Công nghệ chip Nhật Bản: Hào quang lụi tàn nhường chỗ cho nỗi ám ảnh bị bỏ lại phía sau
Kế hoạch bơm tiền của Mỹ đang khiến đồng minh thân cận ở châu Á cảm thấy lo ngại cho số phận ngành công nghiệp bán dẫn từng thống trị thế giới của mình.
Thực tế phũ phàng
Theo Bộ Công nghiệp Nhật Bản, sau “3 thập kỷ mất mát”, thị phần sản xuất chip của Nhật Bản đã giảm từ một nửa xuống còn 1/10. Khách hàng của họ rơi vào tay những đối thủ với giá thành rẻ hơn. Ngoài ra, việc đánh mất vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất tiên tiến tiếp tục khiến ngành công nghiệp này sa sút.
Chưa dừng ở đó, những gì còn lại của Nhật Bản cũng đang bị đe dọa. Trung Quốc và Mỹ, 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang mâu thuẫn với nhau về mọi mặt, từ an ninh tới khoa học, công nghệ và kinh tế. Ngành công nghiệp chip là một trong số đó.
Khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng lên, nó trở thành khởi đầu cho một loạt các mâu thuẫn khác, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Không chỉ đưa nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vào diện trừng phạt, Mỹ còn tìm mọi cách để ngăn cản các công ty bán dẫn Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không ngồi im chịu trói. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng đổ nhiều tiền của nhằm mục đích tự chủ trong lĩnh vực chip. Đáp trả, Mỹ cũng đầu tư mạnh cho lĩnh vực này nhằm duy trì sự kiểm soát đối với ngành công nghiệp then chốt.
Cùng với đó, Nhật Bản sớm nhận ra ảnh hưởng của cuộc đua Mỹ – Trung đối với ngành công nghiệp bán dẫn của mình.
Video đang HOT
“Chúng ta không thể tiếp tục những gì chúng ta đang làm. Chúng ta phải làm điều gì đó ở một cấp độ hoàn toàn khác”, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với các thành viên đảng LDP cầm quyền hồi tháng 5 trong cuộc họp đầu tiên của đảng này về vấn đề đưa đất nước Nhật Bản vươn lên vị thế hàng đầu trong nền kinh tế số.
Trong tài liệu mà Bộ Kinh tế thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) công bố, nỗi sợ hãi bị bỏ lại phía sau của Nhật Bản trong trật tự thế giới công nghệ mới được mô tả bằng việc nắm giữ 0% thị phần chip toàn cầu vào năm 2030. Cùng với đó là sự lo ngại cho tương lai các công ty bán dẫn hàng đầu của nước này, vốn cung cấp các mặt hàng như tấm silicon, màng hóa chất và máy móc chuyên dụng ngành chip.
Ông Kazumi Nishikawa, Giám đốc bộ phận CNTT tại METI, nói rằng: “Những thay đổi có thể không đến ngay lập tức nhưng nó có thể xảy ra trong tương lai xa”.
Cuộc chiến công nghệ
Hiện tại, không doanh nghiệp lớn nào trong ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản công bố ý định chuyển sang Mỹ dù nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tung ra nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng xác định những việc phải làm để giữ chân những doanh nghiệp này ở quê nhà.
Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cần các xưởng đúc chip mua nguyên vật liệu từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước đồng thời đảm bảo nguồn cung chip ổn định cho các công ty sản xuất thiết bị điện tử và ô tô của nước này.
Lo ngại về các động thái của Trung Quốc đối với đảo Đài Loan, TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, đã thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển gần Tokyo. Doanh nghiệp này cũng đang xem xét xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở Nhật Bản. Tuy nhiên, liên doanh lớn nhất của TSMC ở thời điểm hiện tại chính là nhà máy trị giá 12 tỷ USD mà công ty đang xây dựng ở Arizona, Mỹ.
Trong nỗ lực nhằm theo kịp cuộc đua công nghệ, Chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga đã phê duyệt thành lập một nhóm chiến lược nhằm đảm bảo chip của Nhật Bản đủ khả năng cạnh tranh trong những công nghệ vốn được coi là chìa khóa tăng trưởng kinh tế của tương lai, bao gồm trí tuệ nhân tạo, 5G và xe tự lái.
Một trong những sáng kiến được đưa ra là biến Nhật Bản thành trung tâm dữ liệu châu Á. Những trung tâm như vậy tạo ra nhu cầu lớn về chip, khiến các nhà máy sản xuất được kéo về xây dựng gần đó.
