Công nghệ giúp giáo viên định nghĩa lại giáo dục
Cô Vineeta Garg, giáo viên tại Trường Công lập SRDAV ở New Delhi (Ấn Độ), sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) giúp cho công tác giảng dạy sinh động và hiệu quả hơn đối với học sinh.
Các em HS đang được trải nghiệm khám phá thế giới dưới đáy biển thời cổ đại, thông qua công nghệ thực tế ảo
Đó không phải sáng kiến cá nhân hay bước đột phá của riêng của Ấn Độ. Công nghệ VR đang thực sự làm thay đổi thế giới, trong đó GD không phải là ngoại lệ.
Những chuyến đi thực tế ảo
“Công nghệ VR giúp tôi đưa học sinh của mình đi bất cứ nơi nào trên thế giới, từ núi Everest ở Nepal đến tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ” – cô Garg nói: “Học sinh của tôi có thể dễ dàng tìm hiểu lịch sử bằng cách đến thăm những tàn tích cổ đại tuyệt đẹp ở Hy Lạp, hoặc tham quan các địa điểm di tích chiến tranh ở Việt Nam, mà không cần rời khỏi lớp học”.
Cô Garg là một trong những giáo viên tiêu biểu của Ấn Độ được lựa chọn tham dự chương trình Nhà giáo dục sáng tạo Microsoft (MIE) tại Paris (Pháp), để chứng minh rằng, việc sử dụng công nghệ trong giáo dục thực sự hữu ích.
Tương tự như vậy, ông Mohammed Fazil sử dụng thực tế ảo để đưa các sinh viên của mình ở Bengaluru (thành phố thủ phủ bang Karnataka, đồng thời là trung tâm của ngành công nghiệp công nghệ cao Ấn Độ) tham gia vào các chuyến đi thực địa ảo.
Các sinh viên khám phá đền Taj Mahal – một trong những kỳ quan của thế giới đương đại mà Ấn Độ tự hào được sở hữu – và các công viên quốc gia, đi thám hiểm dưới nước… trước khi viết về trải nghiệm của mình.
Ông Fezil cũng sử dụng bộ điều khiển Microsoft Kinect để cho học sinh chơi các trò chơi toán học cảm biến chuyển động như Jumpido (chuỗi các trò chơi dành cho Toán học tiểu học, kết hợp chuyển động cơ thể với các bài toán hấp dẫn để học sinh trải nghiệm và thực hiện).
Video đang HOT
Nếu câu chuyện chỉ diễn ra ở New Delhi hay Bengaluru thì không có gì đặc biệt cho lắm. Điều đáng nói là ngay ở những vùng nông thôn (Ấn Độ là một trong những quốc gia có sự tương phản rõ rệt nhất giữa các đô thị với nông thôn), công nghệ trong giáo dục cũng đang tạo ra những tác động trông thấy.
Trong một trường học ở ngôi làng Warud, thuộc khu vực hẻo lánh của bang Maharashtra, anh Amol Bhayur – một giáo viên 31 tuổi – đã không chỉ triển khai phần mềm trợ lý ảo Alexa được phát triển bởi Amazon, mà còn cài đặt thiết bị bên trong một robot tự thiết kế, nhằm khơi gợi trí tò mò và sáng tạo của học sinh.
Được trang bị một hệ thống lưu trữ điện (khu vực này không có điện lưới), một người nộm, một loa thông minh Echo và một điểm truy cập Internet di động (do không có cơ sở hạ tầng Internet không dây), anh Amol đã sẵn sàng để đưa Alexa vào lớp học.
Viết trên blog của mình, anh chia sẻ đã nhận ra rằng công nghệ trợ lý ảo như Alexa có thể là một nhân tố giúp thay đổi “cuộc chơi” đối với giáo dục.
Giải pháp công nghệ cho thế giới
Ông Lloyd Mathias, Giám đốc Công nghệ cao cấp và là cựu Giám đốc Tiếp thị châu Á của đoàn công nghệ HP cho biết, sự xuất hiện của công nghệ đã có tác động sâu sắc đến giáo dục, đặc biệt là ở vùng nông thôn chưa phát triển.
“Nó giúp người học có một sự tham gia tích cực với các tài liệu học tập. Bằng cách sử dụng Internet, học sinh, sinh viên có thể nghiên cứu các vấn đề thực tế, giữ cho việc học của họ hiện đại và phù hợp. Internet hoặc các công cụ phần mềm hỗ trợ có thể giúp người học tạo ra các cộng đồng ảo, kết nối họ trong thời gian thực với các học sinh sinh viên và giáo viên khác”, ông Mathias nói.
