bị từ chối đăng kiểm mà còn có thể bị phạt hành chính từ 6.000.000 đồng - 8.000.000 đồng nếu bị CSGT phát hiện.
Tự lái xe đi chơi an toàn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 tới Dịp lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30-4, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế lao động 1-5 được nhiều người tận dụng đi du lịch và tận hưởng những hành trình khám phá đằng sau vô lăng chiếc "xế cưng" của mình. Tự lái trên những cung đường dài ngày là một thú vui đầy đam mê nhưng cần...