Công nghệ an toàn trên ôtô có thể khiến tài xế phân tâm
Nhiều hệ thống nhằm giúp lái xe an toàn và dễ dàng hơn nhưng lại đặt các tài xế vào sự nguy hiểm, theo nghiên cứu mới đây ở Mỹ.
Công nghệ điều khiển hành trình chủ động và hỗ trợ giữ làn có thể “ru ngủ” các tài xế, gây lơ là cảnh giác và dẫn tới nguy cơ va chạm, theo kết quả nghiên cứu của AAA Foundation for Traffic Safety (AAA Foundation).
Khi được sử dụng đúng cách, những công nghệ này có thể giúp mọi người an toàn hơn. Nhưng nhiều tài xế đặt quá nhiều niềm tin vào hệ thống.
Kết quả cũng nhấn mạnh những thách thức về an toàn mà ngành công nghiệp ôtô phải đối mặt khi tiếp tục quá trình dịch chuyển chậm rãi từ loại xe truyền thống sang tự lái. Bằng chứng ngày càng tăng cho thấy, các tài xế thường không sử dụng đúng cách, hoặc không hiểu hết về các hệ thống tự động.
“Chúng tôi đang tìm cách nhắc lại với các tài xế, rằng những hệ thống này đơn thuần hỗ trợ và có vai trò duy trì sự cảnh giác và chú ý”, Bill Horrey, người đứng đầu AAA Foundation và là quản lý dự án nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
Công nghệ hỗ trợ giữ làn trên một mẫu xe hơi, cảnh báo tài xế khi xe bắt đầu có dấu hiệu chuyển khỏi làn đang chạy. Hệ thống được thiết kế giúp lái xe an toàn hơn, nhưng có thể khiến một số tài xế phân tâm do quá tin tưởng vào công nghệ. Ảnh: Auto Service World
Hệ thống điều khiển hành trình chủ động giúp giữ khoảng cách an toàn giữa các xe trên cao tốc bằng cách tự động tăng hoặc giảm tốc độ mà không cần sự can thiệp của tài xế. Công nghệ hỗ trợ giữ làn giúp tài xế lái xe đúng làn đường bằng cách điều chỉnh nhẹ nhàng các bánh khi xe bắt đầu chuyển hướng. Nhưng cả hai hệ thống vẫn đòi hỏi tài xế phải tập trung hoàn toàn và đặt cả hai tay trên vô-lăng.
Nghiên cứu đưa ra kết luận, rằng hai hệ thống trên làm tăng gần gấp đôi số tài xế bị phân tâm khi sử dụng so với những tài xế không sử dụng các công nghệ này. Nguyên nhân có thể do không quen với công nghệ khiến các lái xe bị mất tập trung khi sử dụng.
Các nhà nghiên cứu thực hiện khảo sát trên nhiều dòng xe, gồm Tesla Model S, Acura MDX, Ford Fusion, Honda Accord, Jeep Cherokee và Hyundai Sonata. Nghiên cứu không có ý chỉ ra rằng các hệ thống không phải vốn dĩ gây nguy hiểm. Nhưng nêu đề xuất rằng ngành công nghiệp ôtô phải làm tốt hơn việc giúp các tài xế hiểu rõ hạn chế của những hệ thống như đã nêu, những thứ vốn không có khả năng đưa ra những quyết định phức tạp trên đường – điều mà dòng xe tự lái hứa hẹn có thể thực hiện, Horrey nhận xét.
Các nhà nghiên cứu ở Việt Công nghệ giao thông vận tải Virginia (VTTI), đơn vị hợp tác với AAA, từng chỉ ra những thói quen lái xe hiện nay. VTTI cũng đồng ý với một nghiên cứu năm 2017 của AAA, rằng các hệ thống màn hình cảm ứng trên nhiều mẫu xe mới ngày nay gây quá nhiều sự phân tâm, dẫn tới nguy cơ va chạm.
Nghiên cứu này thử nghiệm 30 hệ thống thông tin giải trí trên xe hơi, và tìm ra rằng tất cả đều gây xao lãng ở những mức độ khác nhau. Độ phân tâm là “rất cao” đối với 12 hệ thống, “cao” ở 11 hệ thống và “trung bình” đối với bảy trong số này.
Top 12 hệ thống gây xao lãng gồm Audi Q7, Chrysler 300C, Dodge Durango GT, Ford Mustang GT, GMC Yukon SLT, Honda Civic Touring, Honda Ridgeline RTL-E, Mazda3 Touring, Nissan Armada SV, Subaru Crosstrek Premium, Tesla Model S và Volvo XC60 T5 Inscription.
Theo USA Today
Công nghệ AI giúp cảnh báo buồn ngủ khi lái xe
Camera gắn trên vô-lăng theo dõi vị trí, mức độ chớp của mí mắt để phát hiện, cảnh báo buồn ngủ cho tài xế.
Tập đoàn công nghệ Đức, Bosch vừa phát triển một công cụ hỗ trợ người lái với trí thông minh nhân tạo (AI). Bosch sử dụng một camera tích hợp vào vô-lăng để ghi lại các hành vi của tài xế. Khi phát hiện họ ngoái đầu về phía hành khách hoặc hàng ghế sau, hệ thống cảnh báo bằng âm thanh.
Mô phỏng quá trình hoạt động của công nghệ hỗ trợ tài xế do Bosch phát triển. Ảnh: Bosch
Công nghệ của hãng Đức có thể nhận biết vị trí mí mắt và mức độ chớp để xác định tài xế mỏi mệt hoặc đang buồn ngủ hay không. Ngoài âm thanh cảnh báo, hệ thống này có thể tự động giảm tốc độ của xe theo mức cho phép trên đường đi. Hoặc hãng xe cài đặt tốc độ trong những trường hợp khẩn cấp, nhiệm vụ của hệ thống là thực thi. Đây là một phần trong tiêu chuẩn đánh giá an toàn Euro NCAP với ôtô mới có thể áp dụng bắt đầu từ 2025 tại châu Âu.
Theo hãng sản xuất, hệ thống AI thu thập hành vi của tài xế và chỉ giới hạn riêng mẫu xe đó, không được lưu trữ, chuyển cho một bên thứ ba. Ở kỷ nguyên xe tự hành trong tương lai, đây là công cụ hiệu quả để giữ cho tài xế sự tập trung khi họ muốn tự cầm vô-lăng điều khiển. Hệ thống cũng giúp phát hiện, phát cảnh báo cho phụ hyunh khi họ rời đi nhưng bỏ quên trẻ em trong xe.
Nghiên cứu của Bosch cho biết ở dải tốc độ 50 km/h, khi tài xế nhìn vào điện thoại khoảng ba giây, quãng đường xe đi được là 42 m. Cứ 10 tai nạn xảy ra thì một trong số đó do tài xế phân tâm hoặc buồn ngủ.
Tai nạn gây ra bởi sự xao nhãng của tài xế khi lái xe xảy ra hàng năm trên khắp thế giới. Sử dụng điện thoại, nói chuyện với hành khách trong xe hay buồn ngủ là những nguyên nhân khiến tài xế không kịp xử lý trong những tình huống "trở nên bất ngờ".
Theo Slash Gear
Honda City, sedan hạng B cho đô thị Bộ phụ kiện Modulo nhấn mạnh vẻ thể thao độc đáo của Honda City trong phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam. Honda City là một trong những mẫu sedan mang chất thể thao nhiều nhất trong phân khúc. Không chỉ ở vẻ ngoài với bộ bodykit Modulo, chất thể thao của xe được thể hiện trong nội thất, cảm giác lái...