Ấn Độ là một trong số ít các quốc gia đầu tiên nhận được tài trợ từ cam kết toàn cầu trị giá 50 triệu đô la của Google.org, để hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận đang xây dựng các giải pháp dựa trên công nghệ, nhằm giải quyết các thách thức trong giáo dục ở các nước đang phát triển.
“Chúng tôi cam kết cho phép và dân chủ hóa truy cập vào giáo dục chất lượng cao, đẳng cấp thế giới cho mọi người. Mục tiêu của chúng tôi là bảo đảm rằng cộng đồng sinh viên của Ấn Độ có thể trang bị cho mình tất cả các công nghệ mới nhất và truyền cảm hứng cho họ, không chỉ xây dựng các sản phẩm để giải quyết nhu cầu của người dùng ở Ấn Độ mà còn cho cả thế giới”, ông Mathias cho biết thêm.
Chương trình MIE, được tạo ra phát hiện những người có tầm nhìn toàn cầu trong lĩnh vực giáo dục sử dụng công nghệ. Qua đó mở đường cho các đồng nghiệp của họ trong việc sử dụng hiệu quả công nghệ giúp học tập tốt hơn và nâng cao kết quả của học sinh. Ấn Độ có một cộng đồng gồm 660 nhà giáo dục tham gia chương trình.
Ông Manish Prakash, Giám đốc Quốc gia – Khu vực công, Chăm sóc sức khỏe và Giáo dục, thuộc Microsoft Ấn Độ cho biết, bằng cách tận dụng sức mạnh của công nghệ, các giáo viên nhiệt huyết này đang áp dụng phương pháp mới để dạy và học, đồng thời củng cố các kỹ năng quan trọng trong giới trẻ ngày nay ở Ấn Độ.
Theo BusinessLine
Xét công nhận giáo viên giỏi: Giảm áp lực nhưng không xuê xoa
Chủ trương chuyển từ thi giáo viên (GV) dạy giỏi sang hình thức xét công nhận GV dạy giỏi đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình của GV và cán bộ quản lý GD các cấp. Mục đích là nhằm giảm áp lực cho GV và tôn vinh những GV giỏi, tâm huyết với nghề.
GV dạy giỏi phải là người có ảnh hưởng tốt, góp phần bồi dưỡng đồng nghiệp
Để giáo viên thực sự được giảm tải
Bộ GD&ĐT đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo thông tư quy định việc xét, công nhận GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi các cơ sở GD mầm non, phổ thông. Với 13 năm công tác, cô N.N - GV Trường Mầm non Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) từng 2 lần được công nhận GV dạy giỏi cấp thành phố. Lần thứ nhất được công nhận theo hình thức xét và lần thứ hai là thông qua hội thi GV dạy giỏi. Cả hai lần đều có những trình tự và quy định rất rõ. Cô N.N cho rằng, dù là hình thức nào cũng nhằm tạo điều kiện để GV thể hiện phẩm chất, được cống hiến với nghề và được tôn vinh vì đã có thành tích trong giảng dạy.
Theo cô N.N, đối với bậc mầm non để đạt được GV dạy giỏi từ cấp trường đến cấp tỉnh, thành phố cần có những điều kiện rõ ràng và khác nhau về cấp bậc. Tuy nhiên, theo dự thảo thông tư thì những điều kiện để công nhận GV dạy giỏi từ cấp trường đến cấp thành phố chưa có sự khác nhau nhiều lắm. Cụ thể, điều kiện GV dạy giỏi cấp trường phải đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ mức khá trở lên. Đến cấp quận/huyện và tỉnh/thành phố cũng vẫn quy định như vậy. Nên chăng, các tiêu chí để đạt GV dạy giỏi ở các cấp này phải cao hơn để tương xứng với danh hiệu GV giỏi cấp quận/huyện hoặc GV giỏi cấp tỉnh/thành phố.
Còn theo cô Phạm Thị Vân Anh - GV Trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), cần chi tiết hơn về tiêu chí xét công nhận GV dạy giỏi. Thậm chí trong hồ sơ minh chứng cần có cả phiếu đánh giá GV được xét công nhận. Điều mà cô Vân Anh băn khoăn là, giảm áp lực cho GV bằng việc dừng những hội thi GV dạy giỏi nhưng nếu chúng ta yêu cầu quá nhiều các chỉ tiêu trong hồ sơ thì không cẩn thận lại chuyển từ áp lực này sang áp lực khác, vì khi đó GV phải mất nhiều thời gian tập hợp các minh chứng để hoàn thiện hồ sơ. Do đó, Ban soạn thảo nên chọn những tiêu chí cót lõi, quan trọng để GV thực sự được giảm tải.
