Công nghệ điện tử chiếm 40% chi phí sản xuất một chiếc xe hơi
Ô tô đang dần trở thành một cỗ máy tính treo trên 4 bánh xe làm tăng giá thành của cũng như mức độ lệ thuộc của người lái vào công nghệ trên xe.
Hệ thống đánh lái tự động đã xuất hiện phổ biến trên nhiều dòng xe cao cấp.
Một báo cáo do hãng tư vấn và kiểm toán Deloitte biên soạn mới đây nêu ra nhận định, ngành công nghiệp ô tô đã thay đổi đáng kể trong 15 năm qua về tỷ lệ cơ cấu điện tử – cơ khí và phần chi phí tương ứng để làm ra chúng.
Theo Deloitte, năm 2004 chỉ có 25% ô tô có túi khí và dưới 50% có ghế chỉnh điện, loại trang bị được coi như hợp phần điện tử để điều khiển phần cơ khí trong chiếc xe.
Kể từ đó, số lượng linh kiện điện tử trong xe hơi đã tăng lên đáng kể, một phần do các quy định an toàn trở thành quy chuẩn có tính chất toàn cầu.
Video đang HOT
Công ty kiểm toán nêu thống kê, năm 2004 có chưa đến 20% xe ô tô được trang bị những thứ như phanh ABS, cân bằng điện tử, giám sát áp suất lốp, gương tự động chống chói, cảm biến đỗ xe phía sau…
Đến năm 2017, những trang bị như mô tả ở trên được xem như những tính năng an toàn cơ bản mà xe hơi ở nhóm bình dân cũng buộc phải có.
Hệ thống cảnh báo điểm mù trên gương được dự báo sẽ trở thành trang bị tiêu chuẩn vào năm 2022
Các phương tiện hiện đại ngày nay còn tiêu chuẩn hóa một loạt thiết bị điện tử cao cấp cũng như hệ thống thông tin giải trí ngày càng đa nhiệm, thông tin dữ liệu phục vụ cho người lái xe ngày càng mang tính chất cá thể hóa cao.
Báo cáo của Deloitte chỉ ra, thiết bị điện tử chỉ chiếm 18% tổng chi phí sản xuất của xe vào năm 2000 nhưng con số đó hiện là 40%.
Năm 2030, dự kiến phần công nghệ điện tử và phần mềm hệ điều hành sẽ chiếm 45% giá thành một chiếc xe ô tô.
Không quá ngạc nhiên khi chi phí tăng lên trên những chiếc xe tràn ngập hệ thống điện tử, nhiều màn hình lớn và công nghệ lái xe bán tự động ngày một phổ thông.
Điều nghịch lý là trong khi các nhà sản xuất ô tô có thể đạt được mức độ tự động hóa ngày càng cao, chi phí phần điện tử cũng leo thang và giá xe cũng ngày một tăng tương ứng.
Sử dụng màn hình chạm trên xe hơi rất dễ gây tai nạn
Các hãng xe có khả năng xóa bỏ các tác vụ trên màn hình cảm ứng, được xem là trung tâm điều khiển xe hơi để chuyển sang ra lệnh bằng giọng nói nhằm giúp sự an toàn cho hành khách trong khoang.
Mới đây, hãng Honda đã buộc phải bỏ một số chức năng trên màn hình cảm ứng để chuyển qua các nút bấm vật lý nhằm tránh gây sự xao lãng của tài xế trong quá trình di chuyển.
Theo một nghiên cứu mới đây của Phòng nghiên cứu về giao thông TRL (Anh), các hệ thống thông tin giải trí hay điều khiển các chức năng trên xe hơi được thực hiện bằng màn hình cảm ứng gây mất tập trung cho lái xe hơn cả việc sử dụng điện thoại hay uống rượu bia khi điều khiển xe.
Các nghiên cứu từ Mỹ và châu Âu cũng chỉ ra, sử dụng màn hình cảm ứng trong lúc lái xe khiến tài xế không thể phản ứng kịp các tình huống trên đường. Tài xế mất rất nhiều thời gian để định hình tình huống. Với việc xao lãng như vậy đã dấn đến 93% tai nạn xe hơi tại Mỹ.
"Bạn chỉ cần rời mắt khỏi đường trong vòng 2 giây đã có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ gây ra tai nạn, trong khi đó người lái xe có thể mất đến 20 giây thực hiện các tác vụ đơn giản nhất trên màn hình cảm ứng", TRL cho biết.
Do đó, nhiều hãng xe cho biết, để cải thiện tiêu chuẩn an toàn cho việc lái xe thì việc bổ sung và trang bị hệ thống ra lệnh bằng giọng nói, thay vì thực hiện các động tác chạm trên màn hình để điều khiến các chức năng trên xe là vô cùng cần thiết.
Hệ thống thông tin giải trí nào gây mất tập trung nhất trên xe hơi? Một nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, việc nghịch màn hình cảm ứng khi lái xe có thể ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của bạn khi lái xe. Một nghiên cứu chuyên sâu về các hệ thống tin giải trí đã được thực hiện gần đây tại Anh với 20 phương tiện thông tin giải trí và điều khiển điều hòa...