Công nghệ hàng đầu tạo nên những chiếc xe sang đáng khao khát nhất thế giới
6 công nghệ hàng đầu mới của nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam vừa được hãng xe ngôi sao ba cánh này công bố chi tiết.
Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) đã đưa thông tin chi tiết về 6 công nghệ hàng đầu mà hãng đầu tư vào nhà máy tại Việt Nam, trong đó có một số công nghệ lần đầu tiên có mặt trong dây chuyền sản xuất – lắp ráp của Mercedes-Benz tại Việt Nam.
Mercedes-Benz Việt Nam đầu tư công nghệ hiện đại trong dây chuyền sản xuất và lắp ráp
Được kế thừa từ những công nghệ tối tân nhất của chuỗi nhà máy sản xuất – lắp ráp toàn cầu, Mercedes-Benz Việt Nam mong muốn tận dụng ưu thế vượt trội đó để từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất và lắp ráp xe trong nước. Trong năm 2021-2022, với tổng đầu tư lên đến 33 triệu USD vào việc phát triển công nghệ kỹ thuật tại nhà máy, MBV đang khẳng định lời cam kết mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững tại thị trường ô tô Việt Nam.
6 công nghệ mới của nhà máy Mercedes-Benz Việt Nam bao gồm:
Công nghệ dây chuyền tích hợp tại xưởng thân xe (Bodyshop), linh hoạt lên đến 4 mẫu xe: Dây chuyền xưởng sản xuất thân xe được xây dựng trên các nền tảng chung nhằm tối ưu hóa đầu tư và giảm độ phức tạp. Lần đầu tiên nhà máy của MBV ứng dụng thành công một dây chuyền thân xe chung cho ít nhất 3 mẫu xe (E-Class, GLC và C-Class). Sự cải tiến này đảm bảo tính linh hoạt trong quy trình sản xuất, và dây chuyền này có thể mở rộng sản xuất cho mẫu xe thứ 4 (chưa xác định) trong tương lai. Đây là lần đầu tiên công nghệ này được phát triển tại nhà máy Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng của MBV trong việc hoàn thiện dây chuyền lắp ráp.
Công nghệ hàn đinh bằng robot: Những tiến bộ công nghệ đã giúp nhà máy cải thiện hiệu suất, chi phí sản xuất, và tính chính xác. Nhờ vậy, vào thời điểm hiện tại Mercedes-Benz có thể bắt đầu sử dụng robot cho các quy trình trọng yếu của việc sản xuất thân xe cho các dòng xe lắp ráp trong nước (CKD), nhằm đảm bảo độ hiệu quả và tính chính xác cao.
Công nghệ Eagle Eye đo cấu trúc hình học/tọa độ thân xe (CMM): Công nghệ Eagle Eye giúp đo cấu trúc hình học/tọa độ thân xe ở cấp độ vi mô, giúp phản ánh về hệ thống và quy trình sản xuất trên chuyền. Công nghệ này đảm bảo việc đo thân xe được diễn ra chính xác hơn khi thực hiện trên các mặt phẳng có thiết kế phức tạp cũng như các đường viền trên thiết kế xe mới nhất.
Công nghệ bơm bọt cách âm vào thân xe (2K AFA Foaming): Công nghệ bơm bọt cách âm vào thân xe được giới thiệu trong dòng C-Class là công nghệ bơm bọt cách âm tiên tiến được dùng để bơm bọt cách âm vào trong các khoang thân xe, nhằm triệt tiêu gần như hoàn toàn tiếng ồn và nâng cao trải nghiệm đi đường. Đây là lần đầu tiên, MBV mang công nghệ này từ các nhà máy tân tiến nhất của Mercedes-Benz Group AG về thị trường Việt Nam.
Video đang HOT
Công nghệ bơm keo kính chắn gió bằng robot: Trong quy trình lắp ráp, việc bơm keo cho kính chắn gió phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của đường keo trên chu vi kính. Đây là một bước đòi hỏi tính chính xác cao, vì vậy chúng tôi tiến hành sử dụng công nghệ bơm keo kính chắn gió bằng robot trong dây chuyền lắp ráp xe của mình. Bên cạnh đó, chất lượng đường keo sẽ được nâng cao khi công nghệ này được đưa vào sử dụng.
