Công nghệ giúp xe tăng nhìn xuyên trận địa sẽ sớm được ứng dụng rộng rãi
Một công nghệ mới hứa hẹn sẽ hỗ trợ binh sĩ quan sát tình hình chiến trận từ bên trong xe tăng. Hệ thống camera kết hợp với kính VR sẽ giúp các binh sĩ dễ dàng nắm được tình hình thực tế bên ngoài trận địa.
Xe tăng là một cỗ máy chiến tranh đặc biệt nhờ được bao bọc bởi lớp thép dày, vật liệu composite hay thậm chí cả giáp uranium. Tuy nhiên do bọc quá kỹ nên việc quan sát bên ngoài từ xe tăng cũng rất khó khăn. Họ chỉ có thể quan sát ra ngoài bằng một cổng ngắm rất nhỏ.
Xe tăng chỉ có thể quan sát ra ngoài bằng một cổng ngắm rất nhỏ.
Tuy nhiên một công nghệ đặc biệt, lấy cảm hứng từ máy bay chiến đấu hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề trên. Một trong những tính năng độc đáo trên dòng máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike Fighter của quân đội Mỹ là hệ thống Distributed Aperture System .
Hệ thống này sử dụng mạng lưới camera hồng ngoại đặt bên ngoài F-35, giúp phi công có thể dễ dàng bao quát toàn bộ không gian ở cả trước và sau máy bay. Đây là tính năng rất quan trọng vì nó giúp phi công có thể kịp xử lý mọi tình huống trong đào tạo và chiến đấu.
Do tiềm năng ứng dụng lớn nên công ty Ukraina có tên LimpidArmor mới đây đã thử nghiệm một hệ thống tương tự DAS trên xe tăng. Công ty này cho biết, hệ thống Land Platform Modernization Kit (LPMK) của hãng cho phép các binh sĩ có thể quan sát trận địa với một góc 360 độ. Hệ thống này sử dụng 4 camera hồng ngoại để ghi hình và xác định đối tượng trước khi truyền dữ liệu hình ảnh thông qua kính VR tới các binh sĩ.
Video đang HOT
Hệ thống camera trang bị công nghệ ổn định quang học được bố trí bên ngoài xe tăng.
Hệ thống đặc biệt này hứa hẹn sẽ đảm bảo an toàn cho kíp lái xe tăng. Hơn nữa, binh sỹ cũng có thể nắm được tình hình chiến trận ở bên ngoài để kịp thời đưa ra các kế sách kịp thời.
Hiện tại hệ thống LPMK đã được lắp thử nghiệm trên xe tăng T-84 của quân đội Ukraina. Nhưng phiên bản này được nâng cấp lên 16 camera, hỗ trợ công nghệ ổn định quang học, cho phép quan sát đối tượng cả ngày lẫn đêm.
Ý tưởng của LimpidArmor là sử dụng kính thực tế ảo Hololens của Microsoft, được gắn trê mũ bảo hiểm. Chiếc kính này có khả năng quan sát vào ban đêm và không gian bên ngoài nhờ hệ thống dữ liệu gửi về từ LPMK hoặc UAV (thiết bị bay không người lái).
Chiếc kính thực tế ảo đóng vai trò truyền hình ảnh từ bên ngoài tới các binh sĩ bên trong xe tăng.
LimpidArmor không phải là công ty duy nhất đang phát triển kính AR hỗ trợ xe tăng. Công ty quốc phòng của Israel là Elbit Systems cũng có hệ thống IronVision, hỗ trợ quan sát 360 độ. Hệ thống này có thể quan sát và phát hiện xe di chuyển với phạm vi lên tới 300 mét.
Hoặc như tập đoàn đa quốc gia Hensoldt, hiện đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cảm biến, hỗ trợ giám sát và bảo vệ quốc phòng, an ninh cũng có hệ thống Local Situational Awareness System (LSAS).
Công nghệ hỗ trợ quan sát cho xe tăng dự kiến sẽ trở nên nở rộ trong vài năm tới. Không chỉ đơn giản, tiết kiệm chi phí mà những hệ thống như vậy còn hỗ trợ cho kíp lái xe tăng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hơn nữa, nếu tiếp tục được đổi mới và cải tiến thêm, công nghệ này sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho cả xe tăng lẫn các phương tiện chiến đấu khác.
Theo congnghe
Các nhà nghiên cứu phát triển ứng dụng đo huyết áp cho iPhone, không cần cảm biến như của Galaxy S9
Các nhà phát triển đã tận dụng camera selfie và 3D Touch để tạo ra ứng dụng đo huyết áp cho iPhone.
Đầu năm nay, Samsung đã tung ra thị trường bộ đôi Galaxy S9 và Galaxy S9 với một cảm biến mới được thêm vào - một giải pháp để đo huyết áp. Tuy nhiên, theo thử nghiệm của PhoneArena, đây chỉ là một tính năng bổ sung và bạn không nên quá tin tưởng nó như là đối với các thiết bị y tế chuyên dụng. Dù vậy, cảm biến này vẫn đủ tốt cho nhu cầu theo dõi huyết áp hàng ngày của bạn.
Điều đáng ngạc nhiên là một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Michigan (Anand Chandrasekhar, Keerthana Natarajan, Mohammad Yavarimanesh và Ramakrishna Mukkamala) đã tìm ra cách để phát triển một ứng dụng iPhone có thể làm điều tương tự mà không cần bất kỳ cảm biến nào. Ý tưởng cũng khá thú vị - người dùng cần đặt ngón tay lên phía trước iPhone của họ, cố gắng che camera selfie và sử dụng một chút lực lên màn hình (như hình minh họa). Sau đó, ứng dụng sẽ sử dụng các dữ liệu từ cảm biến camera và cảm biến lực 3D Touch.
Chúng ta cũng đã từng thấy một số ứng dụng sử dụng cảm biến camera của điện thoại để đo huyết áp. Tuy nhiên, việc sử dụng 3D Touch ở đây là sáng tạo và dường như có lợi cho độ chính xác của phép đo. Theo nghiên cứu, trong quá trình thử nghiệm, ứng dụng cho thấy sự chênh lệch cao hơn khoảng 2mmHg so với một chiếc vòng đeo tay chuyên dụng. Nói cách khác, nó không phải là siêu chính xác, nhưng sử dụng cho mục đích theo dõi nhịp tim hàng ngày là phù hợp.
Nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ phát hành chính thức ứng dụng này vào đầu năm 2019. Vì iPhone rất phổ biến, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng họ sẽ giúp cải thiện rất nhiều cho việc chăm sóc sức khỏe của người dùng.
Apple có vẻ như đang ở trong thế cân nhắc có nên loại bỏ 3D Touch trên iPhone 2019 của mình hay vẫn tiếp tục giữ lại. Tại sao? Các màn hình cảm ứng lực rất đắt tiền nhưng phần lớn người dùng lại không quan tâm đến việc sử dụng 3D Touch. Việc có vài nhà phát triển tìm thấy cách để tận dụng 3D Touch cũng không thể trở thành lí do thuyết phục Apple giữ lại công nghệ này.
Theo Genk
Grab bắt tay ứng dụng thanh toán di động Moca, ra dịch vụ mới vào tháng 10 Grab hôm 11/9 thông báo quan hệ hợp tác chiến lược với dịch vụ thanh toán di động Moca tại Việt Nam. Động thái của Grab nhằm củng cố vị trí của hãng taxi công nghệ tại Việt Nam. Thanh toán di động và dịch vụ tài chính là một phần quan trọng trong chiến lược của Grab tại khu vực Đông Nam...