Công nghệ cao và liên kết chuỗi – chiến lược cho xuất nhập khẩu thời gian tới
Bộ Công Thương đang xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2021-2030.
Theo các chuyên gia, yếu tố công nghệ và liên kết chuỗi đóng vai trò quan trọng để thực hiện được mục tiêu này.
Đầu tư cho ông nghệ cao và liên kết chuỗi là chiến lược cần thiết cho xuất nhập khẩu thời gian tới. Ảnh: TTXVN.
Dấu ấn 10 năm, từ nhập siêu sang xuất siêu
Nói tới kết quả đạt được trong xuất nhập khẩu hàng hoá trong 10 năm, thời kỳ 2011 – 2020, nổi bật hơn cả là màn xoay chuyển ngoạn mục cán cân thương mại từ nhập siêu triền miên sang xuất siêu liên tục.
TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: “Tính từ năm 1986 đến năm 2011, Việt Nam là quốc gia nhập siêu kinh niên. Thậm chí, giai đoạn 2007 – 2011, nhập siêu của Việt Nam đều vượt 10 tỷ USD/năm. Đáng chú ý, năm 2008 Việt Nam nhập siêu kỷ lục tới gần 20 tỷ USD. Sau đó, Việt Nam đã chuyển sang xuất siêu liên tục từ năm 2012 (trừ năm 2015). Đặc biệt, xuất siêu của Việt Nam năm sau tăng cao hơn năm trước, vượt xa mục tiêu Chiến lược đề ra là tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và phấn đấu xuất siêu từ năm 2021″.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh thêm, trong bối cảnh khá khó khăn với những “cú sốc” lớn từ bên ngoài và cả khó khăn nội tại, xuất nhập khẩu 10 năm qua vẫn đạt kết quả cao là điều rất đáng ghi nhận, xuất khẩu nhiều nhóm hàng hoá của Việt Nam thậm chí đã thuộc “top” hàng đầu thế giới như: Gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản, dệt may, da giày…
Nhìn lại toàn cảnh quá trình thực hiện Chiến lược, Bộ Công Thương thông tin, kết quả thu về vượt nhiều mục tiêu đặt ra, điển hình như chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, giảm nhập siêu. Mục tiêu tổng quát đề ra trong Chiến lược là: “Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng”. Trên thực tế thực hiện, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 282.655 triệu USD, tăng 3,9 lần so với năm 2010 (72.236 triệu USD). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đầu người tăng nhanh, từ 822 USD năm 2010 lên 2.891 USD năm 2020 (tăng 3,5 lần so với năm 2010). Cán cân thương mại đã chuyển hẳn sang trạng thái thặng dư từ năm 2016, với mức xuất siêu 19,9 tỷ USD năm 2020.
Tuy nhiên, chuyên gia Lê Quốc Phương phân tích: Thành tích xuất khẩu đạt được mới về mặt số lượng, còn chất lượng tăng trưởng vẫn thấp. Hiện nay, giá trị gia tăng xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn nhiều nước khu vực ASEAN như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines. Bên cạnh đó, cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng hầu hết sản phẩm đều là gia công, lắp ráp. Do đó, lợi ích Việt Nam được hưởng từ xuất khẩu không bao nhiêu.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, thành tích xuất khẩu của Việt Nam ấn tượng nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tỷ trọng doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu năm 2010 là 54%, đến năm 2020 là 72% và 9 tháng năm 2021 con số này là 74%. Đồng thời, tỷ trọng của doanh nghiệp Việt đã giảm từ 46% năm 2010 xuống 28% năm 2020.
“Năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt còn thấp. Đây là tồn tại lớn nhất, là gốc rễ của vấn đề. Vấn đề này đã được cải thiện trong 10 năm qua nhưng còn xa mới đạt được yêu cầu, kỳ vọng”, ông Lê Quốc Phương nhấn mạnh.
