Công nghệ chống ngầm với Sonar trên tàu Raytheon thế hệ thứ 5
Theo DefenceTalk, Raytheon đã được trao một hợp đồng phụ từ Tập đoàn Khoa học Ứng dụng Quốc tế (SAIC), nhằm cung cấp hệ thống Sonar gắn trên thân tàu dải tần trung bình thế hệ thứ 5 của Raytheon.
Đây là một phần trong chương trình của Cơ quan dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) nhằm chế tạo tàu không người lái để phát hiện và theo dõi tàu ngầm đối phương trong tác chiến chống ngầm (ACTUV).
Theo Hải quân Mỹ, trên thế giới hiện có 43 quốc gia đang duy trì hoạt động của hơn 600 tàu ngầm. Với việc gia tăng ổn định các tàu dưới mặt nước làm cho việc theo dõi chúng trở nên thực sự là một thách thức. Hệ thống Sonar dạng mô-đun có thể mở rộng của Raytheon (MSSS hay MS3), sẽ được tích hợp vào nguyên mẫu tàu của SAIC như Sonar tìm kiếm và phát hiện chủ yếu.
DARPA mô phỏng ý tưởng về hệ thống Sonar mới của Raytheon
Video đang HOT
Hệ thống này được thiết kế để cung cấp khả năng tìm kiếm, phát hiện, lọc thụ động các mối đe dọa, định vị và theo dõi mà không cần sự can thiệp của con người.
MS3 cho phép tác chiến chống ngầm (ASW) và tác chiến dưới mặt nước với khả năng như tìm kiếm chủ động và thụ động, phát hiện ngư lôi và cảnh báo, và né tránh những đối tượng kích thước nhỏ.
Dữ liệu từ nhiều Sonar được đưa đến khối chỉ huy và điều khiển một trung tâm, để cung cấp hình ảnh hoạt động thông thường như là một phần của nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm. Bằng cách tích hợp hàng loạt khả năng trong một hệ thống Sonar đơn, Raytheon đưa ra một giải pháp hợp lý để giải quyết những thách thức then chốt của hải quân.
“Trong lịch sử, các Sonar có người điều khiển là trung tâm cho các nhiệm vụ tác chiến chống ngầm. Tuy nhiên, với số lượng các tàu ngầm đi qua các đại dương trên thế giới ngày càng tăng làm cho mô hình này không còn phù hợp”, ông Joe Biondi, Phó Chủ tịch về công nghệ tiên tiến cho mảng kinh doanh các hệ thống quốc phòng tích hợp của Raytheon, cho biết.
“Bằng cách tận dụng những thành tựu của Raytheon trong phát triển Sonar dưới đáy biển, MS3 có thể được cấu hình nhằm cung cấp các khả năng cần thiết cho tác chiến chống tàu ngầm trong một môi trường độc lập”.
Theo ANTD
Trung Quốc đào tạo nữ thợ lặn nghiên cứu đáy biển
Trung tâm nghiên cứu đáy biển quốc gia Trung Quốc vừa quyết định đào tạo thêm các thợ lặn nữ để nghiên cứu đáy biển. Theo Liu Feng, giám đốc trung tâm, thì phụ nữ có độ nhạy cảm chính xác hơn và sẽ giúp ích rất nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu đáy biển.
Theo các báo cáo trong nước, năm 2013, Trung Quốc lên kế hoạch sẽ tăng số tàu lặn có người lái để thám hiểm đại dương. Chính vì thế trung tâm đã quyết định đào tạo thêm các nhà nghiên cứu mới. Cho đến nay việc nghiên cứu đáy biển chỉ có hai nhà khoa học từ Trung Quốc thực hiện. Năm ngoái, họ đã thử nghiệm một tàu lặn thám hiểm tại khu vực đáy Mariana dưới độ sâu 7.015 m.
Hiện tại trung tâm nghiên cứu đại dương của Trung Quốc đang phát triển chương trình và các tiêu chuẩn để lựa chọn các nhà nghiên cứu theo yêu cầu. Đối với nữ giới, các yêu cầu sẽ nhẹ nhàng hơn nam giới. Các tiêu chuẩn trước đây đối với việc nghiên cứu đáy biển chỉ cho phép nam giới trên 35 tuổi với trình độ kỹ thuật cao thực hiện.
Theo ANTD
Trung Quốc săn tàu ngầm "Amur" nhằm đối phó với Nhật Cuối tháng 12/2012, Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với Moscow mua 4 tàu ngầm lớp "Amur" kiểu 1650. Thế nhưng, Trung Quốc hiện đã sở hữu khoảng 80 tàu ngầm thông thường và đang nỗ lực phát triển các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo cỡ lớn. Vậy họ mua loại tàu ngầm cỡ nhỏ này để làm gì?...