Ở góc nhìn khác, cô Đào Thị Thủy - GV Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), cho rằng: Ở cấp quận/huyện và tỉnh/thành phố thì có thể xét công nhận GV dạy giỏi, nhưng ở cấp trường nên có hội thi. Mục đích là tạo động lực thi đua, phấn đấu cho GV trong trường. Khi tham gia hội thi GV giỏi cấp trường, họ sẽ có cơ hội nhìn lại quy trình dạy học của mình, có cơ hội áp dụng những phương pháp mới vào trong giảng dạy.
Ảnh minh họa
Không làm phức tạp thêm
Đồng tình với chủ trương từ thi GV dạy giỏi sang xét công nhận GV dạy giỏi, ông Nguyễn Văn Đầm - Trưởng phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT Thái Bình) cho rằng, để đạt GV dạy từ cấp quận/huyện trở lên thì bắt buộc GV đó phải được xét ở cấp trường. Theo đó phải có điều kiện: Thầy, cô giáo muốn đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp trường phải có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 3 năm trở lên. Đồng thời phải đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo từ loại khá trở lên.
Theo ông Đầm, không nên thông qua đánh giá nhận xét của phụ huynh nhưng cần lấy ý kiến của HS. "Dù không thi GV dạy giỏi cấp quận/huyện trở lên nhưng ở cấp trường cũng nên có hội giảng nhằm duy trì phong trào thi đua 2 tốt. Do đó, để được công nhận GV giỏi cấp trường phải có bài hội giảng và được đánh giá cao ở hội giảng đó. Tiếp đến, nếu đạt 2 năm GV giỏi cấp trường thì được xét ở cấp quận/huyện. Đồng thời phải có báo cáo chuyên đề cấp huyện để góp phần bồi dưỡng chuyên môn cho GV của địa phương. Tương tự lên đến cấp tỉnh/thành phố, GV phải đạt giỏi 2 năm cấp quận/huyện thì mới đưa vào xét và phải có báo cáo chuyên đề cấp tỉnh. Đây thực chất là sinh hoạt chuyên môn do hội đồng bộ môn tổ chức" - ông Đầm góp ý.
Giỏi ở đây là giỏi nghề, thể hiện gia tăng về chất lượng. Mục đích của ngành GD là giảm áp lực cho GV nhưng vẫn phải tôn vinh những nhà giáo giỏi, tâm huyết, sáng tạo. Những gì phức tạp và gây áp lực không đáng có cho GV sẽ kiên quyết loại bỏ. Tuy nhiên, cắt giảm không có nghĩa là đơn giản đến mức xuê xoa và làm cho xong. Các bước vẫn phải được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch. Tất cả phải vì sự tiến bộ của GV và học trò.
Ông Hoàng Đức Minh
Cũng theo ông Đầm, GV dạy giỏi phải là những người có ảnh hưởng tốt và góp phần vào bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Tức là phải vì sự tiến bộ của đồng nghiệp, chứ không vì bản thân mình. Ngoài ra, niên hạn công nhận GV dạy giỏi nên giới hạn trong 1 năm hoặc tối đa được bảo lưu trong 2 năm. Như vậy mới tạo ra sự phấn đấu của GV và không tạo ra áp lực cho họ.
Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Dù thi hay xét cũng nhằm mục đích tôn vinh các nhà giáo có tay nghề giỏi. Thứ nữa là tạo động lực để nhà giáo phấn đấu trong nghề nghiệp và được cống hiến, lan tỏa đến đồng nghiệp khác.
Về tiêu chí tín nhiệm của phụ huynh, ông Minh cho biết, đây không phải là phụ huynh đánh giá GV mà là lấy ý kiến tín nhiệm. Rõ ràng môi trường GD của chúng ta là: Gia đình, nhà trường và xã hội. Để GV dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi thì họ phải có rất nhiều hoạt động với phụ huynh. Vì thế, với phụ huynh cần có tín nhiệm chứ không phải đánh giá.
"Chúng ta không làm khó và cũng không làm cho tình hình phức tạp thêm. Những gì không hiệu quả thì kiên quyết không làm. Quan điểm là đúng, đủ và tôn vinh được GV theo mục đích trên. Tuyệt đối không để áp lực này thành áp lực khác" - ông Minh nhấn mạnh.
Theo GDTĐ
ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết: Thiếu giáo viên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Giáo dục đã và đang đặt ra yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm, tuy nhiên những năm gần đây, hiện tượng quá tải số lượng học sinh ở một số trường học không còn là chuyện hiếm gặp. Sĩ số học sinh trong lớp tăng ảnh hưởng lớn tới chất lượng giảng dạy, đồng thời đặt ra những thách thức về...