Đầu tư công nghệ, xây dựng chuỗi cung ứng
Bộ Công Thương đang xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2021-2030. Dự thảo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2021-2030 đặt ra mục tiêu cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021 – 2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026 – 2030; hướng đến cán cân thương mại với các đối tác lành mạnh, hợp lý, từ đó bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng, trong Dự thảo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2021 – 2030 đặt ra mục tiêu cân bằng cán cân thương mại bền vững là rất cần thiết. Nếu phát huy được tác dụng của các Hiệp định thương mại (FTA), nhập được nhiều công nghệ nguồn từ Nhật Bản, EU, đặc biệt là vai trò của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngày càng được khẳng định; đồng thời thực hiện chủ trương tiếp nhận đầu tư nước ngoài có chọn lọc, xuất khẩu không thiên về số lượng mà tập trung hàng giá trị cao thì mới đảm bảo duy trì cán cân thương mại.
Về mặt hàng xuất khẩu, Dự thảo Chiến lược xuất nhập khẩu 10 năm tới nêu rõ, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu từ mức 85,1% năm 2020 lên khoảng mức 90 – 92% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030; giảm tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu hàng xuất khẩu xuống còn 3 – 5% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030.
Video đang HOT
Theo ông Phạm Tất Thắng, đây là mục tiêu đúng đắn, việc giảm tỷ trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam vốn là một nước mạnh về xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản không có gì đáng lo. Đó là bởi, các mặt hàng nông sản, thực phẩm nếu chế biến sâu sẽ giúp hàng hoá nâng cao giá trị. Hiện nay, nông sản của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô, có thể chuyển đổi chế biến sâu để thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, EU là điều cần thiết.
Để đạt được các mục tiêu đề gia, chuyên gia này cho rằng Nhà nước cần có chính sách, môi trường để tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững, tiến tới cân bằng cán cân thương mại. Trong khâu này, điểm quan trọng là tháo gỡ các thủ tục gây khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư công nghệ cao và liên kết để tạo chuỗi giá trị, trong đó phải hình thành doanh nghiệp đóng vai trò “ nhạc trưởng” trong xuất nhập khẩu. Một yếu tố quan trọng nữa trong thời gian tới là cần tiếp nhận các dự án FDI một cách có chọn lọc nhằm nâng cao thực chất năng lực cạnh tranh, sản xuất hàng hoá.
Xuất khẩu ngày 19-21/6: Hai mặt hàng cán mốc 20 tỷ USD, thép Việt đi EU tăng gấp 5 lần, gạo ST24 xuất khẩu tăng 'phi mã'
Nửa đầu tháng 6, xuất nhập khẩu đạt gần 290 tỷ USD, nhập siêu gần 2 tỷ USD; thép Việt Nam đi EU tăng gấp 5 lần; điện thoại và máy vi tính cùng cán mốc 20 tỷ USDlà những tin chính trong bản tin xuất khẩu ngày 19-21/6.
Xuất khẩu gạo thơm ST24 và ST25 ghi nhận đà tăng trưởng đột phá trong 4 tháng đầu năm. (Nguồn: Vinanet)
Xuất nhập khẩu đạt gần 290 tỷ USD, nhập siêu gần 2 tỷ USD
Số liệu sơ bộ được Tổng cục Hải quan ghi nhận, nửa đầu tháng 6 (từ ngày 1-15/6), kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 12,3 tỷ USD, giảm gần 2 tỷ USD so với nửa cuối tháng 5 trước đó (cuối tháng 5 đạt 14,28 tỷ USD).
Nửa đầu tháng 6, cả nước có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, nhưng kim ngạch giảm nhóm so với nửa cuối tháng 5/2021 (nhóm hàng giày dép). Đồng thời, kim ngạch các nhóm hàng chủ lực đều giảm như: điện thoại và linh kiện đạt hơn 1,96 tỷ USD, giảm khoản 50 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,06 tỷ USD, giảm mạnh khoảng 800 triệu USD; máy móc thiết bị đạt 1,1 tỷ USD, giảm khoảng 260 triệu USD.