Công nghệ lắp ráp gầm xe và hệ thống truyền động tiên tiến: Đối với nền tảng và các dòng xe trong tương lai, công nghệ lắp ráp gầm xe đã có những cải tiến. Do có sự thay đổi trong thiết kế của hệ thống xả, Mercedes-Benz sẽ lắp toàn bộ hệ thống truyền lực với thân xe (tương tự như ở các nhà máy nhập khẩu nguyên chiếc (CBU).
Đã và đang được áp dụng trên dòng xe C-Class mới vừa được ra mắt tại Việt Nam, 6 công nghệ sản xuất và lắp ráp mới này sẽ đánh dấu cột mốc lịch sử của nhà máy MBV kể từ năm 1995. Đây không chỉ là bước tiến trong quá trình chuyển đổi dần sang tự động hóa mà còn thể hiện sự nâng cấp mạnh mẽ trong việc cải tiến chất lượng, an toàn và trải nghiệm của người dùng.
Những đợt triệu hồi ô tô số lượng lớn tại Việt Nam trong năm 2021
Mercedes-Benz, Thaco Trường Hải, Hyundai Thành Công, Honda Việt Nam là 4 hãng xe có đợt triệu hồi xe lỗi với số lượng lớn trong năm 2021.Mercedes-Benz triệu hồi nhiều dòng xe bán chạy
Năm 2021, thương hiệu ô tô "ngôi sao 3 cánh" Mercedes-Benz nắm giữ ngôi vị là hãng xe sang có nhiều đợt triệu hồi xe lỗi với số lượng lớn và ảnh hưởng tới hầu hết các dòng xe dang bán trên thị trường.
Đỉnh điểm, chỉ tính riêng trong tháng 10/2021, Mercedes-Benz Việt Nam phải tiến hành 2 đợt triệu hồi để khắc phục lỗi. Đợt triệu hồi thứ nhất ảnh hưởng tới hai mẫu xe là GLC 200 và GLC 300 do liên quan tới lỗi cảm biến va chạm cở cửa trước.
Đợt triệu hồi lần 2 liên quan tới mẫu xe C200, được sản xuất, lắp rắp trong giai đoạn từ tháng 12/2014 đến tháng 2/2018. Nguyên nhân của đợt triệu hồi liên quan tới hộp điều khiển động cơ (ECU) bị lỗi.
Tháng 11/2021, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng phê duyệt cùng lúc 2 chương trình triệu hồi đối với nhiều mẫu xe khác nhau của thương hiệu "ngôi sao 3 cánh" Mercedes-Benz.
Theo đó, đợt triệu hồi lần thứ nhất liên quan tới các mẫu xe Mercedes-Benz sản xuất, lắp ráp trong nước bị triệu hồi lần này với tổng số 3.582 chiếc, gồm các mẫu xe như: C200, C200K, C230, C250, C300, GLK 280, GLK 300, E300 có thời gian sản xuất từ tháng 8/2007 đến tháng 8/2012.
Đợt triệu hồi lần thứ 1 ảnh hưởng tới 184 chiếc, được Mercedes-Benz nhập khẩu về nước gồm: A170, A200, GL450 4MATIC, ML350 4MATIC, R280, R300, R350, R500 4MATIC, E350, C200 CGI, có thời gian sản xuất từ tháng 12/2004 đến tháng 2/2012.
Cả hai đợt triệu hồi đều liên quan tới lỗi nằm ở cụm túi khí trên vô lăng lái và cụm túi khí phía trước ghế hàng khách phía trước.
Honda Việt Nam triệu hồi 27.000 xe các loại
Trong năm 2021, Honda Việt Nam cũng dính "vận đen" khi phải ra thông báo triệu hồi đối với nhiều mẫu xe đang bán trên thị trường.
Chương trình triệu hồi nổi bật được công bố vào tháng 5/2021, khi phải triệu hồi đối với 4 dòng xe của hãng là: City, Accord, Jazz và HR-V vì lỗi bơm nhiên liệu. Tổng số xe nằm trong diện triệu hồi là 27.640.