Cuộc chiến bơm tiền
Tuy nhiên, thành công của những chính sách này phụ thuộc nhiều vào tiền. Đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản đã phân bổ 4,5 tỷ USD để củng cố chuỗi cung ứng công nghệ nhằm giúp các công ty đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chip và các thành phần khác trong thời kỳ đại dịch Covid-19 hoành hành. Đồng thời, Nhật Bản cũng thúc đẩy chuyển đổi sang 5G.
Dẫu vậy, số tiền của Nhật Bản chỉ bằng một phần nhỏ trong kế hoạch chi tiêu mà các nước khác đề xuất cho cuộc chiến này. Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ thông tin và Điện tử Nhật Bản cho biết: “Với mức hỗ trợ hiện tại, thật khó khăn cho ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản và chúng tôi muốn Chính phủ đưa ra các ưu đãi có thể so sánh được với những nước khác”.
Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật trị giá 190 tỷ USD nhằm hỗ trợ công nghệ mới, bao gồm 54 tỷ USD cho mảng chip. Liên minh châu Âu cũng có kế hoạch chi 159 tỷ USD để nuôi dưỡng nền kinh tế số của riêng họ.
Tuy nhiên, để cân bằng mức chi tiêu này, Nhật Bản sẽ phải dành ra một số tiền lớn mà đất nước này dự định chi tiêu cho y tế và phúc lợi xã hội.
“Với tình hình tài chính của Nhật Bản, sẽ khó so sánh được với Mỹ, EU và Trung Quốc”, cựu Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Akira Amari cho biết. Ông Amari hiện cũng đang là lãnh đạo nhóm “Đưa Nhật Bản trở lại vị trí số 1″ của đảng LDP cầm quyền.
Là những quốc gia sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, tại sao Đức và Nhật lại không vội vàng phát triển ô tô điện thông minh
Có ba lý do khiến hai cường quốc ô tô này buộc phải bỏ lỡ làn sóng phát triển xe điện của tương lai.
Đầu tiên là thời tiết ở Đức và Nhật Bản. Cả hai quốc gia này đều có mùa đông rất lạnh và khắc nghiệt. Và không chỉ vậy, chúng còn kéo dài, khiến hầu hết thời gian trong năm ở hai quốc gia này không quá ấm áp. Và xe điện, với công nghệ pin hiện nay, sẽ có thời lượng sử dụng ngắn và rất tốn năng lượng để hoạt động vào mùa đông. Điều này khiến cho Đức và Nhật Bản không có thị trường địa phương. Và khi không có thị trường địa phương, họ cũng không cần phải gấp rút nghĩ tới việc chế tạo chúng.
Thứ hai là kỷ nguyên thông minh của ô tô hiện đại phụ thuộc mạnh mẽ vào ngành công nghiệp Internet, thứ vô cùng mờ nhạt ở cả Nhật Bản và Đức. Không phải mạng Internet, khái niệm này nói về chuỗi công nghiệp Internet hoàn chỉnh, mô hình hiện tại trên thế giới đang là cuộc tranh giành quyền bá chủ giữa Trung Quốc và Mỹ. Ô tô điện thông minh không giống như ngành sản xuất xe hơi truyền thống, nó phụ thuộc quá nhiều vào một loạt công nghệ mới như pin, quản lý điện năng, AI... Vì thế, quá trình đúng đắn nhất chính là trao quyền cho chuỗi công nghiệp Internet để sản xuất ô tô thông minh.
Nguyên nhân thứ ba là do tại Đức và Nhật Bản, các phương tiện sử dụng nhiên liệu truyền thống bị dư thừa. Rất khó để thuyết phục khách hàng cũ mua một chiếc xe sử dụng công nghệ hoàn toàn mới với giá cao, trong khi họ vẫn có thể sử dụng chiếc ô tô cũ có thể vận hành thêm cả chục năm nữa. Ô tô điện cần một thị trường trẻ tiềm năng sẵn sàng với những thử thách mới.
Tổng hợp các lý do trên, theo các chuyên gia, hiện nay chỉ có Trung Quốc và Mỹ là có cơ hội cạnh tranh cho tương lai của ô tô điện thông minh.
Nhật Bản ra đời kính đo tông màu da khi mua mỹ phẩm online Trước kính đo tông màu da, hãng thời trang trực tuyến Nhật Bản đã xuất xưởng 1,4 triệu thiết bị Zozomat, dùng để đo cỡ chân khi mua giày, hay Zozosuit, bộ đồ đo cơ thể khi mua quần áo. Zozo, hãng bán lẻ thời trang trực tuyến của Nhật Bản vừa ra mắt thiết bị có khả năng đo tông màu da...