Trong 4 nhóm hàng "tỷ đô" chỉ dệt may tăng trưởng nhẹ hơn 10 triệu USD, đạt 1,452 tỷ USD.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/6, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 143,36 tỷ USD vẫn tăng mạnh 29,67% so với cùng kỳ 2020.
Ở chiều nhập khẩu, nửa đầu tháng 6 đạt 13,65 tỷ USD, giảm gần 800 triệu USD so với nửa cuối tháng 5/2020.
Hai nhóm hàng nhập khẩu "tỷ đô" trong 15 ngày đầu tháng này là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,73 tỷ USD, giảm hơn 150 triệu USD so với nửa cuối tháng 5. Trong khi máy móc thiết bị đạt gần 2,1 tỷ USD, tăng nhẹ hơn 10 triệu USD.
Từ đầu năm đến 15/6, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 145,32 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế từ đầu năm đến 15/6, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 288,68 tỷ USD và nước ta nhập siêu 1,96 tỷ USD.
Thép Việt Nam đi EU tăng gấp 5 lần
Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, 5 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu 4,91 triệu tấn sắt thép, trị giá 3,557 tỷ USD, tăng 62,2% về lượng và tăng 113,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhưng, đối chiếu với số liệu mà Tổng cục Hải quan đưa ra, xuất khẩu sắt thép còn tăng mạnh hơn, riêng trong tháng 5/2021, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 980.000 tấn, với trị giá là 833 triệu USD, giảm 4% về lượng và tăng 8,2% về trị giá so với tháng trước.
Trong 5 tháng/2021, cả nước xuất khẩu 4,88 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt 3,61 tỷ USD; tăng mạnh 61,6% về lượng và 117% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
EU, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia và Mexico là 5 thị trường lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng sắt thép của Việt Nam với tốc độ tăng cao đột biến.
Cụ thể: lượng xuất khẩu sắt thép Trung Quốc: 1,1 triệu tấn, tăng gấp 2 lần; sang EU là 713.000 tấn, tăng gấp 5 lần; Mexico: 293.000, tăng 2,5 lần. Trong khi đó, xuất khẩu sang Malaysia chỉ tăng nhẹ 12,8% đạt 322.000 tấn; xuất khẩu sang Campuchia giảm 1,5% đạt 584.000 tấn.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu mặt hàng này cũng chung đà tăng mạnh, với hơn 6 triệu tấn, trị giá 4,64 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 37,9% về trị giá so với cùng kỳ. Riêng nhập khẩu sản phẩm từ thép cũng tăng 28,5%, trị giá 2,037 tỷ USD.
Điện thoại và máy vi tính cùng cán mốc 20 tỷ USD
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 6, kim ngạch xuất khẩu điện thoại đạt 1,06 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15/6 đạt 22,818 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất, chiếm 15,9% tổng kim ngạch của cả nước.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này là Trung Quốc, Mỹ, EU.
Cập nhật theo thị trường hết tháng 5, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 4,84 tỷ USD, tăng 50,5%; sang Mỹ đạt 3,71 tỷ USD, tăng 9,3%; Liên minh châu Âu (EU) đạt 3,52 tỷ USD, giảm 11,4%...
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục bám đuổi sát nhóm hàng điện thoại.
Nửa đầu tháng 6, nhóm hàng này đạt kim ngạch 1,965 tỷ USD để nâng tổng kim ngạch từ đầu năm đến 15/6 lên gàn 21,69 tỷ USD tăng 25% so với cùng kỳ 2020, chiếm 15,13% tổng kim ngạch cả nước.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Mỹ với kim ngạch đạt 4,88 tỷ USD (cập nhật 5 tháng đầu năm), tăng 40,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến là Trung Quốc đạt 4,03 tỷ USD, giảm 6,2%; EU đạt 2,84 tỷ USD, tăng 42,7%; Hàn Quốc đạt 1,66 tỷ USD, tăng 56,4%...