Cụ thể, có 8.626 chiếc Honda City được sản xuất, lắp ráp trong nước từ 2/1/2019 - 9/11/201 và 19.014 xe do Honda nhập khẩu gồm: Accord, Jazz, HR-V được sản xuất tại Thái Lan trong thời gian từ 8/1/2019 - 3/10/2019.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết nguyên nhân của đợt triệu hồi là do trong một số lô sản phẩm, cánh bơm nhiên liệu có mật độ vật liệu thấp hơn tiêu chuẩn. Qua quá trình sấy khô trong sản xuất, bề mặt của cánh bơm có mật độ vật liệu thấp có thể phát sinh nhiều vết nứt.
Những vết nứt này có thể gây hấp thu nhiên liệu xăng quá mức, dẫn tới cánh bơm có thể bị biến dạng bất thường do tác dụng của xăng.
Sự biến dạng trong một số trường hợp có thể làm cánh bơm chạm vào thân bơm, làm cho bơm bị kẹt, không cung cấp được nhiên liệu dẫn đến động cơ không khởi động được hoặc chết máy trong khi lái xe, làm tăng nguy cơ gây va chạm.
Hyundai Thành Công triệu hồi hơn 23.500 xe
Một trong những "ông lớn" của thị trường ô tô tại Việt Nam là Liên doanh Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam cũng từng phải tiến hành triệu hồi 23.587 xe Hyundai Tucson trong năm 2021 để thay cầu chì và cập nhật phần mềm điều khiển hệ thống ABS. Đợt triệu hồi dành cho các phiên bản máy xăng 2.0 và dầu 2.0 bao gồm cả xe nhập khẩu và sản xuất lắp ráp trong nước. Đây là đợt triệu hồi lớn nhất của dòng xe này.
Cụ thể, nằm trong diện triệu hồi này có 20.374 chiếc Tucson bản xăng 2.0L và Diesel 2.0L được lắp ráp tại Việt Nam trong thời gian từ 8/2017 - 12/2020. Ngoài ra, còn có 3.213 chiếc sản xuất từ 7/2015 - 5/2020. Các xe này được nhập khẩu nguyên chiếc.
Các mẫu xe thuộc diện triệu hồi có thể gặp vấn đề nổi đèn cảnh báo hoặc đèn báo ABS trên táp lô. Trong một số tình huống hiếm gặp, bảng mạch bộ điều khiển thủy lực của hệ thống phanh ABS được gọi là HECU (Hydraulic Electronic Control Unit) tiềm ẩn nguy cơ ngắn mạch và có thể dẫn đến nguy cơ cháy bộ điều khiển HECU.
Thaco triệu hồi 61.500 xe Mazda
Năm 2021, Thaco Trường Hải cũng tiến hành triệu hồi với 61.517 chiếc xe Mazda thuộc diện triệu hồi tại Việt Nam để kiểm tra và thay thế bơm nhiên liệu. Hầu hết các dòng xe đang phân phối như: Mazda2, Mazda3, Mazda6, CX-5, CX-8 đều nằm trong diện bị ảnh hưởng. Đây là cuộc triệu hồi có số lượng lớn nhất trong năm 2021.
Theo đó, tất cả các xe trong diện ảnh hưởng đều sử dụng cánh bơm của nhà cung cấp Denso, gồm cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc. Trên các xe thuộc chương trình triệu hồi, động cơ có thể có hiện tượng rung giật, không khởi động được hoặc một số trường hợp cá biệt xe có thể bị chết máy khi đang vận hành làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm.
Nguyên nhân là do cánh bơm được chế tạo từ vật liệu nhựa có mật độ vật liệu thấp, có thể xuất hiện các vết nứt trong quá trình sấy khô cánh bơm từ nhà cung cấp Denso.
Mercedes-Benz Việt Nam công bố 6 công nghệ hiện đại vừa đầu tư Chiều 6/6, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) công bố chi tiết về 6 công nghệ hiện đại mà hãng đã đầu tư vào nhà máy, trong đó có một số công nghệ lần đầu tiên có mặt trong dây chuyền sản xuất và lắp ráp. Biểu tượng của hãng xe sang Mercedes-Benz. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát Để từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất...