Công nghệ chưa chắc đã an toàn
San Francisco, một trong những thành phố thân thiện với công nghệ và am hiểu công nghệ nhất trên thế giới, lại trở thành thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm chính quyền sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Lệnh cấm này là một phần của sắc lệnh chống giám sát rộng hơn mà Hội đồng giám sát thành phố đã phê duyệt hôm 14-5. Sắc lệnh không cho phép cảnh sát và các cơ quan chính quyền khác sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Điều này cũng có thể thúc đẩy các chính quyền địa phương khác có hành động tương tự. 8 trong số 11 thành viên của hội đồng đã bỏ phiếu ủng hộ; 1 người bỏ phiếu chống và 2 người vắng mặt. Hệ thống nhận diện khuôn mặt ngày càng được sử dụng ở khắp mọi nơi từ các sở cảnh sát đến các buổi hòa nhạc rock, đến nhà ở, cửa hàng và trường học. Chúng được thiết kế để xác định những người cụ thể từ nguồn cấp dữ liệu video trực tiếp, cảnh quay video được ghi lại hoặc hình ảnh tĩnh.
Tuy nhiên, sắc lệnh nói trên có trường hợp ngoại lệ đối với các cơ sở do liên bang kiểm soát tại sân bay quốc tế San Francisco và cảng San Francisco. Sắc lệnh không ngăn cản các doanh nghiệp hoặc người dân sử dụng công nghệ giám sát hoặc nhận dạng khuôn mặt nói chung – chẳng hạn như trên các camera an ninh. Và cũng không hạn chế cảnh sát sử dụng cảnh quay từ camera để hỗ trợ trong vụ án hình sự.
Các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và các nhóm dân quyền như Liên minh Tự do dân sự Mỹ (ACLU) đặc biệt quan tâm đến tính chính xác và thiên vị trong các hệ thống nhận diện khuôn mặt. Có những lo ngại rằng công nghệ này không hiệu quả trong việc nhận biết chính xác người da màu và phụ nữ.
Video đang HOT
Một số người dân địa phương đã lên tiếng phản đối sắc lệnh vì cho rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt là cần thiết trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng sắc lệnh là cần thiết để đảm bảo quyền công dân và chỉ nên áp dụng công nghệ này khi nó đã ở mức hoàn thiện.
GIA BẢO
Theop SGGP
Hệ thống camera ở TP.HCM nhận dạng mặt người
Đến nay, Trung tâm điều hành chỉ huy đô thị thông minh TP.HCM đã tích hợp hơn 1.000 camera ở các sở ngành, trong đó có nhiều camera có thể phân tích hình ảnh, nhận dạng khuôn mặt.
Phó giám đốc Sở TT-TT Lê Quốc Cường giới thiệu hệ thống camera nhận dạng khuôn mặt - Ảnh: T.Hiếu
Ngày 12.5, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị công bố kết quả triển khai giai đoạn 1 các trung tâm thuộc Đề án "Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 -2020, tầm nhìn đến 2025". Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo đề án; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Trưởng ban Điều hành đề án.
Tự động nhận diện, báo về trung tâm
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông (TT-TT) Dương Anh Đức cho biết qua hơn một năm thực hiện đề án trên, TP đã triển khai và đạt một số kết quả nhất định như xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư cho đề án...
Camera trên đường Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Ngọc Dương
Đáng chú ý, Phó giám đốc Sở TT-TT Lê Quốc Cường cho hay đến nay Trung tâm điều hành chỉ huy đô thị thông minh đã tích hợp hơn 1.000 camera ở các sở ngành. Trong số camera này có nhiều camera chất lượng, được thiết kế nhiều lớp ở tầm cao, thấp và trung bình, có thể giúp quan sát được mọi sự cố ở các tình huống khác nhau. "Khi có một sự cố nào đó về giao thông, an ninh trật tự thì hình ảnh camera này được hệ thống phân tích và tự động báo về trung tâm điều hành để người trực xem xét, xử lý, phân tích hình ảnh, nhận dạng khuôn mặt", ông Cường nói.
Theo ông Cường, khi muốn giám sát một người, sau khi hệ thống camera được thiết lập, chỉ cần người đó xuất hiện ở một hệ thống camera nào đó thì hệ thống tự nhận diện và báo về trung tâm điều hành. Các tính năng phát hiện đám đông, tụ tập, nhận dạng phương tiện, hành vi bạo lực, an ninh trật tự... cũng được thiết lập như vậy. Có nghĩa là sau khi được "huấn luyện", mỗi khi ghi nhận hình ảnh trùng khớp với "huấn luyện", camera sẽ tự động chuyển hướng để ghi nhận và gửi thông tin cho trung tâm.
Lưu ý những khu vực quan trọng
Theo ông Cường, Sở TT-TT thiết kế app (ứng dụng) trên ĐTDĐ. Lãnh đạo TP nếu cài app này trên điện thoại thì có thể nhận thông tin, xem từng camera từ trung tâm điều hành để điều phối và có phương án ứng phó. Hệ thống camera này được phục vụ cho trung tâm điều hành và trong tình huống cần thiết có thể chuyển thành trung tâm chỉ huy tình huống khẩn cấp vì đã sẵn sàng kết nối với trung tâm chỉ huy camera của công an.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong sau khi nghe báo cáo tỏ ý không hài lòng khi một sở ngành và các tổng công ty nhà nước ở TP chưa hợp tác, không chịu chia sẻ xây dựng kho dữ liệu dùng chung để phục vụ đề án xây dựng đô thị thông minh. Ông Phong yêu cầu sau hội nghị này từng sở ngành, đơn vị phải ký cam kết hoàn thành và phân công cụ thể người thực hiện đề án. Bên cạnh đó, Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết sắp tới UBND TP sẽ yêu cầu các trường mầm non nhà nước phải kết nối vào hệ thống camera của TP. Việc làm này để theo dõi mọi hoạt động ở các trường mầm non, khi có sự cố có thể trích xuất hình ảnh để làm rõ. Tuy nhiên, việc kết nối này muốn thành công thì hệ thống camera của trường phải đồng bộ. Với các trường mầm non tư thục, ông Tuyến cho biết sẽ vận động việc kết nối vào hệ thống camera của TP.
Liên quan đến hệ thống camera, Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân lưu ý cần xác định những vị trí quan trọng, nhạy cảm để lắp đặt camera, khi cần bật lên là thấy ngay. Camera lắp đặt tại những địa điểm này phải có chức năng nhận dạng được mặt người để đảm bảo tính an toàn của TP. Ngoài ra, cần phân quyền truy cập để lãnh đạo TP, sở ngành có thể truy cập khi cần xử lý.
Theo thanh niên
IPhone tiếp theo có thể cho phép mở khóa bằng cách chạm màn hình Nhà sản xuất iPhone đã được cấp bằng sáng chế cho phương pháp Touch ID mới cho phép người dùng đặt ngón tay ở bất cứ đâu trên màn hình của thiết bị để mở khóa. (Nguồn: Getty Images) Apple mới có thêm một số ý tưởng mới về cách mở khóa điện thoại iPhone. Nhà sản xuất iPhone đã được cấp bằng...