Xuất khẩu gạo ST24 tăng "phi mã" hơn 500%
Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), tính đến hết tháng 4, chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chuyển biến tích cực với lượng gạo thơm xuất khẩu đạt hơn 682 nghìn tấn, tăng hơn 11% so cùng kỳ năm 2020.
Các thị trường tiêu thụ chính là Gana (26%), Philippines (24%), Bờ Biển Ngà (17,5%)...
Đặc biệt, xuất khẩu gạo thơm ST24 và ST25 ghi nhận đà tăng trưởng đột phá trong 4 tháng đầu năm. Xuất khẩu gạo ST24 đạt gần 13 nghìn tấn, tăng 513% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó 11 nghìn tấn (87%) được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu gạo ST25 cũng tăng rất mạnh lên mức 2,3 nghìn tấn trong 4 tháng đầu so với chỉ 5 tấn của cùng kỳ năm ngoái và đồng thời tăng gấp đôi so với con số 1,2 nghìn tấn của cả năm 2020.
Trong đó, 98% lượng gạo ST25 (hơn 2,2 nghìn tấn) đã được xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Việc gạo Việt Nam liên tục có mặt trong top đầu tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới những năm gần đây (gạo ST25 của Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019 và giải nhì năm 2020) đã thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu gạo tại Mỹ.
Tuy nhiên, để cạnh tranh với các loại gạo thơm của Thái Lan và Ấn Độ tại Mỹ, bên cạnh đảm bảo chất lượng và sản lượng, việc xây dựng một thương hiệu mạnh ngay từ đầu cũng là vấn đề quan trọng.
Cá tra sang EU chưa thoát khỏi mức âm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), tính đến nửa đầu tháng 5, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt hơn 39 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Hà Lan giảm gần 22%, Tây Ban Nha giảm 33%, Đức giảm 51% và Bỉ giảm 38%. Như vậy, 3 năm trở lại đây, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU vẫn chưa thể thoát khỏi mức tăng trưởng âm ảm đạm.
Theo nguồn tin từ một số nhà nhập khẩu lớn của EU, năm 2020, thị trường thủy sản EU bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Covid-19, các biện pháp giãn cách ở Italy, Pháp, Đức... tác động không nhỏ tới lưu thông vận chuyển hàng hóa nội khối và ngoại khối.
Đầu năm 2021, thị trường bán lẻ EU tăng mạnh, tăng 30% so với năm trước. Tuy nhiên ngành dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, khách sạn... vẫn tăng trưởng chậm.
Dù giá bán cá tra ở EU vẫn ổn định, các nhà nhập khẩu theo phương thức FOB dè dặt mua hàng do chi phí vận chuyển đường biển cao. Tháng 3, giá cá tra philê cao cấp chưa qua xử lý tại TP. Hồ Chí Minh dao động 2,2 - 3,3 USD/kg.
Theo VASEP, phần lớn sản phẩm cá tra xuất khẩu sang EU là sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh. Trong đó, Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp cá tra Việt Nam, đây cũng vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm cá tra giá trị gia tăng lớn.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm sau sang thị trường Hà Lan: Cá tra phi lê đông lạnh, phi lê cá tra organic đông lạnh, cá tra cắt khoanh đông lạnh, cá tra nguyên con đông lạnh, cá tra phi lê xiên que đông lạnh...
Bất chấp dịch COVID-19, xuất khẩu sang Indonesia vẫn tăng mạnh Được đánh giá là thị trường xuất khẩu hàng hoá hàng đầu của Việt Nam trong khối ASEAN, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia luôn tăng trưởng mạnh ngay cả trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Không chỉ trong hoạt động thương mại mà ngay cả lĩnh vực đầu tư của thị trường này cũng có nhiều...